Nhiệm vụ của giáo dục học sinh trong giai đoạn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường tại trường trung học cơ sở tân minh, thường tín, hà nội​ (Trang 25 - 28)

1.3.2.1. Những phẩm chất cơ bản của con người Việt Nam thế kỷ XXI

Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì có tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Từ cuộc sống thực của nhân dân, cuộc đời thực của con người xã hội Việt Nam, từ sự từng trải sâu sắc và tu dưỡng của chính mình, từ niềm tin lớn lao vào khát vọng và sức vươn tới cái chân, thiện, mỹ của con người, Bác Hồ đã dày công vun đắp các phẩm chất của con người Việt Nam, cho mọi người, mọi đối tượng, trong mọi lĩnh vực hoạt động và sinh sống của con người, trong mọi phạm vi và trong các quan hệ phong phú, phức tạp và tinh tế của con người.

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được bắt nguồn từ truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, đồng thời kế thừa tư tưởng đạo đức phương Đông, những tinh hoa đạo đức của nhân loại, là kết quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của đất nước, là sự kế thừa và phát triển giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh những phẩm chất đạo đức được nêu ra là phù hợp với từng đối tượng nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ nhất định. Từ đó, Người khái quát thành những phẩm chất cơ bản của con người Việt Nam, những chẩn mực chung của nền đạo đức cách mạng Việt Nam. Đó là:

- Trung với nước, hiếu với dân

Đây là phẩm chất đạo đức bao trùm, quan trọng nhất của con người Việt Nam. “Trung với nước” là trung thành với sự nghiệp dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước của nhân dân. Nước ở đây là nước của dân, còn dân là người làm chủ, chủ nhân của đất nước, “bao nhiêu quyền hạn đều là của dân”, “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”. “Hiếu với dân”, không phải là chỉ dừng lại ở chỗ thương dân mà là gần dân, gắn bó với dân, kính trọng và học tập dân, dựa hẳn vào dân, lấy dân làm gốc.

- Yêu thương con người: là một trong những phẩm chất đạo đức đẹp đẽ và cao cả nhất mà Hồ Chí Minh yêu cầu và khẳng định đối với người Việt Nam và chính Bác đã chứng minh tuyệt vời phẩm chất đó bằng cả cuộc đời của người.

Yêu thương con người gắn liền với niềm tin tuyệt đối vào khả năng tự giải phóng của con người vào năng lực vươn lên tự hoàn thiện mình theo lý tưởng chân, thiện, mỹ.

- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư: phẩm chất này gắn với hoạt động thực tiễn, được thể hiện cụ thể, hang ngày của mỗi con người, là cái nhìn thấy được của đạo đức, không thể che giấu, gắn chặt giữa nới và làm,

suy nghĩ và hành động,… Bác Hồ cho rằng, bốn đức tính cần, kiệm, liêm, chính là những phẩm giá cơ bản, tốt đẹp nhất để làm người, làm cán bộ, đảng viên. Người nói:

Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Thiếu một mùa không thành trời.

Thiếu một phương không thành đất. Thiếu một đức không thành người.

(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5 tr. 631)

Chí công vô tư: theo Người, khi làm bất cứ việc gì đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì nên đi sau. Phải “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.

- Tinh thần quốc tế trong sáng: đó là yêu cầu và phẩm chất đạo đức mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nhằm vào mối quan hệ rộng lớn, vượt ra ngoài quốc gia, xây dựng tình đoàn kết, hợp tác quốc tế.

1.3.2.2. Nhiệm vụ của trường THCS.

Để đạt được mục tiêu giáo dục THCS là Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp thì trường THCS thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS và cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục.

- Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật. - Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường; quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công. - Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.

- Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước.

- Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội. - Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường tại trường trung học cơ sở tân minh, thường tín, hà nội​ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)