Chỉ đạo hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường tại trường trung học cơ sở tân minh, thường tín, hà nội​ (Trang 54 - 55)

Sau khi kế hoạch đã được lập, cơ cấu bộ máy đã hình thành, nhân sự đã sẵn sàng thì công việc tiếp theo là sự chỉ đạo, lãnh đạo, dẫn dắt, liên kết công việc để đưa kế hoạch đi đến hiện thực.

Thay mặt Hiệu trưởng, GVCN tác động bằng nghệ thuật, khoa học để duy trì kỷ luật, kỷ cương của công tác giáo dục học sinh bảo bệ môi trường trong nhà trường, hướng dẫn, thuyết phục, khích lệ những người làm công tác giáo dục phát huy cao nhất tiềm năng, năng lực của họ hướng tới thực hiện mục tiêu của công tác giáo dục học sinh.

Trong công tác giáo dục học sinh, giáo viên chủ nhiệm có vai trò: duy trì kỷ luật, kỷ cương nhằm làm ổn định quá trình giáo dụ; hướng dẫn, thuyết phục, khích lệ những người làm công tác giáo dục phát huy cao nhất tiềm năng và năng lực của họ để phát triển công tác giáo dục học sinh trong việc bảo vệ môi trường; phối hợp, liên kết các hoạt động riêng lẻ thành hoạt động chung của các lực lượng giáo dục để xây dựng tinh thần đoàn kết trong việc phối hợp các lực lượng.

Việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương là nhân tố không thể thiếu nhằm duy trì sự ổn định của quá trình phối hợp. Để thực hiện công việc này nhà quản lý phải sử dụng các công cụ chính sách, pháp luật, nội quy, quy chế,… Việc thực

thi pháp luật, chính sách, nội quy, quy chế đòi hỏi chủ thể quản lý phải tiến hành thường xuyên, nghiêm túc và theo quy trình khoa học chặt chẽ.

Để khơi dậy động cơ thúc đẩy các lực lượng giáo dục, phát huy cao nhất tiềm năng và năng lực của họ thì việc chỉ đạo cần thực hiện:

- Hướng dẫn người thực hiện nhận thức sứ mệnh của công tác giáo dục học sinh bảo vệ môi trường, quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia vào công tác giáo dục, nhận thức về yêu cầu của công việc mà họ sẽ đảm nhận.

- Cung cấp những điều kiện cần thiết đảm bảo cho việc thực hiện quyết định quản lý.

- Xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách phù hợp: bố trí, sắp xếp, sử dụng, đánh giá; đào tạo và phát triển nhân lực, tiền lương, tiền công, tiền thưởng,…

- Tổ chức động viên, khen thưởng kịp thời đối với từng tổ chức, các nhân có những đóng góp tích cực trong hoạt động phối hợp và đạt hiệu quả giáo dục cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường tại trường trung học cơ sở tân minh, thường tín, hà nội​ (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)