Lập kế hoạch phối hợp các lực lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường tại trường trung học cơ sở tân minh, thường tín, hà nội​ (Trang 51 - 52)

Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong việc giáo dục học sinh bảo vệ môi trường là để tạo ra sự thống nhất về quan điểm giáo dục, thống nhất về nội dung, biện pháp giáo dục học sinh nhằm làm cho quá trình giáo dục ọc bảo vệ môi trường đạt kết quả cao trong sự đồng thuận của các lực lượng giáo dục, giúp cho học sinh trở thành những công dân tốt, có ích cho xã hội. Kế hoạch sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục là công việc cần thiết và quan trọng cần phải thực hiện của nhà trường với gia đình, xã hội trong công tác giáo dục học sinh.

Kế hoạch hóa sự phối hợp các lực lượng giáo dục giúp cho quá trình phối hợp giữa các lực lượng đó được thục hiện một cách thuận lợi, nhịp nhàng, thường xuyên, chặt chẽ và đem lại hiệu quả cao hơn.

Nhà trường trong đó GVCN có vai trò chủ đạo trong quá trình phối hợp, giáo viên chủ nhiệm là nơi lập kế hoạch, thay mặt Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo các hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

- Thống nhất giữa các lực lượng giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội về mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh.

- Thống nhất quan điểm, nội dung, biện pháp, hình thức giáo dục cho học sinh ở trong trường, trong gia đình và ngoài xã hội cho mỗi cán bộ quản lý giáo dục, các đoàn thể trong nhà trường, phụ huynh của sinh viên và các cán bộ quản lý xã hội.

- Nhà trường theo định kỳ hoặc thường xuyên thông báo cho gia đình sinh viên và các lực lượng giáo dục khác về kết quả học tập và rèn luyện của học sinh thông qua điện thoại, email, sổ liên lạc điện tử,…

- Nhà trường giúp cho gia đình học sinh và các cán bộ quản lý xã hội hiểu rõ những nhiệm vụ, chức năng, phương pháp của giáo dục bảo vệ môi trường trong gia đình và giáo dục ngoài xã hội, tạo điều kiện để gia đình, các cán bộ quản lý giáo dục xã hội nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình từ đó chủ động phối hợp với nhà trường để giáo dục học sinh.

- Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về ý nghĩa, vai trò quan trọng của sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và các lực lượng giáo duc ngoài xã hội trong công tác giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.

- Huy động, khai thác nguồn lực vật chất phục vụ cho hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục.

- Nhà trường tổ chức thực hiện mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình và ngoài xã hội trong công tác giáo dục học sinh.

- Thực hiện kiểm tra, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm về sự phối hợp các lực lượng giáo dục.

Tuy nhiên, việc lập kế hoạch cho sự phối hợp các lực lượng giáo dục cần phải phù hợp với từng điều kiện nhà trường với đặc điểm của từng địa phương và tùy vào mức độ nhận thức của các thành viên tham gia phối hợp trong công tác giáo dục học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường tại trường trung học cơ sở tân minh, thường tín, hà nội​ (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)