Nhận thức về hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường tại trường trung học cơ sở tân minh, thường tín, hà nội​ (Trang 68 - 101)

- Cách x lý kết quả

+ Kết quả khảo sát được tổng hợp thành các bảng, kết quả được tính tỷ lệ phần trăm các ý kiến đánh giá.

+ Với các kết quả thống kê có được tác giả đưa ra những phân tích, đánh giá về thực trạng phối hợp và quản lý việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.

2.2.3. Hình thức khảo sát

Để thực hiện mục tiêu đánh giá thực trạng của đề tài, tác giả đã tiến hành thực hiện điều tra thực trạng bằng các phiếu hỏi đối với 126 cán bộ quản lý giáo dục, các giáo viên, cán bộ quản lý xã hội ở địa phương và cha mẹ học sinh của nhà trường.

2.2.4. Đối tượng khảo sát

Trong đề tài này, đối tượng khảo sát là trường THCS Tân Minh, xã Tân Minh, huyện Thường Tín, TP Hà Nội gồm các đối tượng cụ thể sau:

a. Cán bộ quản lý giáo dục (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng): 03 người. b. Lực lượng quản lý xã hội (Đại diện chính quyền đại phương, Cựu chiến binh, phụ nữ, đoàn thanh niên,…): 09 người.

c. Cán bộ giáo viên: 42 người. d. Phụ huynh: 72 người.

2.3. Thực trạng hoạt động phối hợp các lực lƣợng giáo dục học sinh bảo vệ môi trƣờng ở trƣờng THCS Tân Minh – Thƣờng Tín vệ môi trƣờng ở trƣờng THCS Tân Minh – Thƣờng Tín

2.3.1. Nhận thức về hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục trong giáo dục học sinh bảo vệ môi trường dục học sinh bảo vệ môi trường

dục cũng như vai trò, trách nhiệm của các lực lượng giáo dục trong sự phối hợp giáo dục học sinh bảo vệ môi trường là rất quan trọng, đặc biệt với người làm công tác quản lý. Nếu cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, phụ huynh, cán bộ quản lý xã hội đều có nhận thức đầy đủ về vấn đề này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của việc phối hợp.

Kết quả điều tra về nhận thức của 126 người về tầm quan trọng của sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.

Bảng 2.1. Nhận thức của người khảo sát về tầm quan trọng của hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường

STT Mức độ nhận thức Ý kiến đánh giá

Số lượng Tỷ lệ %

1 Rất quan trọng 102 81%

2 Quan trọng 19 15%

3 Không quan trọng 5 4%

Dựa vào bảng kết quả khảo sát ta thấy, đại đa số ý kiến (81%) cho rằng sự phối hợp các lực lượng giáo dục ở đây là gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục học sinh bảo vệ môi trường là rất quan trọng; 15% ý kiến cho rằng quan trọng và chỉ có 4% ý kiến cho rằng sự phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục học sinh bảo vệ môi trường là không cần thiết. Điều này có thể lý giải được do một bộ phận nhỏ trong đối tượng khảo sát có trình độ văn hóa thấp, không nhận thấy được vai trò quan trọng của việc phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.

Để có thể khảo sát được nhận thức về việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục học sinh bảo vệ môi trường, kết quả còn được

phản ánh rõ hơn trong khảo sát nhận thức của 126 đối tượng khảo sát khi hỏi về vai trò của người thực hiện việc phối hợp giáo dục học sinh bảo vệ môi trường tại bảng sau:

Bảng 2.2. Nhận thức của đối tượng khảo sát về vai trò của người thực hiện việc phối hợp giáo dục học sinh bảo vệ môi trường

STT Nội dung Ý kiến đánh giá

Số lượng Tỷ lệ %

1 Nhà trường 15 12%

2 Gia đình 6 5%

3 Xã hội 4 3%

4 Cả nhà trường, gia đình và xã hội 101 80%

Tổng cộng 126 100%

Qua kết quả bảng 2.2 cho thấy nhận thức của các đối tượng khảo sát về vai trò của người thực hiện sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục là chưa đầy đủ. Đặc biệt trong đó về vai trò chủ đạo của nhà trường trong sự phối hợp với gia đình và xã hội. Có 12% nhận thức của đối tượng khảo sát cho rằng nhà trường có vai trò chủ đạo trong việc phối hợp này; có 5% số đối tượng được khảo sát cho rằng gia đình có nhiệm vụ phối hợp với nhà trường và xã hội; chỉ có 3% ý kiến cho rằng xã hội có nhiệm vụ phối hợp với với nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.

Qua đây ta thấy rằng về phía nhà trường vẫn có những cán bộ, giảng viên chưa nhận thấy rõ vai trò chủ đạo của mình trong việc phối hợp với gia đình nên việc đầu tư thời gian cũng như các điều kiện khác của nhà trường cho việc phối hợp với gia đình chưa nhiều, thiếu sự tích cực, làm hạn chế hiệu quả phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Về phía gia đình và đặc biệt về xã hội cũng chưa thấy hết vai trò chủ động, tích cực của mình trong việc phối hợp với nhà trường để giáo dục học sinh. Vì vậy giữa nhà

trường, gia đình và xã hội đùn đẩy cho nhau về trách nhiệm chủ động phối hợp mỗi khi nhắc đến việc phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.

80% ý kiến được hỏi cho rằng nhiệm vụ phối hợp các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục học sinh là trách nhiệm chung của cả nhà trường, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, cũng cần hiểu rằng trong điều kiện kinh tế xã hội như hiện nay và từ thực tiễn giáo dục, những chủ thể giáo dục (phụ huynh, các thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ quản lý xã hội) có thể nhận ra ý nghĩa của việc tổ chức phối hợp trong công tác giáo dục học sinh. Đồng thời cũng thấy được giáo dục học sinh bảo vệ môi trường là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, bởi đó là một nguyên lý trong giáo dục của Việt Nam. Song, để việc phối hợp đó thật sự mang lại hiệu quả lại là một bài toán khó. Đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra: trong việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội cũng như trong từng mối quan hệ đó vai trò của các chủ thể được thể hiện như thế nào? Với công việc cụ thể gì? Điều đó nhắc nhở chúng ta vẫn phải tiếp tục tuyên truyền, giáo dục để mọi người cùng nắm được ý nghĩa thiết thực cũng như mục tiêu của việc phối hợp và quản lý việc phối hợp trong công tác giáo dục học sinh bảo vệ môi trường, nắm được nội dung, hình thức phối hợp cụ thể để từ đó có ý thức tự giác, tích cực chủ động trong quá trình phối hợp tùy theo vị trí của mình và linh động công việc trong từng hoàn cảnh cụ thể khi thực hiện phối hợp giáo dục học sinh.

2.3.2. Thực trạng mục tiêu hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường tại trường THCS Tân Minh – Thường Tín

Công tác phối hợp giữ nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh bảo vệ môi trường nhằm phát huy những ưu thế, mặt mạnh đồng thời giảm thiểu những hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục học sinh bảo vệ môi trường, giúp các em có điều kiện phát triển toàn diện. Để đánh giá thực trạng phối hợp thực hiện mục tiêu giáo dục, tác giả đã tiến hành khảo sát

nhận thức của 126 đối tượng gồm: phụ huynh, cán bộ giáo viên, cán bộ quản lý và cán bộ quản lý xã hội về mục tiêu của việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục học sinh bảo vệ môi trường. Kết quả đạt được thể hiện tại bảng 2.3 như sau:

Bảng 2.3. Mục tiêu của hoạt động phối hợp các lực lƣợng giáo dục học

sinh bảo vệ môi trƣờng.

STT Nội dung sự phối hợp

Ý kiến đánh giá Đồng ý Không đồng ý Số lượng % Số lượng % 1 Để tạo sức mạnh tổng hợp, thống nhất và liên

tục trong quá trình giáo dục học sinh 39 31 87 69 2 Nhằm tạo môi trường giáo dục lành mạnh, an

toàn cho học sinh 37 29 89 71

3 Để hạn chế những tác động tiêu cực tới quá

trình phát triển nhân cách của học sinh 25 20 101 80 4 Để phát huy tiềm năng của xã hội trong giáo

dục học sinh bảo vệ môi trường 27 21 99 79 5 Để nâng cao sự quản lý của nhà trường trong

giáo dục học sinh bảo vệ môi trường 33 26 93 74 6

Để phát huy ưu thế của giáo dục gia đình và giáo dục ngoài xã hội trong việc giáo dục học sinh bảo vệ môi trường

37 29 89 71

7 Nhà trường tranh thủ sự đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, các nguồn tài trợ của một số tổ chức, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm trong xã hội

78 62 48 38

8 Để nâng cao trách nhiệm của gia đình và xã

hội đối với giáo dục 29 23 97 77

9 Để công tác giáo dục môi trường phù hợp với

Dựa vào kết quả bảng 2.3 ta thấy rằng: một bộ phận không nhỏ các đối tượng khảo sát chưa nhận thức rõ vai trò, mục tiêu của sự phối hợp, như: có tới 62% số ý kiến cho rằng sự phối hợp là để nhà trường tranh thủ sự đóng góp xây dựng cơ sở vật chất của một số các doanh nghiệp và các nhà tài trợ trong xã hội. Qua bảng 2.3 ta cũng thấy số lượng nhỏ các đối tượng được hỏi có nhận thức đúng bản chất sâu sắc mục tiêu của việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục học sinh bảo vệ môi trường, cụ thể: 31% số ý kiến cho rằng mục tiêu của sự phối hợp để tạo sức mạnh tổng hợp, thống nhất và liên tục trong công tác giáo dục học sinh bảo vệ môi trường; 21% số ý kiến cho rằng để phát huy tiềm năng của xã hội; 20% số ý kiến cho rằng mục tiêu của sự phối hợp là để hạn chế những tác động tiêu cực tới quá trình phát triển nhân cách của học sinh; 29% số ý kiến cho rằng để tạo môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn; 29% số ý kiến cho rằng để phát huy ưu thế của giáo dục gia đình và giáo dục ngoài xã hội trong giáo dục sinh bảo vệ môi trường; …

Như vậy, kết quả điều tra chứng tỏ những hiểu biết về giáo dục gia đình và giáo dục xã hội của các đối tượng điều tra nói riêng và của quần chúng xã hội nói chung còn khá hạn chế. Đây là một vấn đề đáng lo ngại, bởi muốn việc phối hợp đạt hiệu quả cao, yêu cầu người tham gia phối hợp nhất là những người làm công tác quản lý giáo dục, những người cán bộ, giáo viên đóng vai trò chủ đạo trong việc phối hợp. Họ phải có sự hiểu biết đúng đắn về mục tiêu, ý nghĩa của sự phối hợp, có như vậy hoạt động của họ mới được định hướng rõ ràng, mới được tiến hành một cách triển vọng, sáng tạo và đem lại hiệu quả như mong muốn. Một thực tế cho thấy, nếu họ quá lạc quan về giáo dục gia đình và xã hội thì sẽ không có những biện pháp giúp đỡ phụ huynh và các bộ quản lý xã hội khắc phục những khó khăn. Ngược lại, nếu họ quá bi quan về giáo dục gia đình và giáo dục xã hội thì không phát huy được tính chủ động sáng tạo của gia đình và xã hội trong công tác giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.

Kết quả điều tra này cũng cho ta thấy một bộ phận không nhỏ phụ huynh, cán bộ quản lí xã hội và cả cán bộ giáo viên chưa nhận thức đúng và đầy đủ các mục tiêu của việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục học sinh bảo vệ môi trường. Mặc dù họ đã nhận thấy tầm quan trọng, cần thiết phải có việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục học sinh, song cụ thể mục tiêu của việc phối hợp vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội để giáo dục học sinh bảo vệ môi trường chưa chặt chẽ và đạt hiệu quả chưa cao.

2.3.3. Thực trạng nội dung hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường tại trường THCS Tân Minh – Thường Tín

Khi tiến hành nghiên cứu thực trạng về nội dung phối hợp các lực lượng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường, tác giả đã tiến hành điều tra các đối tượng bao gồm: phụ huynh, cán bộ giáo viên và cán bộ quản lí dựa trên một số nội dung sau:

2.3.3.1. Nội dung phối hợp giữa nhà trường với gia đình học sinh

Trên cơ sở đánh giá về thực trạng thực hiện nội dung phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong công tác giáo dục học sinh bảo vệ môi trường thông qua kết quả điều tra thu được ở bảng 2.4 như sau:

Bảng 2.4. Nội dung hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình

STT Nội dung Ý kiến Đồng ý Không đồng ý Số lượng % Số lượng %

1 Thường xuyên thông báo tình hình của học

sinh về việc thực hiện bảo vệ môi trường 99 78,6 27 24,4 2 Trao đổi về ưu, nhược điểm của học sinh ở

STT Nội dung Ý kiến Đồng ý Không đồng ý Số lượng % lượng Số %

3 Trao đổi về kết quả thực hiện của học sinh ở

trường và ở gia đình 95 75,4 31 24,6 4

Xây dựng thống nhất mục tiêu, nội dung, biện pháp, hình thức giáo dục học sinh bảo vệ môi trường

57 45,2 69 54,8

5 Thông báo chủ chương, kế hoạch công tác

bảo vệ môi trường của nhà trường 107 84,9 19 15,1 6 Trao đổi về các mối quan hệ của học sinh ở

trường và ở nhà trong việc bảo vệ môi trường 41 32,5 85 67,5 7 Nhà trường bồi dưỡng về kiến thức bảo vệ

môi trường cho phụ huynh học sinh 28 22,2 98 77,8 8 Quản lý, giáo dục học sinh bảo vệ môi trường

trong cộng đồng 31 24,6 95 75,4

9 Thiết lập tiêu chuẩn hoàn thành nhiệm vụ để

khen thưởng học sinh 48 38,1 78 61,9

Kết quả điều tra cho thấy:

Những nội dung được khảo sát các đối tượng quan tâm nhiều hơn là: thông báo tình hình của học sinh chiếm 78,6% ý kiến trả lời; thông báo chủ chương, kế hoạch công tác bảo vệ môi trường của nhà trường chiếm 84,9% ý kiến trả lời; Trao đổi về ưu, nhược điểm của học sinh ở trường và ở nhà chiếm 48,4% số ý kiến trả lời; Trao đổi về kết quả thực hiện của học sinh ở trường và ở gia đình chiếm 75,4% số ý kiến trả lời.

Những nội dung phối hợp chưa được những đối tượng khảo sát chú ý đúng mức. Cụ thể: Xây dựng thống nhất mục tiêu, nội dung, biện pháp, hình thức giáo dục học sinh bảo vệ môi trường đạt 45,2% số ý kiến trả lời; Trao đổi về các mối quan hệ của học sinh ở trường và ở nhà trong việc bảo vệ môi

trường 32,5% số ý kiến trả lời; nhà trường bồi dưỡng về kiến thức bảo vệ môi trường cho phụ huynh học sinh đạt 22,2% số ý kiến trả lời; Quản lý, giáo dục học sinh bảo vệ môi trường trong cộng đồng đạt 35,7% số ý kiến trả lời; quản lý, giáo dục sinh viên trong cộng đồng đạt 25,4% số ý kiến trả lời; Thiết lập tiêu chuẩn hoàn thành nhiệm vụ để khen thưởng học sinh đạt 38,1% số ý kiến trả lời.

Tại bảng 2.4 nội dung phối hợp nhà trường bồi dưỡng về kiến thức bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường tại trường trung học cơ sở tân minh, thường tín, hà nội​ (Trang 68 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)