Các điều kiện của hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường tại trường trung học cơ sở tân minh, thường tín, hà nội​ (Trang 43 - 47)

1.4.5.1. Điều kiện về con người

Các lực lượng giáo dục: nhà trường – gia đình – xã hội luôn được coi là “tam giác” giáo dục quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của người học. Tầm quan trọng của mỗi lực lượng cũng như mối quan hệ giữa chúng trong giáo dục học sinh ai cũng hiểu nhưng vẫn có khoảng cách giữa nói và làm.

Trong thực tế, sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục học sinh bảo vệ môi trường phải chăng chỉ có tính bề nổi, còn rất nhiều hạn chế mà chúng ta nhìn thấy, từ nhận thức về việc phối hợp, cách thức phối hợp, nội dung phối hợp,… và đặc biệt là biện pháp trong phối hợp giáo dục chưa được tiến hành thường xuyên và đồng bộ. Thực tiễn giáo dục cho thấy nhận thức về sự phối hợp các lực lượng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường còn chưa thực sự đúng.

Nhiều gia đình quá bận rộn không có thời gian để trò chuyện với con; quá nuông chiều, thỏa mãn mọi nhu cầu của con và cho rằng thế là đã quan tâm, chăm sóc chúng một cách đầy đủ; quá kỳ vọng để buộc con phải đạt được những mục tiêu vượt xa khả năng của chúng, đặc biệt là trong học tập, trong việc dạy dỗ con em mình thì một số gia đình còn xem nhà trường là môi trường giáo dục duy nhất cho trẻ, còn mang nặng suy nghĩ “trăm sự nhờ thầy cô”… có lẽ đó là do tình trạng phổ biến trong những gia đình hiện nay.

Không ít cha mẹ khi được thông báo về tình hình của con mới giật mình bởi mọi chuyện đã đi qua xa tầm kiểm soát của gia đình, vì vậy khi trẻ hư thì đổ lỗi cho nhà trường là “thầy cô dạy không nghiên khắc”,… hoặc đổ lỗi cho xã hội “xã hội quá nhiều tiêu cực, quá nhiều cạm bẫy làm con tôi hư”…

Về phía nhà trường cũng luôn quan tâm đến chất lượng giáo dục, cũng nhận thức rõ nhiệm vụ của mình là phải chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục. Nhưng không ai phủ nhận một thực tế là lâu nay trong một số nhà trường việc thực hiện phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục trong giáo dục học sinh bảo vệ môi trường hầu như được “giao thẳng”, “khoán trắng” cho nhà trường. Đó cũng là nguyên nhân để giáo viên, nhà trường không đủ thời gian để nắm bắt tới thói quen, biểu hiện, đặc điểm và tính cách của học sinh.

Bên cạnh đó thì sự đơn điệu trong nội dung, cách thức phối hợp thì “chểnh mảng” của một số cán bộ quản lý trong nhà trường chưa sát xao trong việc thường xuyên giám sát, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện phối hợp cũng góp phần làm ảnh hưởng đến sự phối hợp và quản lý việc phối hợp các lực lượng trong giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, những đặc điểm tâm lý lứa tuổi và sự thay đổi cách sống, sự thay đổi sinh lý của học sinh và sinh hoạt cũng ảnh hưởng nhất định đến sự phối hợp và hiệu quả quản lý việc phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.

Ở lứa tuổi thiếu niên niên có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Là thời kỳ chuẩn bị hành trang bước vào giai đoạn mới của cuộc sống. Ở lứa tuổi này các em đang muốn khẳng định bản thân, làm theo ý muốn và sở thích và đang dần phát huy được tính độc lập của mỗi cá nhân vì vậy rất cần đến sự đối xử tế nhị, sự định hướng và sự động viên từ phía cán bộ, giáo viên trong nhà trường, sự động viên gần gũi từ phía gia đình và sự định hướng lành mạnh của xã hội.

Sự phát triển tâm lý của học sinh cũng chịu ảnh hưởng của thời kỳ phát triển kinh tế xã hội. Cái ảnh hưởng quyết định nhất đối với sự phát triển tâm lý của các em chính là những mối quan hệ xung quanh đặc biệt là những mối quan hệ giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với người lớn để tạo thành thói quen, lối mòn trong sự phát triển của các em. Vì vậy trong quá trình phối hợp các lực lượng giáo dục phải luôn quan tâm, chú ý đến sự phát triển tâm sinh lý của các em, kết hợp hài hòa giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục ngoài xã hội, tránh tình trạng các em tự do thái quá, học đòi lẫn nhau hoặc người lớn áp đặt đối với các em, gây phản tác dụng trong quá trình phối hợp giáo dục học sinh.

1.4.5.2. Điều kiện ngoại cảnh

Giáo dục có mối quan hệ chặt chẽ với đời sống xã hội. trong quá trình hội nhập quốc tế, nước ta đứng trước những thách thức vô cùng gay gắt – sự phát triển của các cuộc cách mạng công nghệ hiện đại và sự hình thành nền kinh tế tri thức, xã hội thông tin, xu thế toàn cầu hóa gia tăng, … đã đem đến những yếu tố tích cực cho sự phát triển giáo dục, nhưng đồng thời mặt tiêu cực của cơ chế thị trường cũng từng bước gia tăng và đang ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giáo dục trong nhà trường. Để hạn chế những tiêu cực đó đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các lực lượng giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục toàn diện đối với học sinh trong đó có cả công tác giáo dục môi trường. Người trực tiếp quản lý sự phối hợp các lực lượng giáo dục là hiệu trưởng nhà trường. Hoạt động quản lý đó được xây dựng và chỉ đạo thực hiện dựa trên hệ thống quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục học sinh, nhằm hình thành và phát triển nhân cách học sinh một cách toàn diện nhất.

Tuy nhiên điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương, nhà trường và gia đình cũng có những ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp tới việc quản lý việc phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục cho học sinh bảo vệ môi trường xung quanh.

Điều kiện kinh tế cung cấp nguồn lục tài chính, cơ sở vật chất và một phần trang thiết bị dạy học cho các nhà trường cũng góp phần ảnh hưởng tới công tác giáo dục học sinh của mỗi nhà trường.

Như vậy, nền tảng kinh tế đã góp phần xây dựng cảnh quan sư phạm của nhà trường, góp phần quan trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục cho học sinh đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, nền tảng kinh tế của địa phương và gia đình vững chắc sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể giáo dục có nhiều thời gian và tâm sức dành cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Khi nền tảng kinh tế gia đình vững chắc, cha mẹ sẽ dành nhiều thời gian quan tâm tới sự học tập và tu dưỡng đạo đức cuả con, có điều kiện trang bị cho con những điều kiện học tập tốt nhất. Mối quan hệ này dẫn đến sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường một cách tự nhiên không gò bó tạo hiệu qua cao trong công tác giáo dục học sinh.

Bên cạnh đó, chính điều kiện kinh tế tạo cơ sở xây dựng chính sách cho người tham gia công tác giáo dục bảo vệ môi trường cũng được quan tâm, chú ý. Thực tế, khi tham gia phối hợp các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục học sinh bảo vệ môi trường, những tổ chức xã hội ít phát huy được những tác dụng, hầu như chỉ mang tính hình thức. Các cán bộ quản lý phụ trách công tác phối hợp giáo dục giữa nhà trường – gia đình – xã hội chưa có điều kiện hoạt động, phát huy hết năng lực, trách nhiệm của mình.

Mặt khác, nếu ở địa phượng có quan hệ sản xuất lành mạnh, lực lượng sản xuất giàu tiềm năng, nghề phụ phát triển tốt thì đó là môi trường định hướng nghề nghiệp, công việc cho học sinh trong lúc học tập tạo nền tảng vững chắc và sự vũng vàng cho học sinh sau này; tránh những ảnh hưởng không tốt có thể tác động đến học sinh.

Một môi trường xã hội ổn định, nền tảng văn hóa xã hội lành mạnh là điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục học sinh trong công tác bảo vệ môi trường.

Thực tế cho thấy các phong trào văn hóa xã hội, các hoạt động ngoại khóa, các công tác xã hội tích cực khi tổ chức sẽ lôi cuốn học sinh tham gia một cách tự nhiên, thông qua các phong trào văn hóa xã hội lôi cuốn sự hưởng ứng từ phía gia đình và xã hội tham gia tài trợ, hỗ trợ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp các lực lượng cùng tham gia công tác giáo dục học sinh một cách tốt hơn. Các phong trào: “Xây dựng gia đình văn hóa”; “Gia đình, dòng họ hiếu học”; Phòng chống tệ nạn xã hội”; “Bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp”; “Kỷ niệm các ngày lễ lớn”;… là môi trường rất tốt để hoàn thiện nhân cách học sinh, cái ảnh hưởng quyết định nhất đối với sự phát triển tâm lý, nhân cách, thói quen cho các em chính là những mối quan hệ xung quanh, đặc biệt là những mối quan hệ giữa các em với người trưởng thành.

Do đó văn hóa truyền thống cũng là môi trường tạo nên sự liên kết, phối hợp hết sức tự nhiên trong việc giáo dục học sinh bảo vệ môi trường. Trình độ dân trí ở địa phương sẽ là yếu tố ảnh hưởng đầu tiên cần phải kể đến. Nếp sống văn minh, các phong tục cũ (dòng họ, gia tộc, lễ hội, hội làng,…), các phong tục mới (kỷ niệm các ngày lễ lớn, các phong trào xây dựng trường học, các hội thi, các phong trào thi đua bảo vệ môi trường sống, môi trường học tập, lao động,…) khi được tổ chức tốt sẽ lôi cuốn được học sinh và sự ủng hộ to lớn từ các gia đình và các lực lượng hỗ trợ từ địa phương và xã hội.

Như vậy điều kiện kinh tế, các hoạt động văn hóa tinh thần là môi trường thuận lợi và tự nhiên cũng góp phàn ảnh hưởng lớn đến tới quản lý việc phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.

1.5. Quản lý hoạt động phối hợp các lực lƣợng giáo dục học sinh bảo vệ môi trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường tại trường trung học cơ sở tân minh, thường tín, hà nội​ (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)