Mục tiêu phối hợp các lực lượng giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường tại trường trung học cơ sở tân minh, thường tín, hà nội​ (Trang 35 - 41)

Hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục học sinh để tạo sức mạnh tổng hợp, thống nhất và liên tục trong quá trình giáo dục học sinh; nhằm tạo môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho học sinh; để hạn chế những tác động tiêu cực tới quá trình phát triển nhân cách của học sinh; phát huy tiềm năng của xã hội trong giáo dục học sinh bảo vệ môi trường; nâng cao sự quản lý của nhà trường trong giáo dục học sinh bảo vệ môi trường; phát huy ưu thế của giáo dục gia đình và giáo dục ngoài xã hội trong việc giáo dục học sinh bảo vệ môi trường; Nhà trường tranh thủ sự đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, các nguồn tài trợ của một số tổ chức, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm trong xã hội; nâng cao trách nhiệm của gia đình và xã hội đối với giáo dục; công tác giáo dục môi trường phù hợp với đối tượng học sinh.

1.4.2.1. Thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện

Tại Điều 2 Luật giáo dục năm 2005 và đã được sử đổi bổ sung năm 2009 ghi rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [24].

Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực cho đất nước đang đổi mới hiện nay, yêu cầu cấp bách đặt ra là nâng cao chất lượng nhân lực, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài nhằm tạo ra những mẫu nhân cách phù hợp với xã hội mới. Đó là nguồn lao động vừa có học vấn kiến thức đa ngành vừa có kiến thức chuyên sâu và có năng lực sáng tạo, có sức khỏe đồng thời phải có những phẩm chất, kiến thức cần thiết như trình độ, năng lực, lòng nhân ái, sự đồng cảm với con người, sự quan tâm đến lợi ích của cộng đồng, dân tộc hài

hòa với lợi ích cá nhân, gia đình. Để xây dựng được những con người có phẩm chất cơ bản đó cần có sự hợp tác, sự kết hợp nhịp nhàng đồng bộ, hỗ trợ cho nhau giữa ba lực lượng nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục học sinh.

Sự phối hợp có hiệu quả nhất khi có sự quản lý để điều chỉnh các mối quan hệ cho phù hợp nhằm phát huy tối đa kết quả trong quá trình phối hợp giáo dục. Công tác quản lý việc phối hợp các lực lượng giáo dục tạo nên sức mạnh tổng hợp phát huy được những tiềm năng phong phú của toàn xã hội tham gia vào quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam. Tại Điều 3, Luật giáo dục năm 2005 và sửa đổi bổ sung năm 2009, nêu rõ một trong số những nguyên lý giáo dục của nước ta: “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục đi đôi với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [24].

Trong đó nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu giáo dục (Điều 93 luật giáo dục 2005).

Như vậy, trong công tác giáo dục người học nhà trường phải chủ động, phát huy vai trò trung tâm tổ chức phối hợp, dẫn dắt nội dung và phương pháp giáo dục của gia đình và xã hội, vì nhà trường là một tổ chức chuyên biệt đối với công tác giáo dục; nhà trường có chức năng thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo nhân lực do xã hội giao phó; có nội dung giáo dục và phương pháp giáo dục được chọn lọc và tổ chức chặt chẽ; có lực lượng giáo dục mang tính chất chuyên nghiệp và giáo dục trong nhà trường có tính chất sư phạm, có tác động tích cực trong quá trình giáo dục người học.

Trong quá trình giáo dục thì nhà trường, gia đình và xã hội đều là chủ thể giáo dục, sinh viên đóng vai trò là khách thể. Giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội là một chỉnh thể trong hệ thống môi trường giáo dục, các yếu tố trong hệ thống có tác động phối hợp với nhau để tạo ra tác

động tổng hợp nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho người học. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục ở nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù có tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không được toàn vẹn.

Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hôi nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho người học là sự thể hiện tác động qua lại biện chứng. Trong mối quan hệ này, ở nhà trường dễ thực hiện được nhiệm vụ của mình vì có giáo viên hướng dẫn và làm mẫu. Nhà trường giúp đỡ, hỗ trợ cụ thể cho gia đình trong giáo dục người học, giúp gia đình nắm được nội dung và phương pháp giáo dục trong gia đình, giúp họ nắm được tri thức về chính sách giáo dục đồng thời cho họ thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ của gia đình trong việc nuôi dậy con của họ.

Với tư cách là một chủ thể giáo dục, gia đình mà tiêu biểu là các bậc phụ huynh có trách nhiệm chủ động hợp tác với nhà trường trong việc tổ chức lại hoạt động giáo dục cho sinh viên ở gia đình, hiểu rõ vai trò của gia đình và nền tảng cơ bản ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Giáo dục gia đình rất quan trọng ví đây là môi trường giáo dục đầu tiên mà học sinh tiếp xúc, Nó là cái nôi của sự hình thành nhân cách sinh viên. Đồng thời nhờ có gia đình mà giáo dục nhà trường được tái hiện lại vì nội dung giáo dục học sinh ở nhà trường đưa vào thực tiễn cuộc sống và công việc sau này.

Thông qua quản lý việc phối hợp các lực lượng giáo dục mà tạo nên một môi trường giáo dục đúng đắn, rộng khắp trong toàn xã hội. Đồng thời làm quá trình giáo dục thống nhất và liên tục trong không gian và thời gian và theo thời gian, bởi môi trường xã hội là nơi sinh viên có cơ hội và có khả năng ứng dụng kiến thức tiếp thu ở nhà trường để có thái độ ứng xử hợp lý,

đúng đắn khi tham gia sinh hoạt cộng đồng. Bên cạnh đó sự phối hợp còn có tác dụng chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội dẫn đến việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ, vừa tạo những điều kiện vật chất và tinh thần thuận lợi cho việc giáo dục ở trường và gia đình

1.4.2.2. Đảm bảo môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn

Việc thống nhất quản lý việc phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục đã tạo sức mạnh tổng hợp và đồng bộ trong toàn xã hội đáp ứng được yêu cầu của xã hội đối với giáo dục, hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường và kinh tế hội nhập từ đó xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn, mang tính giáo dục tích cực, thống nhất tác động trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh.

Việc trang bị kiến thức cơ bản, định hướng cho học sinh về các chuẩn mực giá trị đạo đức, hạn chế những ảnh hưởng không lành mạnh là rất cần thiết. Yêu cầu đó không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà còn là trách nhiệm của gia đình và các lực lượng xã hội. Văn kiên Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI khẳng định: “…Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện dại hóa, xã hội hóa; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành. Đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội; xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời…”.

Quản lý việc phối hợp các lực lượng giáo dục tạo ra sự ràng buộc lẫn nhau, tạo động lực cho sự phát triển đúng định hướng, hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội, tạo ra môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn cho người học.

Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, hợp tác kinh tế và mở rộng giao lưu văn hóa các nước có nhiều thuận lợi. Song không ít ảnh hưởng tạo môi trường không tốt với nhiều vấn đề tiêu cực của xã hội đáng lo ngại đang xâm nhập vào các trường học. Quản lý việc phối hợp các lực lượng giáo dục chính là tạo ra sức mạnh tổng hợp, đồng bộ, đồng thuận toàn xã hội nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, phát huy mọi mặt tích cực của xã hội, hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực, kịp thời điều chỉnh hành vi của học sinh tạo môi trường giáo dục an toàn, toàn diện đảm bảo sự phát triển của xã hội hiện đại.

Cần phải tạo môi trường hoạt động và giao lưu mang tính giáo dục thống nhất cho thế hệ trẻ thông qua các nội dung hoạt động của các đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Mỗi nhà trường có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho người học; phối hợp với chính quyền địa phương, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng cho cuộc sống cộng đồng. Nhà trường kết hợp với gia đình, với các tổ chức chính trị xã hội, các ban phòng chống tệ nạn xã hội, thông qua các phong trào như xây dựng đời sống văn hóa, môi trường “xanh – sạch – đẹp””. Thông qua đó tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh tổ chức các câu lạc bộ phù hợp lứa tuổi nhằm tạo ra môi trường sinh hoạt, học tập văn minh sạch đẹp. Qua các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống, bảo vệ môi trường, phong cách ứng xử văn hóa, rèn luyện của học sinh.

1.4.3. Quản lý hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục

1.4.3.1. Hoạt động lập kế hoạch phối hợp các lực lượng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường

Việc xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng giáo dục: nhà trường – gia đình – xã hội trong giáo dục học sinh bảo vệ môi trường là công việc chủ

yếu của giáo viên chủ nhiệm và của tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,… trong nhà trường. Kế hoạch đảm bảo sao cho vừa bao quát, vừa cụ thể phù hợp với từng đối tượng khác nhau, kế hoạch phải mang tính khả thi.

Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, kết hợp với Đoàn thanh niên lập kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khóa hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm gắn với công tác bảo vệ môi trường tại lớp học học, trường học, địa phương nơi học sinh sinh sống; tạo các phong trào thi đua giữ gìn môi trường “Xanh – Sạch – Đẹp” nhân dịp các ngày lễ lớn của đất nước, các ngày kỷ niệm của nhà trường.

1.4.3.2. Hoạt động xay dựng bộ máy thực hiện kế hoạch

Đối với trường THCS, giáo viên chủ nhiệm có vai trò chủ đạo trong việc phối hợp giáo dục học sinh. Đoàn thanh niên và giáo viên chủ nhiệm dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, đôn đốc mọi hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường giáo dục học sinh bảo vệ môi trường trong nhà trường, tại gia đình và địa phương nơi học sinh sống.

Các cán bộ, giáo viên bộ môn, là lực lượng nòng cốt có nhiệm vụ thực hiện chỉ đạo việc phối hợp giữa nhà trường – gia đình và xã hội nhằm kết hợp kết hợp các lực lượng giáo dục để thống nhất nội dung và phương pháp giáo dục học sinh.

Gia đình học sinh có nhiệm vụ chủ động trong việc phối hợp với nhà trường và các lục lượng giáo dục trong xã hội để thống nhất với nhà trường thực hiện kế hoạch kết hợp giáo dục học sinh thực hiện các hành động bảo vệ môi trường tại gia đình và địa phương.

Các lực lượng xã hội liên hệ với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm kết hợp thống nhất thực hiện kế hoạch và đưa ra biện pháp bảo đảm trật tự an ninh tổ chức học tập và rèn luyện, hạn chế những tệ nạn xã hội có thể tác động trực tiếp đến học sinh.

1.4.3.3. Hoạt động chỉ đạo quản lý thực hiện hoạt động phối hợp

Lãnh đạo nhà trường triển khai chỉ đạo thực hiện theo đúng kế hoạch đã được thống nhất nhằm giáo dục học sinh đạt mục tiêu đã đặt ra. Thường xuyên đôn đốc, uốn nắn, kiểm tra quá trình thực hiện, hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình thực hiện kế hoạch đã định.

1.4.3.4. Hoạt động kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục

Qua công tác kiểm tra, tổng kết quá trình thực hiện để đánh giá, khen thưởng kịp thời cán bộ giáo viên, học sinh thực hiện tốt kế hoạch góp phần khuyến khích, động viên các lực lượng cùng tham gia quá trình giáo dục học sinh bảo vệ môi trường thu hút thêm sự chú ý của học sinh với việc bảo vệ môi trường sống xung quanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường tại trường trung học cơ sở tân minh, thường tín, hà nội​ (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)