Hình thức tổ chức hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường tại trường trung học cơ sở tân minh, thường tín, hà nội​ (Trang 41 - 43)

Trong quá trình sinh hoạt và học tập các học sinh có điều kiện sống và hoàn cảnh học tập khác nhau. Với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, qua việc khám phá môi trường học tập và điều kiện sinh hoạt mới nhiều học sinh đã có những tư tưởng chủ quan, có khi thích thể hiện bản thân nhưng có khi lại rụt rè, e ngại, … nhiều học sinh dễ sa vào các tệ nạn xã hội do không làm chủ được bản thân. Điều này khiến nhà trường, gia đình và xã hội không khỏi lo lắng.

Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện để sinh viên tìm tòi, khám phá môi trường học tập mới thông qua các hình thức học tập, nghiên cứu, các hoạt động ngoại khóa đa dạng và phong phú theo gợi mở theo su thế ở gia đình và ngoài xã hội tạo niềm tin, thu hút học sinh hướng theo những điều tốt đẹp trong quá trình học tập và sinh hoạt.

Gia đình luôn tạo mọi điều kiện để học sinh có điều kiện học tập và sinh hoạt ở môi trường sư phạm lành mạnh một cách tốt nhất và đầy đủ nhất.

tập thông qua các quy định của pháp luật, của địa phương, các xuất học bổng khuyến khích và hỗ trợ học tập, các cuộc giao lưu, liên hoan, sự tạo điều kiện để học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa, tham gia các hoạt động xã hội trong đó có hoạt động vệ sinh, bảo vệ môi trường xung quanh trở nên “Xanh – Sạch – Đẹp” tạo môi trường sống trong lành.

- Việc phối hợp các lực lượng giáo dục bằng văn bản: theo Luật bảo vệ môi trường, Quy chế học sinh, nhà trường phải thường xuyên thông báo tình hình của học sinh về gia đình khi có những thông tin cần thiết có liên quan trực tiếp tới học sinh trong nhà trường và tiếp nhận thông tin của học sinh từ gia đình và xã hội để kịp thời có những điều chỉnh trong công tác giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.

Các cơ quan chức năng thường thông báo tới nhà trường tình hình học sinh thuộc diện quản lý của nhà trường về những biến cố xảy ra bất thường đối với học sinh đồng thời thông qua nhà trường tìm hiểu phần nào đó về gia đình học sinh thông qua hồ sơ học sinh do nhà trường lưu giữ để có những biện pháp xử lý phù hợp.

Sự phối hợp này thường được trao đổi bằng văn bản thông qua biên bản; thông qua tuyên truyền; thông qua hành động trực tiếp; trao đổi điện thoại, tin nhắn và các hình thức khác như: gửi thư, email, sổ liên lạc, … thông báo tới gia đình hoặc địa bàn nơi cư trú khi cần thiết.

- Việc phối hợp các lực lượng giáo dục thông qua tuyên truyền: hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, nhà trường đã sử dụng cách tuyên truyền bằng các pano, khẩu hiệu, trên mạng Internet kêu gọi các bậc phụ huynh, các cơ quan chức năng, các học sinh tham gia công tác giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.

- Việc phối hợp các lực lượng bằng hành động trực tiếp: thành lập tổ tự quản về công tác vệ sinh môi trường tại trường học, liên hệ giữa nhà trường với các phụ huynh học sinh thông qua giáo viên chủ nhiệm để thực hiện công tác giáo dục học sinh bảo vệ môi trường ở tại gia đình.

- Triển khai các biện pháp tuyên truyền Luật môi trường, giáo dục về môi trường trong và ngoài nhà trường.

- Kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm thường xuyên, có quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ thi đua phối hợp đối với cán bộ, giáo viên trực tiếp tham gia công tác phối hợp giáo dục, động viên khen thưởng kịp thời. Tổ chức triển khai bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thực hiện các hoạt động phối hợp đối với các lực lượng giáo viên, phụ huynh và các lực lượng giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường tại trường trung học cơ sở tân minh, thường tín, hà nội​ (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)