Biện pháp xác định rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường tại trường trung học cơ sở tân minh, thường tín, hà nội​ (Trang 108 - 111)

tổ chức phối hợp giáo dục học sinh

3.2.2.1. Mục đích

Biện pháp này góp phần giúp cán bộ quản lý tạo được sự đồng thuận, thống nhất giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục trong việc phối hợp giáo dục học sinh bảo vệ môi trường. Xác định được mục tiêu cụ thể của quản lý việc phối hợp để thống nhất từ khâu xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp phối hợp đến thống nhất thực hiện hoạt động phối hợp.

3.2.2.2. Nội dung

Việc xác định được đúng mục tiêu đóng vai trò quan trọng vì mục tiêu là đích đến của mọi hoạt động. Từ mục tiêu cụ thể sẽ định hướng cho nhà quản lý xây dựng kế hoạch, chương trình nội dung và các phương pháp phối hợp.

- Muốn có được mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp đúng và cụ thể khi xác định mục tiêu người lãnh đạo quản lý phải dựa vào tình hình giáo dục thực tế của nhà trường cũng như điều kiện kinh tế văn hóa xã hội ở địa phương nơi trường đặt cơ sở. Đồng thời tham khảo định hướng phát triển xã hội hóa giáo dục của ác cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương làm cơ sở xác định mục tiêu.

- Mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp quản lý việc phối hợp phải được xác định dựa trên ý kiến đóng gióp dân chủ của các chủ thể tham gia phối hợp (giáo viên, phụ huynh, lãnh đạo địa phương), mục tiêu phải đặt trong nhu cầu, lợi ích chung của tất cả các lực lượng tham gia công tác giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.

- Sau khi xác định được mục tiêu, nội dung, phương pháp phối hợp cần thông qua các lực lượng giáo dục tạo sự đồng thuận trước khi đưa vào thực hiện mục tiêu giáo dục.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện

Năm học bắt đầu, lãnh đạo quản lý căn cứ vào kết quả khảo sát chất lượng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường, đồng thời dựa vào các văn bản chỉ đạo của các cấp về công tác giáo dục học sinh bảo vệ môi trường, trên cơ sở lấy ý kiến đóng góp dân chủ của cán bộ, giáo viên và nhân viên trong cuộc họp đầu năm học để đặt ra mục tiêu phối hợp trong năm học mới. Đồng thời đề ra nội dung, phương pháp phối hợp và thông báo tới gia đình và các lực lượng giáo dục ngoài xã hội tạo ra sự thống nhất, hiệu quả công tác giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.

cụ thể cho gia đình trong việc giáo dục học sinh bảo vệ môi trường. Các giáo viên chủ nhiệm cần chỉ ra cho các bậc phụ huynh, các cán bộ quản lý xã hội khả năng, ưu thế và tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục gia đình và giáo dục ngoài xã hội. Đặc biệt giúp họ ý thức được một cách sâu sắc mục đích của nhà trường xã hội chủ nghĩa, mục tiêu giáo dục THCS. Giúp họ nắm được nội dung, phương pháp giáo dục học sinh bảo vệ môi trường, thông báo, phổ biến làm cho họ nắm được những tri thức về chính sách giáo dục, đồng thời giúp họ thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách, thói quen của học sinh.

Mặt khác, với tư cách là chủ thể giáo dục, giáo dục gia đình tiêu biểu là các bậc phụ huynh có trách nhiệm liên hệ với nhà trường và xã hội để nắm được mục tiêu, nội dung, phương pháp phối hợp. Gia đình cần hiểu rõ nhiệm vụ của mình, tránh tư tưởng khoán trắng cho nhà trường hoặc tự đề ra những yêu cầu đi ngược lại mục tiêu, nhiệm vụ chính đáng của nhà trường quy định.

Các cấp chính quyền, các đoàn thể địa phương cần thấy rõ trách nhiệm, quyền hạn của mình, tích cực nắm bắt thông tin mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục từ phía nhà trường tham gia phối hợp phối hợp với nhà trường giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.

Tăng cường gắn kết mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội thông qua giáo viên chủ nhiệm. Thông qua đó nhà quản lý cũng cần đưa ra những yêu cầu và các chỉ tiêu cụ thể về việc phối hợp giáo dục học sinh bảo vệ môi trường. Đề ra những tiêu chuẩn thi đua và các biện pháp xử lý những vi phạm, thiếu tinh thần trách nhiệm với việc phối hợp giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

Mục tiêu, nội dung, phương pháp hoạt động phối hợp giáo dục học sinh bảo vệ môi trường phải đảm bảo phù hợp, vừa sức với đặc điểm điều kiện hoàn cảnh kinh tế, văn hóa của nhà trường và phải được sự thống nhất một lòng của các lực lượng giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường tại trường trung học cơ sở tân minh, thường tín, hà nội​ (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)