Biện pháp nâng cao nhận thức các lực lượng giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường tại trường trung học cơ sở tân minh, thường tín, hà nội​ (Trang 103 - 108)

3.2.1.1. Mục đích

Biện pháp này nhằm làm cho các lực lượng giáo dục cùng nhận thức được vai trò, tầm quan trọng và nhiệm vụ cần thiết phải phối hợp để giáo dục học sinh, từ đó mỗi lực lượng ý thức được trác nhiệm của mình trong việc phối hợp để giáo dục học sinh góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh bảo vệ moi trường.

3.2.1.2. Nội dung

Lãnh đạo quản lý trước hết cần nâng cao trình độ nhận thức của mình, tuyên truyền giải thích tới các chủ thể giáo dục khác hiểu rõ vai trò, ý nghĩa,

tầm quan trọng của việc phối hợp và quản lý việc phối hợp để giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.

Nhà trường tiến hành phổ biến cho các lực lượng giáo dục hiểu rõ mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục học sinh bảo vệ môi trường. Từ đó xác định rõ ý thức và trách nhiệm của mình chủ động thực hiện việc phối hợp trong công tác giáo dục học sinh nhà trường thực hiện bảo vệ môi trường xung quanh.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

Mỗi khi năm học bắt đầu, các kế hoạch năm học sẽ được hiệu trưởng triển khai. Ngoài việc phổ biến những nhiệm vụ chung cần làm nổi bật nội dung về xã hội hóa giáo dục, trong đó việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục học sinh bảo vệ môi trường cần được đưa vào thảo luận và triển khai một cách cụ thể.

Thông qua các cuộc họp đầu năm của các khối lớp, các tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể chính trị làm cho cán bộ, giáo viên và nhân viên trong trường nhận thức sâu sắc và đầy đủ sự cần thiết phải quan tâm tới công tác giáo dục học sinh bảo vệ môi trường; trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm và các chủ thể giáo dục phải phối hợp với gia đình và các tổ chức xã hội để giáo dục cho học sinh nói chung và việc cần thiết phải bảo vệ môi trường nói riêng.

Hàng tháng, nhà quản lý cần phổ biến mục đích yêu cầu, nội dung phối hợp với cha me học sinh và với các cán bộ quản lý xã hội nhằm giúp các lực lượng thông suốt, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc phối hợp cùng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường. Triển khai những yêu cầu và các chỉ tiêu cụ thể về việc phối hợp trong công tác chủ nhiệm với giáo viên bộ môn, tránh hiện tượng bằng mặt mà không bằng lòng với cách phối hợp hiện tại vốn chưa hiệu quả. Đặc biệt trong những trường hợp giáo dục học sinh thường xuyên vi phạm thì việc phối hợp cần được chú ý nhiều hơn.

và thông báo với phụ huynh cùng đánh giá những mặt tốt và chưa tốt trong công tác phối hợp của năm trước từ đó tuyên truyền cho phụ huynh và các cán bộ quản lý xã hội ngày càng hiểu sâu hơn về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc phối hợp cũng như vai trò, trách nhiệm của gia đình, xã hội trong việc phối hợp để họ luôn tham gia phối hợp thường xuyên và chặt chẽ hơn từ đó đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu phối hợp giữa các lực lượng giáo dục để công tác giáo dục học sinh bảo vệ môi trường đạt hiệu quả.

Bên cạnh đó, nhà trường cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên, Đội Thiếu niên. Đây là chủ thể đắc lực, là nhịp cầu nối liên kết từ nhà trường tới gia đình và xã hội trong việc phối hợp. Trong nhiều trường hợp phụ huynh ngại gặp thầy cô, ngại gặp cán bộ quản lý xã hội vì nhiều lý do thì sự chủ động trao đổi từ phía giáo viên hoặc cán bộ quản lý sẽ dễ dàng hơn. Ở một số trường hợp có thể trao đổi qua điện thoại, sổ liên lạc, facebook, zalo,… để có thể thông báo tình hình học sinh hàng tháng đến với gia đình học sinh để gia đình học sinh nám bắt thông tin chung về học sinh, chủ chương, kế hoạch của nhà trường nhanh nhất, từ đó nâng cao hiệu quả phối hợp giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.

Nhà trường cần chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường về tầm quan trọng của việc phối hợp nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục hoặc sinh bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức: soạn thảo, in ấn sổ tay về tầm quan trọng, vai trò và trách nhiệm của việc phối hợp. Phát động phong trào viết bài, vẽ tranh về môi trường, nêu gương tốt, việc tốt, những hình thức phối hợp tốt. Tuyên dương về những tấm gương điển hình, thực hiện tốt công tác giáo dục học sinh bảo vệ môi trường; phối hợp với các ban, ngành đoàn thể liên quan ký kết các nghị quyết liên ngành thực hiện các phong trào nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.

thông qua các ý kiến tham luận đa dạng các đối tượng, thành phần tham dự (Giáo viên, học sinh, cán bộ Đoàn, Đội, phụ huynh, cán bộ quản lý xã hội,…) hay tổ chức buổi thuyết trình các chuyên đề lý luận quản lý giáo dục học sinh bảo vệ môi trường trên cơ sở đó trang bị thêm những hiểu biết cho các lực lượng giáo dục về nội dung, hình thức, các biện pháp phối hợp với gia đình, xã hội để có những tác động cùng chiều đến học sinh trong quá trình giáo dục học sinh. Phân công rõ trách nhiệm của các lực lượng liên quan.

Nhà trường và đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm thường xuyên thông bao theo định kỳ để tuyên truyền cho gia đình học sinh về vị trí, vai trò của gia đình đối với công tác giáo dục học sinh, thống nhất với gia đình về mục tiêu, nội dung, biện pháp giáo dục, những chủ trương, kế hoạch giáo dục của nhà trường. Trách nhiệm của gia đình trong việc phối hợp chặt chẽ với nhà trường, với xã hội để thường xuyên làm tốt công tác giáo dục cho học sinh bảo vệ môi trường. Nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ giáo viên, cán bộ quản lý, phụ huynh về việc phối hợp với nhau trong công tác giáo dục học sinh bảo vệ môi trường là nhiệm vụ cần thiết. Việc liên lạc với gia đình học sinh không chỉ dừng lại ở chỗ làm vào đầu năm học, cuối năm học mà phải được tiến hành thường xuyên, theo định kỳ để mọi thành viên, mọi tổ chức thấm nhuần sâu sắc, biến thành hành động thiết thực trong quá trình giáo dục cho học sinh bảo vệ môi trường.

Nhà trường phối hợp cùng gia đình và các đơn vị tổ chức, cá nhân trên địa bàn nhà trường tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn, các hoạt động ngoại khóa, các phong trào thi đua bảo vệ môi trường nhằm nhắc nhở các lực lượng giáo dục có ý thức trách nhiệm giáo dục cho học sinh bảo vệ môi trường và phối hợp chặt chẽ trong việc phối hợp.

Gia đình cần chủ động phối hợp với nhà trường để nắm vững mục tiêu, nội dung giáo dục, tình hình học tập và rèn luyện của học sinh, tham gia cùng nhà trường tạo điều kiện tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các

hoạt động ngoại khóa về bảo vệ môi trường nếu các gia đình có điều kiện thực hiện. Gia đình cần tham gia đầy đủ các buổi trao đổi về học tập, rèn luyện của học sinh về bảo vệ môi trường khi nhà nhà trường yêu cầu.

Việc phối hợp của gia đình với nhà trường trong công tác giáo dục được thực hiện tốt chỉ khi các bậc phụ huynh có nhận thức đúng về trách nhiệm phối hợp với nhà trường trong giáo dục học sinh bảo vệ môi trường, không bao che những hành động ảnh hưởng đến môi trường của học sinh khi ở nhà. Thống nhất với nhà trường về mục tiêu, phương pháp giáo dục tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” đưa học sinh vào tình huống khó xử.

Chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội, đoàn thể xã hội nơi trường có cơ sở có vị trí vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an ninh, đảm bảo sự phát triển nhân cách, thói quen bảo vệ môi trường đối với học sinh. Để phát huy được vai trò của các tổ chức xã hội trong việc phối hợp giáo dục học sinh bảo vệ môi trường, nhà trường cần tích cực và chủ động phối hợp cùng chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội trong việc xây dựng kế hoạch phối hợp giáo dục phù hợp cho nhà trường. Các cán bộ quản lý xã hội đóng góp ý kiến vào nội dung, phương pháp, quản lý và đánh giá kết quả giáo dục, giúp đỡ nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sưu tầm tư liệu về môi trường, tạo điều kiện cho học sinh được tìm hiểu địa phương phục vụ cho hạt động bảo vệ môi trường.

Nhà trường làm cho các tổ chức xã hội chủ động phối hợp với nhà trường và gia đình trong việc quản lý và giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp và có kế hoạch đóng góp nhân lực, vật lực để xây dựng nhà trường, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về môi trường tại địa phương. Phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi có thể gây ảnh hưởng đến môi trường.

Nhà trường, gia đình và xã hội là ba tác nhân trong cơ cấu xã hội mà sức mạnh tổng hợp liên quan mật thiết đến sự hình thành và phát triển nhân cách, cũng như thói quen của học sinh. Nhà trường cần tổ chức liên kết các

lực lượng giáo dục trong cộng đồng, hướng những hoạt động và sự chú ý của học sinh vào những công tác bảo vệ môi trường từ đó gắn chặt sợi dây liên kết nhà trường với gia đình và xã hội.

Bên cạnh đó, thông qua tổ chức Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tổ chức nhiều hình thức sinh hoạt ngoại khóa: các câu lạc bộ bảo vệ môi trường, … các hội diễn văn nghệ chào mùng các ngày lễ lớn: ngày thành lập trường, ngày nhà giáo Việt Nam, ngày sinh nhật Bác,… nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh về truyền thống dân tộc Việt Nam, thúc đẩy tính tự giác học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thực hiện mục tiêu phát triển con người toàn diện trong đó có ý thức giữ gìn môi trường “xanh – sạch – đẹp”.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

Nhà trường phải chủ động tổ chức các hình thức liên lạc hoặc gặp mặt gia đình học sinh và các tổ chức đoàn thể xã hội để xây dựng kế hoạch phối hợp sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.

Nhà trường phải phát huy vai trò chủ đạo, chủ lực, tiên phong trong hoạt động dạy học, giáo dục. Nhà trường phải làm nhiệm vụ tư vấn cho gia đình và các đoàn thể xã hội trong lĩnh vực giáo dục thế hệ trẻ cần thiết phải bảo vệ môi trường. Ngoài nhiệm vụ dạy học, giáo dục trong nhà trường cán bộ, giáo viên, cán bộ quản lý phải tham gia vào các hoạt động chính trị xã hội trên địa bàn nhà trường đặt cơ sở hoặc ở nơi cư trú cùng địa phương giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường tại trường trung học cơ sở tân minh, thường tín, hà nội​ (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)