Biện pháp tổ chức thực hiện phối hợp các lực lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường tại trường trung học cơ sở tân minh, thường tín, hà nội​ (Trang 114 - 116)

3.2.4.1. Mục đích

Nhằm phát huy tiềm năng về con người, về vật chất và tinh thần phục vụ cho việc phối hợp các lực lượng gáo dục học sinh bảo vệ môi trường. Điều kiện hỗ trợ ở đây không chỉ hiểu là cơ sơ vật chất, nguồn lực tài chính mà cả vấn đề về con người. Con người là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công kế hoạch của hoạt động phối hợp mà các lực lượng giáo dục đã thống nhất đề ra.

3.2.4.2. Nội dung

Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên nhiệt tình có kiến thức và năng lực có lòng nhiệt tình thực hiện một cách tốt nhất những nhiệm vụ mà nhà quản lý phân công. Đây là việc làm cần thiết và thường xuyên giúp họ tích lũy kỹ năng giao tiếp, nghệ thuật ứng xử, khả năng tuyên truyền vận động các nguồn lực cùng tham gia.

Ngoài các yếu tố về con người của nhà trường, cũng cần tranh thủ thu hút được sự ủng hộ phối hợp từ phía gia đình học sinh, của các tổ chức xã hội cùng tham gia đóng góp nguồn nhân lực, vật lực vào việc phối hợp giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện

Để tăng cường điều kiện hỗ trợ từ phía cán bộ, giáo viên trong nhà trường, lãnh đạo quản lý phải thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc và động viên đội ngũ của trường nhận thức đúng về vai trò và nhiệm vụ của việc phối hợp

giáo dục học sinh, phải coi đây là nhiệm vụ quan trọng của nhà sư phạm. Bên cạnh đó lãnh đạo quản lý phải biết lựa chọn đội ngũ có năng lực phối hợp tốt để làm nòng cốt cho mọi hoạt động.

Nhà trường tổ chức các buổi chuyên đề, bồi dưỡng kiến thức, tâm lý và kỹ năng ứng xử giao tiếp cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm phối hợp với gia đình và xã hội tạo sự thống nhất và đoàn kết trong hoạt động phối hợp.

Nhà trường có những biện pháp động viên khen thưởng kịp thời những gương tốt, đồng thời nhắc nhở, uốn nắn những cá nhân còn thờ ơ với hoạt động phối hợp.

Để tăng cường điều kiện hỗ trợ từ phía gia đình và xã hội nhà trường cần trú trọng công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức tham gia giáo dục cho học sinh bảo vệ môi trường thông qua kế hoạch hoạt động. Đây là công việc rất quan trọng bởi chỉ khi gia đình và các tổ chức xã hội hiểu rõ vai trò, trách nhiệm và tầm quan trọng của việc phối hợp thì họ mới tự giác tham gia và từ đó mới nhận được hiệu quả mong muốn. Để thực hiện được biện pháp này nhà trường phải dựa vào nguyên tắc cơ bản để xách định với gia đình và các tổ chức xã hội là phát huy, tận dụng sức mạnh từ các nguồn lực, thu hút mọi người tham gia nhằm biến công tác giáo dục học sinh bảo vệ môi trường thành nhiệm vụ của toàn dân, toàn xã hội.

- Tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền phối hợp các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, phụ huynh nhằm tăng cường nguồn lực về tài chính, tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho việc phối hợp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục nói chung và giáo dục bảo vệ môi trường nói riêng.

- Tạo nguồn kinh phí phối hợp từ quỹ khuyến học, quỹ hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó,…

lý xã hội: UBND, công an, tòa án, … đóng trên địa bàn, nhà trường tranh thủ sự lãnh đạo, sự hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ giáo dục.

- Với các đoàn thể chính trị xã hội như: tổ chức Đảng, mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh,… nhà trường cần thu hút sự phối hợp để phát huy sức mạnh tiềm năng của từng tổ chức trong công tác giáo dục thế hệ trẻ ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.

- Với các cơ quan chức năng xã hội: trung tâm y tế, bệnh viện, các cơ quan thông tin văn hóa,.. nhà trường cũng cần thu hút sự phối hợp để tạo điều kiện cho các cơ quan hỗ trợ nhà trường trong các hoạt động văn, thể, mỹ.

- Với các tổ chức, đơn vị kinh tế xã hội, các doanh nghiệp,… nhà trường cần tranh thủ sự giúp đỡ trong việc xây dựng cơ sở vật chất cho việc dậy và học, giúp học sinh được tiếp xúc, làm quen với các công nghệ hiện đại và truyền thống, giáo dục lao động sản xuất gắn với công tác bảo vệ môi trường “xanh – sạch – đẹp” đảm bảo môi trường sống trong lành.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

Nhà trường mà ở đây là lãnh đạo quản lý và giáo viên chủ nhiệm thường xuyên trú trọng công tác tuyên truyền để tất cả các lực lượng giáo dục thấy được vai trò của giáo dục trong sự phát triển kinh tế xã hội gắn với công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ phát triển là trách nhiệm của toàn xã hội. Từ đó nhà trường, gia đình và xã hội tích cực chung tay phối hợp chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, quan tâm phối hợp giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường tại trường trung học cơ sở tân minh, thường tín, hà nội​ (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)