Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường tại trường trung học cơ sở tân minh, thường tín, hà nội​ (Trang 61 - 62)

Là khu vực của ngõ thành phố Hà Nội, Thường Tín có thế mạnh về thương mại dịch vụ. Phát triển kinh tế luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của huyện. Trong nhiều năm huyện đã tập trung phát triển công nghiệp gắn với phát triển nông ngiệp, kết hợp với những yêu cầu về quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường. Thường Tín đang dần hoàn thành mô hình phát triển các khu, cụm công nghiệp với xu hướng ngày càng được hoàn thiện về cả kết quả thu hút đầu tư và cả cơ chế, chính sách.

Thường Tín tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế theo hướng ổn định, bền vững. Đi đôi với tăng trưởng kinh tế, tập trung giải quyết tốt các vấn đề xã hội, đảm bảo vệ sinh môi trường, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội để phát triển bền vững, cải thiện an sinh xã hội, trú trọng tăng cường đầu tư cho giáo dục, quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định về chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Tân Minh có hệ thống giao thông thủy, bộ thuận lợi. Từ Tân Minh ra Quốc lộ 1A khoảng 3km, ra đường Tỉnh lộ 427 (đường 71 cũ), và Tỉnh lộ 429 (đường 73 cũ) cũng khoảng 3km. Sông Nhuệ chảy qua địa bàn xã, từ bắc xuống nam dài 4km. Với đặc điểm ấy, Tân Minh có điều kiện thuận lợi giao lưu, phát triển kinh tế - văn hóa; đồng thời cũng là địa bàn quan trọng về quốc phòng – an ninh. Nhân dân trong xã sống chủ yếu bằng nghề nông, thạo trồng lúa, trồng các loại rau thơm, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhất là chăn nuôi vịt, lợn nái. Một vài thôn trong xã có nghề phụ như: đan võng, thêu ren, mộc, nề. Ngày nay, cơ cấu kinh tế ở xã Tân Minh có những chuyển dịch tích cực, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp giảm xuống còn 19%. Tỷ trọng giá trị sản

xuất tiểu, thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại tăng lên 81%. Xã có 01 di tích cấp Quốc gia (đình La Phù được công nhận năm 2003) và 01 di tích cấp thành phố (đình Nghè làng Triều Đông được công nhận năm 2013). Danh nhân có Lý Tử Tấn, sinh năm 1378 đỗ tiến sĩ năm 1400; Đào Như Hổ đỗ tiến sĩ năm 1502; Phạm Cư đỗ tiến sĩ năm 1442; Phạm Đức Trinh đỗ tiến sĩ năm 1493. Thời đại Hồ Chí Minh có Anh hùng Lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Ngữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường tại trường trung học cơ sở tân minh, thường tín, hà nội​ (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)