Biện pháp kiểm tra đánh giá hoạt động phối hợp các lực lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường tại trường trung học cơ sở tân minh, thường tín, hà nội​ (Trang 116 - 119)

3.2.5.1. Mục đích

Hoạt động giám sát, kiểm tra, đánh giá việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục học sinh bảo vệ môi trường là hoạt động quan trọng cuối cùng của hoạt động phối hợp. Hoạt động này rất quan trọng, nó giúp cho lãnh đạo quản lý nắm bắt một cách chính xác các thông tin phản hồi từ đối tượng quản lý. Đồng thời đảm bảo tạo lập mối quan hệ ngược

thường xuyên và bền vững trong hoạt động quản lý, làm khép kín chu trình vận động của quá trình quản lý giáo dục. Qua kiểm tra đánh giá đảm bảo sự thành công của kế hoạch, từ đó phát hiện kịp thời những sai sót, tìm ra nguyên nhân và biện pháp sửa chữa kịp thời, đồng thời là căn cứ, cơ sở quan trọng để rút kinh nghiệm, tìm được biện pháp quản lý hiệu quả đồng thời là cơ sở định hướng cho kế hoạch tiếp theo.

3.2.5.2. Nội dung

- Lãnh đạo quản lý xác định các tiêu chuẩn để thực hiện kiểm tra đánh giá việc phối hợp các lực lượng trong giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.

- Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra ngay từ bước xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng giáo dục của các tổ chức, của giáo viên chủ nhiệm, cán bộ, đoàn thể,… cho đến việc thực hiện nhiệm vụ phối hợp và tổng kết, đánh giá kết quả phối hợp để kịp thời uốn nắn những sai lệch, bù đắp những thiếu sót trong quá trình thực hiện phối hợp, đồng thời động viên kịp thời chủ thể làm tốt công tác phối hợp đạt hiệu quả như mục tiêu đề ra.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện

Nhà lãnh đạo quản lý giám sát chặt chẽ, điều chỉnh hoạt động của các lực lượng giáo dục.

Nhà trường xác định các tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá hoạt động phối hợp. Không như hoạt động dạy và học ở trên lớp, việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường đa dạng và phong phú hơn rất nhiều. Hơn nữa, nó lại không có một thước đo chuẩn chung cho mọi hoạt động, nên để xây dựng được một chuẩn nội dung kiểm tra, đánh giá người lãnh đạo quản lý phải dựa vào kế hoạch thống nhất chung cho toàn trường từ đầu năm học, phải có tiêu chí, chuẩn mực cụ thể cho từng hoạt động, các tiêu chuẩn và nội dung của quá trình kiểm tra, đánh giá tổ chức việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục học sinh bảo vệ môi trường chính là các chỉ tiêu thực hiện mục tiêu kế hoạch đã xây dựng.

Tiêu chuẩn tốt nhất để kiểm tra là các mục tiêu của kế hoạch được phát triển dưới dạng số lượng hoặc chất lượng hoặc được sự thừa nhận của tập thể, của phụ huynh, của xã hội trong những hoàn cảnh cụ thể.

Thành lập tổ (ban) kiểm tra, đánh giá việc tổ chức phối hợp trong đó có sự tham gia của nhà trường mà quan trọng là giáo viên chủ nhiệm, đại diện phụ huynh và cán bộ quản lý xã hội. Trong công tác kiểm tra phân công rõ trách nhiệm và sự phối hợp của các lực lượng.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá theo tiến trình thời gian trong năm học. Đây là quá trình đo lường việc thực hiện nhiệm vụ phối hợp dựa theo các tiêu chuẩn ở các thời điểm khác nhau của quá trình kiểm tra, qua đó lãnh đạo quản lý kịp thời phát hiện những sai lệch để uốn nắn kịp thời.

Để làm tốt công việc này lãnh quản lý phải xây dựng rõ cơ chế kiểm tra, đánh giá của nhà trường, phụ huynh và các lực lượng xã hội trong quá trình tổ chức phối hợp. Tổ chức kiểm tra cần phối hợp chặt chẽ các hình thức kiểm tra giữa kiểm tra trực tiếp và kiểm tra gián tiếp, giữa kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất. Có thể thực hiện từ trên xuống, lãnh đạo quản lý kiểm tra đánh giá qua hình thức thi đua, kiểm tra đánh giá thông qua hoạt động phối hợp của các tổ chức khác theo từng mục tiêu, từng giai đoạn cụ thể.

Đánh giá việc phối hợp bằng các cách:

- Nhà quản lý so sánh với tiêu chuẩn đặt ra để đánh giá điều chỉnh các sai lệch phát sinh trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên trong quá trình đánh giá cần coi trọng thực chất, không chạy theo hình thức hoặc thành tích.

- Khi có kết quả đánh giá nhà quản lý cần thực hiện hành động điều chỉnh hoặc phát huy, hoặc uốn nắn, hoặc xử lý để quá trình thực hiện được thống nhất và hiệu quả hơn.

Công tác thi đua khen thưởng là hình thức để động viên về mặt tinh thần và có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Tuy nhiên nếu sử dụng khen thưởng không đúng sẽ cho tác dụng ngược lại với mong muốn của nhà lãnh đạo quản lý. Công tác thi đua khen thưởng cần được tiến hành công bằng và công khai. Công tác thi đua khen thưởng cũng cần đa dạng về hình thức:

- Tuyên dương ở trường đối với cán bộ, giáo viên, các tổ chức Đoàn thanh niên, lớp học sinh thực hiện tốt và hiệu quả việc phối hợp.

- Tuyên dương các tổ chức xã hội, cá nhân phụ huynh, cán bộ quản lý xã hội có nhiều đóng góp cho việc phối hợp trong công tác giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

Các lực lượng tham gia giám sát, kiểm tra, đánh giá việc phối hợp giáo dục học sinh bảo vệ môi trường phải làm theo đúng kế hoạch đã định, không để tình trạng kiểm tra chồng chéo vào cuối kỳ, cuối năm học. Trong quá trình kiểm tra, đánh giá cần phải thật khách quan, công bằng và phân minh. Sau mỗi lần kiểm tra đánh giá hoạt động phối hợp cần có biện pháp động viên, khen thưởng kịp thời đối với những gương tham gia phối hợp hiệu quả, có biện pháp để phát huy, mở rộng những điển hình tốt trong công tác phối hợp. Bên cạnh đó cũng đưa ra biện pháp điều chỉnh các sai lệch trong quá trình phối hợp một cách kịp thời và hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường tại trường trung học cơ sở tân minh, thường tín, hà nội​ (Trang 116 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)