Khái niệm cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực tráng phủ kim loại tại công ty cổ phần phát triển đầu tư hoàng hà​ (Trang 25 - 26)

Trên thị trƣờng là một cuộc đua cạnh tranh và đối với một cuộc đua tƣờng minh hay tiềm ẩn đều thông qua nhiều bộ phận chức năng trong doanh nghiệp, khái niệm này ngày càng đƣợc nhắc đến trên các phạm vi cả vĩ mô và vi mô, để thấy tính phổ biến tất yếu có sự phát triển có tính toàn diện, từ vi mô nhƣ phạm vi doanh nghiệp, phạm vi khu vực, phạm vi lãnh thổ quốc gia, phạm vi liên quốc gia, và có một điểm chung đặc biệt là hƣớng tới một mục tiêu phù hợp với chiến lƣợc kế hoạch cụ thể của từng tổ chức hay doanh nghiệp đó đang hoạt động.

Mỗi một thời kỳ, một gian đoạn lịch sử kinh tế, khái niệm cạnh tranh của các nhà kinh tế học sẽ có những quan điểm khác nhau, những quan điểm đó phần nào thể hiện tính hiện thực nền kinh tế tại thời điểm đó.

Theo Michael E. Porter (2008 – 2009) một nhà quản trị có tầm ảnh hƣởng nhất thế giới, một trong giáo sƣ lỗi lạc nhất trong lịch sử của đại học Harvard, và cũng là cha đẻ của lợi thế cạnh tranh, chiến lƣợc cạnh tranh cho rằng: “Cạnh tranh là dành

lấy thị phần và bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, chiếm lĩnh thị phần, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là toàn bộ bình quân hóa lợi nhuận trong tổng ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả là của nó có thể giảm đi”

Theo từ điển bách khoa Việt Nam (tập 1) định nghĩa: “Cạnh tranh trong kinh

doanh là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất”.

Một khái niệm khác: “cạnh tranh là sự kình địch giữa các chủ thể sản xuất –

kinh doanh cùng tham gia thị trường để giành khách hàng hoặc giành thị trường”

(Nguyễn Hữu Lam, Đinh Thái Hoàng, Phạm Xuân An, “Quản trị chiến lƣợc: Phát triển vị thế cạnh tranh, NXB Giáo dục, 2007)

Và ở một góc độ kinh tế nào đó cạnh tranh là luôn tồn tại 2 mặt: về tích cực và tiêu cực. Cạnh tranh là động lực để các doanh nghiệp không ngừng sáng tạo, đổi mới, để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh những tích cực vẫn tồn tại tiêu cực, là sự khống chế, tranh giành, vi phạm cả đạo đức kinh doanh làm sai lệch định hƣớng đi, dẫn đến rối loạn hoặc phá sản. Vậy để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực, cần phải duy trì môi trƣờng kinh doanh lành mạnh, hợp pháp, phù hợp đạo đức kinh doanh, xử lý cạnh tranh lành mạnh công khai giữa các doanh nghiệp.

Trong môi trƣờng kinh doanh hiện nay, áp lực cạnh tranh ngày càng lớn các doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thậm chí bị đào thải, vì vậy một doanh nghiệp nên chỉ tập trung vào những tài nguyên có hạn của mình để nỗ lực xây dựng ƣu thế cạnh tranh cho chính doanh nghiệp của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực tráng phủ kim loại tại công ty cổ phần phát triển đầu tư hoàng hà​ (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)