Thực trạng các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực tráng phủ kim loại tại công ty cổ phần phát triển đầu tư hoàng hà​ (Trang 100 - 106)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.4. Thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh trong ngành

3.4.1. Thực trạng các nhân tố chủ quan

Nhân tố tài chính

Tài chính đƣợc xem là dòng máu xuyên suốt chảy đến các bộ phận trong các phòng ban của doanh nghiệp, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc diễn ra, mặt khác tạo điều kiện để nghiên cứu phát triển sản phẩm, dịch vụ, hiện đại hóa công nghệ, nền tảng của năng lực khi đánh giá ở tầm vĩ mô. Hoàng Hà vẫn luôn nỗ lực với nguồn tài chính ổn định trong lộ trình phát triển, đảm bảo đi đúng định hƣớng, chiến lƣợc với sứ mệnh của mình. Trong những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn nhƣng Hoàng Hà không ngừng nỗ lực để có chiến lƣợc nguồn vốn đảm bảo nền móng vững chắc, là hậu phƣơng đảm bảo để các bộ phận phòng ban khác yên tâm phát triển

Quy mô vốn:

Vốn chủ sở hữu của Hoàng Hà đã tăng lên từ 2 tỷ năm 2016 lên 9 tỷ năm 2018 đây là vốn tự có do Hoàng Hà tạo lập đƣợc, thuộc sở hữu riêng của Công ty, thông qua góp vốn của các chủ sở hữu và hình thành từ kết quả kinh doanh qua các năm.

Lợi nhuận biên (ROS)

Lợi nhuận sau thuế ROS

Doanh thu

Bảng 3.12: Bảng hoạt động sản xuất kinh doanh (2017 – 2019)

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2017 2018 2019

2,020

TH TH TH KH

1 Doanh thu bán hàng và cung

cấp dịch vụ triệu VNĐ 22,597 28,586 34,589 38,048

2 Các khoản giảm trừ doanh thu triệu VNĐ - - - -

3 Doanh thu thuần triệu VNĐ 22,597 28,586 34,589 38,048

4 Chi phí triệu VNĐ 20,338 25,727 31,130 34,243

5 Lợi nhuận trƣớc thuế triệu VNĐ 2,259 2,858 3,458 3,804

6 Nộp thuế NSNN triệu VNĐ 451 572 692 761

7 LNST triệu VNĐ 1,807 2,287 2,767 3,044

8 Lợi nhuận biên (ROS =

(LNST/DT) % 9 11 11 13

9 Chi tiêu về tỷ suất lợi nhuận

(ROE = LNST/CSH) % 13 17 20 20.5

10 ROA = LNST/Tổng TS VNĐ 7.2 9.1 10.9 11

(Nguồn:Phòng tài chính tại Công ty Hoàng Hà)

Lợi nhuận biên của Hoàng Hà đã tăng trƣởng qua các năm từ 9% năm 2017 lên 13% năm 2019 tăng nhẹ, tuy nhiên có tính ổn định việc lợi nhuận biên tăng qua các năm do Hoàng Hà đã cắt giảm các chi phí lẵng phí, nâng cao năng suất lao động, bổ sung thêm hệ thống máy móc, dây chuyền để mở rộng quy mô. Năm 2017 Hoàng Hà bắt đầu đi sâu vào thị trƣờng miền Nam, mở rộng thị phần để chiếm lĩnh khách hàng với các đối thủ cạnh tranh.

Khả năng sinh lời:

Đây là chỉ tiêu cơ bản đo lƣờng năng lực cạnh tranh của Hoàng Hà vì mục tiêu chính của các doanh nghiệp khi cạnh tranh là thu về lợi nhuận. Khả năng sinh lời càng cao thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng lớn.

Chỉ tiêu khả năng sinh lời chỉ ra năng lực của cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp trong việc duy trì sự tăng trƣởng của các nguồn thu so với mực tăng chi phí và quyết định khả năng tài chính của doanh nghiệp sẽ đƣợc đẩy mạnh hay trở nên suy yếu. Khả năng sinh lời đƣợc đo lƣờng bởi các chỉ tiêu sau:

- Lợi nhuận hàng năm của Hoàng Hà: Lợi nhuận đã tăng liên tục qua các

cùng kỳ các năm, chứng tỏ hƣớng đi và các hoạt động của Hoàng Hà hiệu quả qua các thời điểm tăng từ 7.2% năm 2017 lên 11% năm 2019 tăng 1.5 lần so với năm 2017. Quy mô vốn của Hoàng Hà tăng làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng các chỉ số

- Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (Return On Assets – ROA) thể hiện khả năng của đơn vị trong việc sử dụng các tải sản của mình để tạo ra lợi nhuận.

Hệ số này thể hiện cứ một đồng tài sản sẽ đem lại cho Hoàng Hà 7.2 đồng lợi nhuận đối với năm 2017. ROA cao dần qua các năm chứng tỏ khả năng quản lý của Ban quản trị công ty Hoàng Hà trong việc chuyển tài sản của doanh nghiệp thành lợi nhuận ròng tƣơng đối tốt.

- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity– ROE)

Tƣơng tự nhƣ vậy đối với chỉ số ROE, Hệ số này thể hiện cứ một đồng vốn chủ sở hữu của Hoàng Hà sẽ đem lại 20.5% lợi nhuận trong năm 2019. Chỉ số ROE cao dần trong các năm từ 2017 đến 2019.

Nhân tố Marketing

Hoàng Hà luôn đặt một điều kiện tiên quyết trong marketing đó chính là phải tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngoài ra Hoàng Hà tiên phong trong việc phát triển dịch vụ đi kèm với gia công để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mở rộng phạm vi tiếp cận, giúp nhiều ngƣời biết đến sản phẩm, dịch vụ của Công ty hơn. Từ đó góp phần gia tăng cơ hội đƣa sản phẩm của Hoàng Hà đến với khách hàng tại các khu vực, vùng miền khác nhau. Hoàng Hà luôn nắm đƣợc tầm quan trọng của Marketing, nên luôn đƣợc chú trọng ngay từ đầu, đó cũng là điều giúp cho Hoàng Hà không ngừng tăng doanh thu, lợi nhuận qua các năm

Marketing tại Hoàng Hà góp phần gia tăng sự hiện hữu của doanh nghiệp trên các kênh truyền thông quảng cáo, từ truyền thống đến công nghệ, gây hình ảnh trong khách hàng, giúp họ hiểu rõ chính xác sản phẩm dịch vụ về các thông tin cũng nhƣ sản phẩm dịch vụ mà Hoàng Hà cung cấp

Ngoài ra do yếu tố cạnh tranh ngày càng gay gắt trong ngành, và tƣơng lai có thể có sản phẩm thay thế trên thị trƣờng, Marketing tại Hoàng Hà xem nhƣ là cột chống đỡ cho doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển, nên cần có tính hiệu quả khi đƣa ra các chiến lƣợc, tạo lợi thế cạnh tranh giữa các đối thủ, bên cạnh đó marketing kết hợp với sự phát triển của công nghệ và các trang mạng xã hội để giúp Hoàng Hà có thể tƣơng tác dễ dàng hơn với các đối tƣợng khách hàng, đồng thời giúp Hoàng Hà gửi các thông tin về dịch vụ sản phẩm một cách nhanh nhất cho khách hàng, giúp tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng.

Tuy nhiên kế hoạch Marketing của Hoàng Hà còn gặp nhiều trở ngại, bởi đƣợc xem là ngành mới và thị trƣờng ngách, chƣa có một quy chuẩn rõ ràng trong ngành nên vừa đi vừa xây dựng, vừa thử nghiệm vừa làm, nên cũng gặp rất nhiều khó khăn, thách thức.

Nguồn nhân lực

Do tính cách các đối tƣợng của Hoàng Hà chủ yếu là đội ngũ kỹ thuật nên đôi khi còn cứng nhắc, làm việc còn thiếu tính chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm trong công việc chƣa cao, có một số hạn chế do khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu thực tế tại doanh nghiệp, việc đào tạo trong nhà trƣờng chƣa bắt kịp đƣợc với xu thế lao động thực tiễn tại doanh nghệp, vì vậy đội ngũ kỹ sƣ của Hoàng Hà phải đào tạo lại từ đầu, mất thời gian chi phí cho khâu đào tào từ 6 tháng đến 1 năm để có thể trở thành thợ lành nghề bậc 2 cho doanh nghiệp.

Khả năng hội nhập của đội ngũ nhân sự mới cũng còn là vấn đề, để tiếp nhận văn hóa doanh nghiệp vẫn làm cho nhân viên mất khá nhiều thời gian để bắt kịp, từ những ý thức, tác phong làm việc nhất là đối với các đôi ngũ nhân viên mới rời khỏi trƣờng đào tạo là các sinh viên vừa mới ra trƣờng, Hoàng Hà luôn tạo điều kiện với

các sinh viên mới ra trƣờng có cơ hội đƣợc tiếp cận việc làm ngay nhƣng là điều hạn chế rất lớn để bƣớc từ môi trƣờng nhà trƣờng sang môi trƣờng doanh nghiệp.

Từ những thực trạng đó Hoàng Hà đã đƣa ra các chƣơng trình đào tạo tƣơng ứng với mỗi phòng ban để đáp ứng nhu cầu công việc, thực hiện đào tạo đầu vào, đào tạo trong quá trình làm việc, tính số giờ học tập vào khung mức thƣởng và phạt cụ thể, phần nào các đội ngũ nhân viên đƣợc tiếp cận những tƣ duy tích cực, nâng cao tay nghề, góp phần phát triển doanh nghiệp và đất nƣớc

Nhân tố khác

Môi trƣờng vi mô là môi trƣờng bao gồm các doanh nghiệp trong cùng tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự tác động của môi trƣờng vi mô ảnh hƣởng tới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp là điều không thể phủ nhận.

Nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:

Đối thủ tiềm ẩn của Hoàng Hà là các doanh nghiệp hiện chƣa có mặt trong ngành nhƣng có thể ảnh hƣởng tới ngành trong tƣơng lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Sức hấp dẫn của ngành: Hiện nay Hoàng Hà và một số đối thủ cạnh tranh

đang phát triển, sự cạnh tranh thấp, lợi nhuận cao, thị trƣờng tiềm năng, mảnh đất tốt cho các doanh nghiệp, các doanh nghiệp trong ngành vẫn còn ít chỉ có khoảng 15 doanh nghiệp hiện đang tham gia vào thị trƣờng tráng phủ sơn Teflon lên kim loại.

- Những rào cản gia nhập ngành: Về vấn đề này Hoàng Hà đánh giá rào cản gia nhập ngành cao, vì để có thể gia nhập đƣợc ngành cần phải tìm đƣợc vùng nguyên liệu phù hợp, đƣợc các nhà cung cấp chấp nhận đánh giá năng lực, tuy nhiên nó lại thuộc công nghệ bảo mật của Hoàng Hà và các đối thủ cùng ngành nên để tiếp cận đƣợc là rất khó để có thể chuyển giao công nghệ và gia nhập đƣợc ngành. Nhƣng không có nghĩa là không thể gia nhập đƣợc nên đây vẫn là nguy cơ cho Hoàng Hà và các doanh nghiệp trong ngành cần phải không ngừng đổi mới sáng tạo, nghiên cứu để đƣa chất lƣợng sản phẩm dịch vụ ngày càng cao, tìm những điểm ƣu việt và độc quyền cho một loại phân khúc thị trƣờng đƣợc chỉ định đối với nhà cung cấp.

- Tình trạng ngành: Nhu cầu của ngành vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu cung

ứng sản phẩm dịch vụ, các ngành khác đang rất khan hiếm các nhà cung cấp nhƣ Hoàng Hà để tăng năng lực cạnh tranh, vì vẫn là thị trƣờng ngách nên khách hàng chƣa có quá nhiều sự lựa chọn sản phẩm dịch vụ khi gia công, số lƣợng các doanh nghiệp còn rất ít so với các ngành khác chỉ có khoảng 15 doanh nghiệp tham gia ngành, nên thị phần chƣa khai thác còn rất nhiều, cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn tham gia vào thị tƣờng lớn.

- Các rào cản rút lui (Exit Barries): Về rào cản rút lui Hoàng Hà đánh giá rào

cản rút lui dễ, bởi khi tham gia vào ngành có sự chuyển giao công nghệ từ các nhà cung cấp trong và ngoài nƣớc thì nó sẽ không còn rào cản cao, điều quan trọng chi phí đầu tƣ thấp nên khi rút lui khỏi ngành không bị quá thiệt hại so với các ngành khác, nên điều kiện rút lui rất đơn giản và dễ dàng và không quá khó khăn.

Sức mạnh của khách hàng:

Cũng nhƣ các ngành kinh doanh khác, khách hàng quyết định là một trong những nhân tố quyết định khả năng sinh lời của Hoàng Hà, hiện nay thị trƣờng vẫn còn ít sự lựa chọn nên khách hàng vẫn phải chấp nhận các sản phẩm dịch vụ, vì vậy nếu các đối thủ cạnh tranh tiềm năng đƣa ra đƣợc phƣơng án tốt hơn cho khách về mặt chất lƣợng, thì sức mạnh của khách hàng sẽ thấy rõ nét

. Sự đe dọa của các sản phẩm dịch vụ thay thế:

Hiện nay sản phẩm thay thế vẫn chƣa xuất hiện tại thị trƣờng trên thế giới và Việt Nam, Hoàng Hà hiểu rõ về vòng đời một sản phẩm, tuy nhiên sự thay thế vẫn chƣa rõ nét, hoặc vẫn cần có thời gian để khoa học công nghệ phát triển, và các nhà cung cấp nghiên cứu ra một sản phẩm khác thay thế chất Teflon, và ứng dụng nó trong các ngành khác.

Thực trạng hiện nay sản phẩm thay thế mà Hoàng Hà nghiên cứu đƣợc là một số sản phẩm đặc thù thay vì phủ sơn Teflon thì họ thay bằng túi nilong để sử dụng nhƣ trong ngành sản xuất bao bì, in ấn, các máng mực cần phủ chống dính bằng sơn Teflon, tuy nhiên chi phí cao nên các khách hàng đã thay bằng túi nilong lót vào máng mực để có thể thay thế cho dễ, chi phí rẻ. Nên sản phẩm thay thế hiện nay

trên thị trƣờng là chƣa có, nó đƣợc xuất hiện dƣới dạng tiềm ẩn và sẽ xuất hiện trong tƣơng lai khi có sự dịch chuyển về vật liệu mới trong một số ngành sản xuất. hay các chất bóc tác sản phẩm trực tiếp, rẻ dễ dàng thực hiện nhƣng lại làm tăng các chi phí khác nhƣ chi phí nhân công, hoặc không chịu đƣợc nhiệt độ, nên việc thay thế không tuyệt đối khi tham gia vào thị trƣờng tráng phủ sơn Teflon lên kim loại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực tráng phủ kim loại tại công ty cổ phần phát triển đầu tư hoàng hà​ (Trang 100 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)