Hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực tráng phủ kim loại tại công ty cổ phần phát triển đầu tư hoàng hà​ (Trang 37 - 40)

1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.3.4. Hiệu quả kinh doanh

“Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực

để đạt được các mục tiêu kinh doanh xác định. Chỉ các doanh nghiệp kinh doanh mới nhằm vào mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và vì thế mới cần đánh giá hiệu quả kinh doanh. (Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, hiệu quả liên quan đến việc sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ bằng cách đo lƣờng đƣợc các chỉ số về việc sử dụng số lƣợng hoặc tài nguyên nhỏ nhất, nhƣ vốn, lực lƣợng lao động, sử dụng công nghệ tiêu thụ năng lƣợng, tiêu hao nguyên nhiên vật liệu.

Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả có thể tạo ra các sản phẩm chất lƣợng, đáp ứng cũng nhƣ cung cấp dịch vụ và hoàn thành các kế hoạch chung của doanh nghiệp cùng với cắt giảm các chi phí lãng phí không cần thiết. Giảm giá thành tăng lợi nhuận, muốn đo lƣờng kết quả kinh doanh thì doanh nghiệp phải tạo ra doanh thu, vì vậy hiệu quả kinh doanh là nói đến số tiền (doanh

thu hay lợi nhuận) mà doanh nghiệp đó tạo ra với một tài nguyên đầu vào nhất định. Bởi tài nguyên là hữu hạn và sự tiêu hao tốn kém, mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là xây doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và tạo tỷ suất lợi nhuận tối đa từ những chi phí đầu vào.

Để đạt đƣợc hiệu quả doanh nghiệp cần phải phân bổ nhiều nguồn lực hơn, phân bổ nhiều chi phí hơn cho A&D, tái đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng, mở rộng quy mô trong tiềm lực vốn có của doanh nghiệp, các chi phí đƣợc phân bổ nhiều hơn cho tiếp thị và bán hàng hoặc tăng tỉ suất lợi nhuận. Bên cạnh đó khi một doanh nghiệp hoạt động không đạt hiệu quả sẽ sử dụng nguồn công nghệ cứng và công nghệ mềm cùng với tài nguyên một cách lãng phí, kết quả là hạn chế khả năng phát triển và có nguy cơ bị đánh bại bởi các đối thủ cạnh tranh.

Để đo lƣờng hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ sử dụng các bộ chỉ số nhƣ ROE, ROS, ROA, dựa trên các số liệu về tài chính để có các bộ chỉ số đo lƣờng sức khỏe doanh nghiệp, cũng có một cách khác nhƣ tính tỷ lệ hoàn vốn hay doanh thu trên mỗi nhân viên .

Lợi nhuận biên (ROS)

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, nó phản ánh nếu doanh nghiệp thu đƣợc 1 đồng doanh thu thì đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ số ROS tính theo tỷ lệ %.

Công thức tính ROS nhƣ sau:

Khi ROS > 0: Công ty kinh doanh có lãi, nếu ROS càng lớn công ty càng lãi lớn Khi ROS < 0: Công ty đang bị lỗ

Và phụ thuộc vào từng ngành nghề để ROS có chỉ số với trung bình ngành, để đánh giá ROS tốt hay không tốt cho các ngành là khác nhau

Điển hình nhƣ:

Ngành sản xuất: ROS >= 10%

Lợi nhuận sau thuế

ROS =

Doanh thu thuần

Ngành dịch vụ: ROS >= 30%

Ngành thƣơng mại: ROS >= 3 – 5 % Đối với ngành gia công : ROS >= 8%

Một doanh nghiệp muốn bền vững thì doanh nghiệp đó nên duy trì chỉ số ROS ổn định, hoặc gia tăng theo thời gian, sẽ rất tốt nếu 3 – 5 năm luôn ổn định hay chỉ số ROS luôn tăng.

Khả năng sinh lời:

Đây là chỉ tiêu cơ bản đo lƣờng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vì mục tiêu chính của các doanh nghiệp khi cạnh tranh là thu về lợi nhuận. Khả năng sinh lời càng cao thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng lớn.

Chỉ tiêu khả năng sinh lời chỉ ra năng lực của cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp trong việc duy trì sự tăng trƣởng của các nguồn thu so với mực tăng chi phí và quyết định khả năng tài chính của doanh nghiệp sẽ đƣợc đẩy mạnh hay trở nên suy yếu. Khả năng sinh lời đƣợc đo lƣờng bởi các chỉ tiêu sau:

- Lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp: lợi nhuận này càng lớn, tốc độ

tăng trƣởng lợi nhuận càng cao và đều đặn thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao, quy mô vốn của doanh nghiệp càng tăng làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (Return On Assets – ROA) thể hiện khả năng của đơn vị trong việc sử dụng các tải sản của mình để tạo ra lợi nhuận.

Hệ số này thể hiện cứ một đồng tài sản sẽ đem lại bao nhiều đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. ROA càng cao thể hiện khả năng quản lý của Ban quản trị công ty trong việc chuyển tài sản của doanh nghiệp thành lợi nhuận ròng càng tốt. Một doanh nghiệp đƣợc coi là có khả năng sinh lời cao nếu ROA đạt mức trên 0,5%.

Lợi nhuận ròng sau thuế ROA =

Tổng tài sản có bình quân

- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity– ROE)

Hệ số này thể hiện cứ một đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ đem lại bao nhiều đồng lợi nhuận trong một thời gian nhất định (thƣờng là 1 năm). Một doanh nghiệp đƣợc coi là có khả năng sinh lời cao khi ROE cao hơn mức lợi nhuận kỳ vọng. ROE càng cao thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh.

Hiệu quả kinh doanh là một cuộc đua trƣờng kỳ và dài hạn tất cả phải có kế hoạch chi tiết. Bằng các lộ trình không ngừng cải thiện mỗi ngày, cho đến lúc vận hành hệ thống doanh nghiệp một cách ổn định, tạo ra doanh thu trong một chi phí thấp nhất có thể nhƣng vẫn đảm bảo sản phẩm đạt chất lƣợng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực tráng phủ kim loại tại công ty cổ phần phát triển đầu tư hoàng hà​ (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)