Phân tích về công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực tráng phủ kim loại tại công ty cổ phần phát triển đầu tư hoàng hà​ (Trang 93)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh trong ngành tráng phủ kim loại của

3.3.6. Phân tích về công nghệ

Công nghệ Teflon trên thế giới

Hiện nay Công ty Hoàng Hà vẫn không ngừng nghiên cứu để đƣa ra các loại sản phẩm về lớp phủ để cải tiến tối ƣu với đặc thù từng ngành nghề, đƣa tráng phủ sơn Teflon lên bề mặt kim loại, còn gọi là công nghệ sơn Teflon.

Nhƣ đã đƣa thông tin ở trên sơn Teflon hay còn gọi là sơn “chống dính” ngƣời Hi Lạp đã từng sử dụng chảo chống dính để làm bánh mì hơn 3000 năm trƣớc, Vỉ gốm Mycenaean có một mặt nhẵn và một mặt phủ đầy những lỗ nhỏ. Bánh mì có lẽ đƣợc đặt ở một bên các lỗ, vì bột có xu hƣớng dính khi nấu trên mặt mịn của chảo. Các lỗ dƣờng nhƣ là một công nghệ chống dính cổ xƣa, đảm bảo rằng dầu trải đều lên trên vỉ nƣớng.

Các chảo chống dính hiện đại ngày nay đƣợc thực hiện bằng cách sử dụng một lớp phủ Teflon (polytetrafluoroetylen hoặc PTFE). PTFE đƣợc phát minh ngẫu nhiên bởi Roy Plunkett vào năm 1928 khi đang làm việc cho một doanh nghiệp của DuPont. Chất này đƣợc phát hiện có một số tính chất vật lý và hóa học độc đáo đó là có khả năng chống ăn mòn rất tốt và hệ số ma sát thấp nhất của bất kỳ chất nào đƣợc sản xuất từ trƣớc đến nay. Teflon lần đầu tiên dùng để làm cho các con vật Hải Cẩu chống lại khí uranium hexafluoride nó sử dụng để phát triển bom nguyên tử trong thế chiến thứ II, và đƣợc coi là bí mật quân sự. DuPont đã đăng ký bản quyền thƣơng hiệu Teflon vào năm 1930 và bắt đầu sử dụng sản phẩm sau chiến tranh thế giới thứ II

Đến năm 1951 DuPont đã phát triển các ứng dụng cho Teflon trong sản xuất bánh mì, bánh quy thƣơng mại, tuy nhiên Công ty đã tránh thị trƣờng dụng cụ đồ gia dụng nấu ăn và đồ tiêu dùng do các vấn đề tiềm ẩn liên quan đến việc giải phóng các khí độc nếu đun chảo trên bếp quá nóng trong điều kiện môi trƣờng không đủ thoáng khí và đủ quạt thông gió. Khi làm việc với DuPont, cựu sinh viên trƣờng kỹ thuật Tandon của NYU John Gilbert đã yêu cầu đánh giá một vật liệu mới đƣợc phát triển có tên là Teflon. Các nguyên liệu của ông sử dụng Polymer flo hóa làm lớp phủ bề mặt cho nồi và chảo đã mở ra một cuộc cách mạng trong dụng cụ nấu không dính.

Vài năm sau, một kỹ sƣ ngƣời Pháp đã bắt đầu phủ lớp Teflon để dùng cho các dụng cụ liên quan đến nhà bếp, ý tƣởng này đã thành công và một bằng sáng chế của Pháp đã đƣợc ra đời vào năm 1954 thuộc về Công ty Tefal đƣợc thành lập năm 1956 để sản xuất chảo chống dính.

Không phải tất cả chảo chống dính đề sử dụng Teflon, lớp phủ chống dính khác cũng lần lƣợt ra đời dựa trên nền tảng có sẵn đƣợc nghiên cứu và phát triển

nhƣ: hỗn hợp titan và gốm, chỉ cần phun cát lên bề mặt chảo sau đó nung lên ở nhiệt độ 2000 độ C để tạo ra lớp phủ gốm chống dính.

Teflon (Polytetrafluoroetylen còn đƣợc gọi tắt là PTFE) là một loại Fluoropolymer tổng hợp đƣợc sử dụng trong các ứng dụng khác nhau bao gồm cả lớp phủ chống dính khác. Teflon là một thƣơng hiệu của PTFE, thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ một thuật ngữ chung cho PTFE. Chất nền là kim loại đƣợc làm sạch và nhám bằng cách phun cát, sau đó phun lớp Teflon lên, đặc điểm vật lý của sản phẩm là không dính, ma sát thấp chống lại sự mài mòn, tuy nhiên để tính chống dính đảm bảo đƣợc lâu bền nhiệt độ thƣờng là 260O

C (500O

F), các dụng cụ đƣợc phủ lớp sơn Teflon có thể bị trầy xƣớc nếu dụng cụ nào đó cứng hơn lớp sơn Teflon tác động vào bề mặt sản phẩm.

Hiện nay trong ngành thực phẩm việc xử lý Teflon có chứa PFOA đã đƣợc xử lý, nó đƣợc gọi là chất gây ô nhiễu hữu cơ gây ra ảnh hƣởng không tốt cho sức khỏe và môi trƣờng, và đã đƣợc loại bỏ khỏi Teflon, PFOA đƣợc thay thế bằng sản phẩm GenX đƣợc sản xuất bởi Dupont, White Ford, Victex, đã đƣợc các hiệp hội các nhà nhiên cứu an toàn sức khỏe cho cộng đồng tại châu Âu và Mỹ kiểm định trƣớc khi đƣa vào khai thác sử dụng, Teflon còn chất PFOA cũng đƣợc các tổ chức này cấm đƣa vào sản xuất.

Công nghệ Teflon tại Hoàng Hà

Từ những tiền đề và cơ sở trên Hoàng Hà đã đƣợc tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ những chuyên gia hàng đầu trên thế giới, và ngày nay sự tiên tiến về phát triển khoa học vƣợt bậc không còn dùng chung trên một loại Teflon nữa mà đƣợc phát triển dựa trên tính năng của các sản phẩm đặc thù, hiện nay có hàng trăm loại sơn Teflon đƣợc ứng dụng cho các ngành công nghiệp khác nhau đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật nhƣ:

Kháng hóa chất, Chụi đƣợc thời tiết, tác động của thiên nhiên Nhiệt độ hoạt động lên tới 400oC

Dẫn điện tốt, hằng số điện môi thấp Trơ lì, chống dính.

Bảng 3.10: Các chỉ số kỹ thuật đƣợc đánh giá trên một vật liệu tiêu biểu

Chỉ tiêu kỹ thuật Giá Trị Đơn vị đo Phƣơng Pháp

Tính chất cơ học

Độ bền kéo, 23 ° C 2500 psi

17 MPa

Độ giãn dài, 23 ° C 200-500 %

Độ bền uốn, 23 ° C

Khi phủ Teflon lên không hỗ trợ độ uốn D 790 Tính chất nhiệt Độ nóng chảy 580 ° C Nhiệt độ dịch vụ 260 ° C Nhiệt độ xử lý 370-395 ° C Tính chất điện

Độ bền điện môi, thời gian

ngắn, 2 mm 18 Vol / mẹ

Điện trở suất, khô, @ 50%

rh > 10 18 ohm-cm D 257

Hằng số điện môi, 60 đến 2

x 10 9 cps 2.1 ε D150-81

Các tính chất khác

Xếp hạng ngọn lửa + VE-0 UL-94

Chống chịu thời tiết Thông minh

Trọng lƣợng riêng 2,17 D792-66

(1979)

Hệ số ma sát 0,27 vang0,67 1894

(Nguồn: Phòng kỹ thuật tại Công ty Hoàng Hà)

Đối với Hoàng Hà công nghệ khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh là đƣợc chuyển giao nhiều quy trình, phƣơng pháp công nghệ trên 30 sản phẩm ngành nghề đặc thù khác nhau để đƣa vào ứng dụng cụ thể.

Dây chuyền sản xuất có thể đạt công suất 400.000 m2/năm đểđáp ứng nhu cầu của các ngành nghề, đây là điểm vƣợt trội của Hoàng Hà so với các đối thủ cảnh tranh chỉ khoảng 160.000 – 300.000 m2/năm, có hệ thống máy móc dây chuyền, cùng với cải tiến các trang thiết bị phù hợp với kích thƣớc sản phẩm.

Lò gia nhiệt có thể chứa sản phẩm 5 tấn và dài 6m, so với đối thủ cạnh tranh vẫn chƣa đáp ứng đƣợc tiêu chí này, đây là điểm cộng trong việc tham gia vào thị trƣờng cạnh tranh.

Hiện nay, trong một số ngành đặc thù Hoàng Hà vẫn đang là đơn vị độc quyền trong việc gia công tráng phủ kim loại khi liên kết với các kỹ thuật của các nhà cung cấp lớn trên thế giới tại Anh, Mỹ, Đức, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản…., để tạo sự khác biệt cho sản phẩm, tham gia vào thị trƣờng ngách, cụ thể gia công trục dệt trong ngành dệt nhuộm, đƣa công nghệ, trƣớc đây thay vì chuyển những trục rulo này về nƣớc nơi sản xuất (Nhật Bản, Đài Loan …) để gia công lại bề mặt trục để chống dính phủ sơn Teflon lên với công nghệ phủ polymer làm tăng tuổi thọ khi gia công lại là 5 năm, so với các đối thủ cạnh tranh là 1 năm.

Hình 3.4: Quy trình phủ sơn teflon lên kim loại

(Nguồn: Phòng kỹ thuật tại Công ty Hoàng Hà)

Đối với quy trình này tất cả các sản phẩm khi tiến hành gia công đều giống nhau, chỉ khác về nguyên vật liệu dùng cho ngành sản xuất nào, để đƣa vào gia công.

Các kỹ sƣ tại cơ sở chế biến sô cô la của Nestle ở Girvan Scotland đã liên tục phải đối mặt với một hóa đơn thanh toán khổng lồ vì vụn sô cô la tích lũy trong lỗ khoan của ống thép không gỉ của nhà máy, làm ngăn chặn dòng chảy của sản phẩm và làm giảm hiệu quả sản xuất, tiến độ, thành phẩm hoàn thành bị lỗi quá nhiều. Mỗi tuần, bộ phận bảo trì đã dành nhiều giờ để loại bỏ sô cô la tích tụ.

Khi tham khảo ý kiến với các kỹ sƣ của Nestle, FEP Shelman / HND đã cung cấp một đƣờng ống thay thế bằng thép không gỉ và các phụ kiện đƣợc lót bằng Teflon, lỗ

Làm sạch bề mặt Bắn cát Quay sơn, lọc Làm nóng vật liệu Phủ lớp lót Sấy lớp lót Làm nguội Phủ lớp ngoài Sấy Làm nguội

khoan 100mm. Bề mặt đƣợc phủ sơn Teflon để chống dính, giúp sô cô la không thể bám chặt vào đƣờng ống nên đã loại bỏ đƣợc chi phí làm sạch vô cùng tốn kém.

Sau vài năm phục vụ, công việc ống lót bằng nhựa và sơn Teflon đã đƣợc chứng minh rất hiệu quả trong việc giảm các loại chi phí liên quan đến bảo hành, bảo dƣỡng định kỳ máy móc, từ đó giảm thiểu thời gian chết và giải phóng các tài nguyên có giá trị.

3.3.7. Phân tích về chất lượng nguồn nhân lực

Chìa khóa của sự thành công trong cạnh tranh không chỉ trong ngành tráng phủ kim loại và còn tất cả các ngành khác là duy trì và không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ thông qua việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Để đảm bảo chất lƣợng sản phẩm dịch vụ thì trƣớc hết doanh nghiệp - tức là đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp phải có chất lƣợng tốt. Nhƣ vậy có thể nói chất lƣợng nhân sự của doanh nghiệp càng tốt thì khả năng cạnh tranh của Công ty càng cao.

Là đơn vị đi sau, cạnh tranh ngang hàng với các đối thủ cạnh tranh, mặc dù các đối thủ không quá gay gắt và nhiều nhƣ các ngành khác, ngay từ đầu đƣợc đánh giá là thị trƣờng ngách, thị trƣờng rất tiềm năng và rộng mở để khai thác, tuy nhiên không có gì là mãi mãi, bởi sự cạnh tranh hoàn hảo với nền kinh tế thị trƣờng ngày nay là rất ít, vì vậy phải tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm dịch vụ thông qua đào tạo đội ngũ nhân sự, trọng dụng nhân tài, đƣa ra các cơ chế để có cơ hội phát triển .

Phƣơng thức tuyển dụng nhân viên của Hoàng Hà là thi tuyển tập trung tại Hà Nội và Hồ Chí Minh một cách công khai minh bạch, mỗi bộ phận sẽ có tiêu chí đánh giá tuyển dụng khác nhau, cho phù hợp với vị trí doanh nghiệp đang cần, những ngƣời có năng lực và có thể trở thành các trƣởng phòng, nhân viên, kỹ thuật. Với chính sách tuyển dụng công khai, minh bạch chỉ những ứng viên thực sự có năng lực mới có thể trở thành nhân viên hoặc ngƣời lãnh đạo chi nhánh.

Từ nhận định nhân sự chủ chốt là một trong những yếu tố sống còn đối với sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp, Hoàng Hà đã đổi mới mạnh mẽ phƣơng thức đánh giá cán bộ, kỹ thuật lao động theo mục tiêu khối lƣợng, chất lƣợng, tiến độ và hiệu quả

công việc. Trong quá trình làm việc, cán bộ nhân viên tại khu vực và chi nhánh luôn đƣợc khuyến khích sáng tạo, mọi cống hiến đều đƣợc ghi nhận, tôn vinh và giúp họ thăng tiến. Doanh nghiệp đƣa ra phát triển các Qũy sáng tạo, để tạo động lực cho cán bộ nhân viên không ngừng tƣ duy sáng tạo, tạo điều kiện tăng thêm thu nhập đời sống. Đồng thời, Hoàng Hà cũng là đơn vị trong ngành trả mức lƣơng trung bình cho công nhân viên cao nhì trong hệ thống toàn ngành, bình quân tháng là 11 triệu đồng.

Để đào tạo bồi dƣỡng nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động kinh doanh, hàng tháng doanh nghiệp tổ chức các chƣơng trình đào tạo nội bộ các phòng ban, trong toàn công ty, cử đi học tại các đơn vị đào tạo có uy tín để phát triển năng lực cá nhân. Tại đây, mỗi công nhân viên của Công ty và của chi nhánh đều đƣợc đào tạo về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật, kỹ năng giao tiếp và bán hàng, thái độ phục vụ khách hàng…

Môi trƣờng làm việc văn minh, dân chủ, đảm bảo đầy đủ các quyền lợi cộng với chế độ tiền lƣơng hấp dẫn đã tạo động lực cho mỗi nhân viên cống hiến cho Hoàng Hà và giúp Hoàng Hà trở thành khối nam châm thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong và ngoài ngành.

Hoàng Hà đã gắn chính sách tiền lƣơng với chính sách quản lý lao động (KPIs), đồng thời ban hành chính sách đãi ngộ ngƣời lao động có trình độ kỹ thuật công nghệ cao, có tâm huyết với Công ty.

Số lƣợng cán bộ nhân viên tại Hoàng Hà có sự biến động mỗi năm. Cụ thể, đến 31/12/2017 toàn Công ty có 20 nhân viên, đến 31/12/2019 số lƣợng nhân viên của Công ty tăng lên 50 nhân viên do Công ty thực hiện mở rộng quy mô sản xuất, thực hiện bổ sung các nhân sự chi nhánh Hồ Chí Minh. Đến năm 2018 và 2019 Công ty bổ sung thêm nhân viên vào nhiều vị trí, nâng số lƣợng nhân viên lên 50 lao động chính thức.

Theo thống kê đến hết năm 2019, toàn Công ty có 90% lao động có trình độ thạc sỹ, đại học hệ chính quy tại các trƣờng có uy tín, chất lƣợng cả trong và ngoài nƣớc, tăng 70% so với ngày đầu thành lập. Đáng chú ý là độ tuổi của kỹ thuật viên, nhân viên chi nhánh đang dần đƣợc trẻ hóa, trung bình hiện dƣới 38 tuổi.

Bảng 3.11: Chất lƣợng cán bộ nhân viên tại Công ty Hoàng Hà STT Trình độ Số lƣợng (ngƣời) Tỷ trọng (%) 1 Thạc sỹ 2 4.4% 2 Đại học, cao đẳng 40 87,9% 3 Trung cấp 8 5.5% Cộng 50 100 (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính – Hoàng Hà)

3.4. Thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh trong ngành tráng phủ kim loại của công ty Hoàng Hà. tráng phủ kim loại của công ty Hoàng Hà.

3.4.1. Thực trạng các nhân tố chủ quan

Nhân tố tài chính

Tài chính đƣợc xem là dòng máu xuyên suốt chảy đến các bộ phận trong các phòng ban của doanh nghiệp, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc diễn ra, mặt khác tạo điều kiện để nghiên cứu phát triển sản phẩm, dịch vụ, hiện đại hóa công nghệ, nền tảng của năng lực khi đánh giá ở tầm vĩ mô. Hoàng Hà vẫn luôn nỗ lực với nguồn tài chính ổn định trong lộ trình phát triển, đảm bảo đi đúng định hƣớng, chiến lƣợc với sứ mệnh của mình. Trong những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn nhƣng Hoàng Hà không ngừng nỗ lực để có chiến lƣợc nguồn vốn đảm bảo nền móng vững chắc, là hậu phƣơng đảm bảo để các bộ phận phòng ban khác yên tâm phát triển

Quy mô vốn:

Vốn chủ sở hữu của Hoàng Hà đã tăng lên từ 2 tỷ năm 2016 lên 9 tỷ năm 2018 đây là vốn tự có do Hoàng Hà tạo lập đƣợc, thuộc sở hữu riêng của Công ty, thông qua góp vốn của các chủ sở hữu và hình thành từ kết quả kinh doanh qua các năm.

Lợi nhuận biên (ROS)

Lợi nhuận sau thuế ROS

Doanh thu

Bảng 3.12: Bảng hoạt động sản xuất kinh doanh (2017 – 2019)

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2017 2018 2019

2,020

TH TH TH KH

1 Doanh thu bán hàng và cung

cấp dịch vụ triệu VNĐ 22,597 28,586 34,589 38,048

2 Các khoản giảm trừ doanh thu triệu VNĐ - - - -

3 Doanh thu thuần triệu VNĐ 22,597 28,586 34,589 38,048

4 Chi phí triệu VNĐ 20,338 25,727 31,130 34,243

5 Lợi nhuận trƣớc thuế triệu VNĐ 2,259 2,858 3,458 3,804

6 Nộp thuế NSNN triệu VNĐ 451 572 692 761

7 LNST triệu VNĐ 1,807 2,287 2,767 3,044

8 Lợi nhuận biên (ROS =

(LNST/DT) % 9 11 11 13

9 Chi tiêu về tỷ suất lợi nhuận

(ROE = LNST/CSH) % 13 17 20 20.5

10 ROA = LNST/Tổng TS VNĐ 7.2 9.1 10.9 11

(Nguồn:Phòng tài chính tại Công ty Hoàng Hà)

Lợi nhuận biên của Hoàng Hà đã tăng trƣởng qua các năm từ 9% năm 2017 lên 13% năm 2019 tăng nhẹ, tuy nhiên có tính ổn định việc lợi nhuận biên tăng qua các năm do Hoàng Hà đã cắt giảm các chi phí lẵng phí, nâng cao năng suất lao động, bổ sung thêm hệ thống máy móc, dây chuyền để mở rộng quy mô. Năm 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực tráng phủ kim loại tại công ty cổ phần phát triển đầu tư hoàng hà​ (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)