Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực tráng phủ kim loại tại công ty cổ phần phát triển đầu tư hoàng hà​ (Trang 25 - 29)

1.2.1. Khái niệm cạnh tranh

Trên thị trƣờng là một cuộc đua cạnh tranh và đối với một cuộc đua tƣờng minh hay tiềm ẩn đều thông qua nhiều bộ phận chức năng trong doanh nghiệp, khái niệm này ngày càng đƣợc nhắc đến trên các phạm vi cả vĩ mô và vi mô, để thấy tính phổ biến tất yếu có sự phát triển có tính toàn diện, từ vi mô nhƣ phạm vi doanh nghiệp, phạm vi khu vực, phạm vi lãnh thổ quốc gia, phạm vi liên quốc gia, và có một điểm chung đặc biệt là hƣớng tới một mục tiêu phù hợp với chiến lƣợc kế hoạch cụ thể của từng tổ chức hay doanh nghiệp đó đang hoạt động.

Mỗi một thời kỳ, một gian đoạn lịch sử kinh tế, khái niệm cạnh tranh của các nhà kinh tế học sẽ có những quan điểm khác nhau, những quan điểm đó phần nào thể hiện tính hiện thực nền kinh tế tại thời điểm đó.

Theo Michael E. Porter (2008 – 2009) một nhà quản trị có tầm ảnh hƣởng nhất thế giới, một trong giáo sƣ lỗi lạc nhất trong lịch sử của đại học Harvard, và cũng là cha đẻ của lợi thế cạnh tranh, chiến lƣợc cạnh tranh cho rằng: “Cạnh tranh là dành

lấy thị phần và bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, chiếm lĩnh thị phần, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là toàn bộ bình quân hóa lợi nhuận trong tổng ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả là của nó có thể giảm đi”

Theo từ điển bách khoa Việt Nam (tập 1) định nghĩa: “Cạnh tranh trong kinh

doanh là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất”.

Một khái niệm khác: “cạnh tranh là sự kình địch giữa các chủ thể sản xuất –

kinh doanh cùng tham gia thị trường để giành khách hàng hoặc giành thị trường”

(Nguyễn Hữu Lam, Đinh Thái Hoàng, Phạm Xuân An, “Quản trị chiến lƣợc: Phát triển vị thế cạnh tranh, NXB Giáo dục, 2007)

Và ở một góc độ kinh tế nào đó cạnh tranh là luôn tồn tại 2 mặt: về tích cực và tiêu cực. Cạnh tranh là động lực để các doanh nghiệp không ngừng sáng tạo, đổi mới, để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh những tích cực vẫn tồn tại tiêu cực, là sự khống chế, tranh giành, vi phạm cả đạo đức kinh doanh làm sai lệch định hƣớng đi, dẫn đến rối loạn hoặc phá sản. Vậy để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực, cần phải duy trì môi trƣờng kinh doanh lành mạnh, hợp pháp, phù hợp đạo đức kinh doanh, xử lý cạnh tranh lành mạnh công khai giữa các doanh nghiệp.

Trong môi trƣờng kinh doanh hiện nay, áp lực cạnh tranh ngày càng lớn các doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thậm chí bị đào thải, vì vậy một doanh nghiệp nên chỉ tập trung vào những tài nguyên có hạn của mình để nỗ lực xây dựng ƣu thế cạnh tranh cho chính doanh nghiệp của mình.

1.2.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh có rất nhiều định nghĩa và cũng rất nhiều quan điểm, trong luận văn này xin trích dẫn một số định nghĩa, quan điểm để làm rõ hơn về vấn đề này

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao để tồn tại và phát triển bền vững. Và đây là quan điểm phổ biến hiện nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với đối thủ và khả năng thu lợi của doanh nghiệp (Michael.E.Porter 2008,2009)

Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp đƣợc đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trƣờng cạnh tranh trong nƣớc và ngoài nƣớc. Một doanh nghiệp có thể kinh doanh một hay nhiều sản phẩm và dịch vụ, vì vậy ngƣời ta còn phân biệt năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ.

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh, là khi sản phẩm hay dịch vụ đó đƣợc đƣa ra thị trƣờng có khả năng bán nhanh với giá tốt cùng sự cạnh tranh với nhiều đối thủ bán cùng loại đó,

đồng thời năng lực cạnh tranh còn phụ thuộc lớn vào chất lƣợng, tốc độ cung cấp, giá cả, thƣơng hiệu, chính sách hậu mãi, nên việc đo năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bằng thị phần của sản phẩm hay dịch vụ cụ thể của doanh nghiệp đó cung cấp trên thị trƣờng.

Năng lực cạnh tranh của ngành: Là khả năng, năng lực ngành phát huy đƣợc những lợi thế cạnh tranh, hơn hẳn vƣợt trội và có năng suất so sánh cao hơn, ƣu thế hơn so với các ngành khác.

Một số tác giả trong nƣớc dựa theo quan điểm của porter (2016,2017) có đƣa ra một số định nghĩa trong quá trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh nhƣ: Nguyễn Công Thụy (2015) cho rằng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc phát triển mở rộng thị phần khách hàng, tiêu thụ sản phẩm, thu hút và sử dụng hiệu quả các yếu tố sản xuất để đạt đƣợc lợi ích kinh tế cao, đồng thời đảm bảo tính bền vững của doanh nghiệp.

Đối với luận văn này, tác giả chủ yếu tập trung vào năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp, và năng lực này tất nhiên là phụ thuộc vào tình hình cạnh tranh trong ngành (tƣơng quan giữa các doanh nghiệp cũng nhƣ các đối thủ cạnh tranh trong ngành), mặt khác còn phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh của dịch vụ, sản phẩm.

1.2.3. Khái niệm lợi thế cạnh tranh

Bất cứ một doanh nghiệp khi kinh doanh đều mong muốn tối đa hóa lợi nhuận và doanh thu. Để duy trì đƣợc điều này, lợi thế cạnh tranh sẽ đóng vai trò rất quan trọng. Nó giúp các doanh nghiệp trở nên khác biệt so với các đối thủ trên thị trƣờng, và tạo tính vƣợt trội, ƣu thế về sản phẩm. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ đƣợc ƣu thế của doanh nghiệp mình? Vậy lợi thế cạnh tranh là gì? Cách xác định lợi thế cho doanh nghiệp hiện nay nhƣ thế nào là đúng? Luôn đƣợc các doanh nghiệp quan tâm và đi tìm câu trả lời.

Lợi thế cạnh tranh là những gì làm cho doanh nghiệp nổi bật, trong khi các đối thủ cạnh tranh khác cùng ngành lại không làm đƣợc điều này. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ hoạt động tốt hơn, phát triển hơn so với những doanh nghiệp khác. Đây là

yếu tố cần thiết phải có giúp công ty ngày càng thành công và tồn tại lâu dài, chính sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

Có thể thấy, công ty sử dụng nguồn lực nội tại, cùng kết hợp với ngoại quan và khả năng của nó sẽ tạo ra một lợi thế cạnh tranh và mang lại giá trị vƣợt trội, sƣ khác biệt điển hình. Theo Micheal Porter (2016,2017) “cho dù doanh nghiệp có vô

số điểm mạnh và điểm yếu trước các đối thủ khác, tựu trung lại có 2 loại lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp có thể sở hữu: Chi phí thấp hoăc khác biệt hóa”. Với

hai lợi thế chi phí và lợi thế khác biệt – đây là những ƣu thế của công ty vì nó mô tả vị trí đúng của công ty trong ngành cả về chi phí lẫn sự khác biệt, khi hai lợi thế cạnh tranh cơ bản này kết hợp với nhau nó sẽ cho phép doanh nghiệp tạo ra những chiến lƣợc kinh doanh hiệu quả trong quá trình hoạt động.

Tuy nhiên, để doanh nghiệp tìm ra lợi thế cho chính mình, cần phải có định hƣớng cụ thể trong chiến lƣợc phát triển, có nghĩa là nếu doanh nghiệp muốn dành đƣợc lợi thế cạnh tranh cho mình, bản thân doanh nghiệp cần phải xác định đó là loại lợi thế nào và trong phạm vi nào, bối cảnh vi mô và vĩ mô của doanh nghiệp để có một bức tranh toàn cảnh cụ thể về lợi thế cạnh tranh của mình.

1.2.4. Khái niệm quy mô cạnh tranh

Khi doanh nghiệp tham gia vào nền kinh tế thị trƣờng doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình một quy mô phù phợp với các lợi thế tƣơng đƣơng, năng lực về tài chính và các yếu tố ngoại tác động, điều đó giúp doanh nghiệp có lộ trình phát triển, chiến lƣợc phù hợp với thực trạng của mình. Với nền kinh tế mở tuy nhiên rào cản gia nhập ngành sẽ tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự hình thành quy mô của doanh nghiệp, tức là doanh nghiệp cần phải định vị vị trí của mình trên thị trƣờng vừa tạo lợi thế cạnh tranh, ngay trong bƣớc khởi đầu của tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt đƣợc.

Vậy câu hỏi đặt ra doanh nghiệp có phù hợp với lợi thế là quy mô không, bởi khi có lợi thế về quy mô, đồng nghĩa với việc sản xuất với sản lƣợng đồng loạt giúp chi phí giá thành giảm, xuất siêu trong doanh nghiệp, bởi Chi phí trung bình phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp nhƣng không nhất thiết phụ thuộc vào quy mô ngành vì vậy

lợi thế kinh tế theo quy mô sẽ làm xuất hiện sinh lợi tăng theo quy mô ở cấp độ ngành và một nền kinh tế có một số ngành với quy mô sản xuất lớn sẽ có khuynh hƣớng đối với doanh nghiệp là chi phí sản xuất trong những ngành này thấp.

Nhƣ vậy quy mô cạnh tranh là những ngành sản xuất càng hiệu quả với quy mô càng lớn, quy mô càng lớn càng tạo rào cản cho các đối thủ cạnh tranh khi gia nhập ngành, quy mô cạnh tranh chịu sự tác động nội tại và ngoại thƣơng trong quá trình xây dựng và phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực tráng phủ kim loại tại công ty cổ phần phát triển đầu tư hoàng hà​ (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)