những gì chưa được qua quá trình đào tạo, từ đó rút ra kinh nghiệm cho những lần đào tạo tiếp theo. Để đánh giá kết quả hoạt động đào tạo thì tổ chức công đoàn sử dụng các chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu về số lượng các khóa đào tạo, bồi dưỡng: số chương trình đào tạo, số lượng người tham gia đào tạo;
- Chỉ tiêu về chi phí đào tạo, bồi dưỡng;
- Chỉ tiêu đánh giá chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng.
Đánh giá hiệu quả đào tạo phải được thực hiện theo những chu kỳ phù hợp để đem lại kết quả chính xác nhất, đó có thể là giữa hoặc cuối kỳ đào tạo hay theo chu kỳ do tổ chức lựa chọn.
1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công đoàn đoàn
Những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn đã được quan tâm và có nhiều chuyển biến. Các loại hình đào tạo, bồi dưỡng như tập trung, không tập trung, dài hạn, ngắn hạn với nhiều nội dung phù hợp với các đối tượng cán bộ khác nhau. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo, bồi dưỡng còn một số bất cập, chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn sau đào tạo, bồi dưỡng vẫn có những hạn chế nhất định. Từ thực tế cho thấy có một số nhân tố chủ yếu làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn như sau:
1.4.1. Sự quan tâm của lãnh đao cấp ủy, chính quyền, Ban chấp hành công đoàn địa phương, cơ sở
Sự quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy phải thể hiện bằng chương trình, kế hoạch hành động, nghị quyết chuyên đề về công tác đào tạo, bồi dưỡng; tổ
chức thực hiện, trong đó có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng; thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra, đồng thời có những sự điều chỉnh khi cần thiết.
Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của một địa phương được xây dựng một cách khoa học, công phu và việc thực hiện nghiêm túc góp phần vào thành công của công tác đào tạo, bồi dưỡng. Kế hoạch phải được xây dựng căn cứ trước hết vào chủ trương, nghị quyết của cấp ủy Đảng liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng; tiếp theo, phải căn cứ vào việc xác định nhu cầu đào tạo bồi dưỡng; xác định thứ tự ưu tiên của việc thỏa mãn nhu cầu thông qua đào tạo, bồi dưỡng ; nguồn lực hiện có, nguồn lực sẽ có trong tương lai, các yếu tố ngoại cảnh tác động đến việc thực hiện kế hoạch; dự phòng rủi ro (nếu có); lịch trình thực hiện kế hoạch… Kết thúc kế hoạch, thực hiện tổng kết, rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc, có phân tích, đánh giá mặt làm được, chưa làm được; xác định nguyên nhân khách quan, chủ quan; xác định cá nhân, cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm chính, chịu trách nhiệm liên quan, từ đó đưa ra những bài học cần thiết và biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch trong tương lai.