Xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn tại liên đoàn lao động tỉnh bắc giang​ (Trang 48 - 54)

2.3.2.1. Nội dung

Để xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng, các cấp công đoàn căn cứ vào nghị quyết của Đại hội cấp mình và cấp trên để thực hiện. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ CĐ nằm trong chiến lược chung về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp.

Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn hiện nay của LĐLĐ tỉnh nhằm trang bị kiến thức về lý luận, chuyên môn nghiệp vụ công tác công đoàn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ và các kiến thức chuyên ngành bổ trợ khác nhằm nâng cao trình độ, thực hiện tiêu chuẩn cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị vững vàng, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn các cấp, góp phần xây dựng tổ

chức công đoàn và giai cấp công nhân lớn mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

2.3.2.2. Kết quả đạt được - Đánh giá

Thời gian qua đối với LĐLĐ tỉnh đã bám sát mục tiêu về công tác đào tạo, bồi dưỡng trong Nghị quyết Đại hội X và XI Công đoàn Việt Nam, cụ thể tại Chương trình số 1644/CTr-TLĐ của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI và Nghị quyết 04a/NQ-TLĐ của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI đề ra. Cùng với Nghị quyết của Tổng Liên đoàn, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh cũng đã bám sát và thực hiện tốt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XV và XVI Công đoàn tỉnh Bắc Giang. Đối với công đoàn cấp trên cơ sở căn cứ vào chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Công đoàn để xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng hàng năm. Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh đã tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác công đoàn, nhất là đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên trách trên địa bàn tỉnh, tổ chức đã tổ chức 877 lớp tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn cho 38.152 lượt cán bộ công đoàn tham gia

2.3.3. Xác định đối tượng đào tạo, bồi dưỡng

2.3.3.1. Nội dung của công tác:

Để xác định đối tượng đào tạo, bồi dưỡng, Ban thường vụ LĐLĐ căn cứ vào nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng trên các vấn đề như tiêu chuẩn cán bộ, trình độ cần đào tạo, nhóm ngành đào tạo, loại hình đào tạo, hình thức đào tạo, bồi dưỡng…

Căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ hoặc trình độ đào tạo có thể cử cán bộ đào tạo cao học, đại học chuyên môn, nghiệp vụ, hoặc cao cấp, trung cấp lý luận chính trị … Đối tượng chủ yếu là cán bộ chuyên trách đang công tác tại cơ quan công đoàn các cấp đã được bầu cử, bổ nhiệm hoặc trong quy hoạch bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo mà chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, kiến thức quốc phòng, an ninh, ngoại ngữ, tin học.

Căn cứ vào nhóm ngành đào tạo để cử cán bộ đi đào tạo nâng cao, chuyên sâu hoặc đào tạo lại nhằm phục vụ tốt cho công tác đang đảm nhiệm. Đối tượng là cán bộ chuyên trách đang đảm nhiệm các công việc đòi hỏi phải nâng cao kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ hoặc chuyên sâu các lĩnh vực mà cán bộ đó phụ trách nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong những năm gần đây, đối tượng thuộc các bộ phận

được LĐLĐ tỉnh cử đi đào tạo nâng cao kiên thức nghiệp vụ hoặc chuyên sâu nghiệp vụ như: Công tác tổ chức, quản lý nguồn nhân lực, luật, bảo hộ lao động, xã hội học, văn thư tổng hợp, văn thư lưu trữ …

Căn cứ vào hình thức đào tạo, bồi dưỡng như không tập trung, tập trung, tại chức, từ xa, ngắn hạn, dài hạn… để chọn lựa cán bộ cử đi đào tạo, bồi dưỡng cho hợp lý. Các đối tượng được cử đi theo các hình thức đào tạo, bồi dưỡng như sau:

- Đối tượng đào tạo đại học hệ chính quy tập trung

Thực hiện theo quy hoạch cán bộ Công đoàn các cấp, chủ yếu được lựa chọn từ cán bộ Công đoàn chuyên trách, không chuyên trách CNVCLĐ có năng lực, tâm huyết với hoạt động Công đoàn đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.

Thực hiện Quyết định số 1357/QĐ-TLĐ, ngày 01/9/2006 của Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn về việc quy định tuyển sinh và đào tạo cán bộ CĐ hệ đại học chính quy tập trung và Quyết định số 582/QĐ-TLĐ ngày 19/5/2009 về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định tuyển sinh vào đào tạo đại học chính quy tập trung kèm theo Quyết định số 1357/QĐ-TLĐ, đối tượng tuyển sinh của hệ này được quy định rất rõ, đó là những CNLĐ đang làm việc trực tiếp tại các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, được lựa chọn quy hoạch là cán bộ Công đoàn.

Tiêu chuẩn cụ thể như: Có phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, có uy tín với CNVCLĐ, có thành tích, có khả năng hoạt động Công đoàn, trong diện quy hoạch là cán bộ chuyên trách hoặc cán bộ Công đoàn chủ chốt tại đơn vị. Điều kiện, được LĐLĐ lựa chọn, quy hoạch và giới thiệu dự thi; có thời gian làm việc và tham gia BHXH liên tục ít nhất 02 năm, có đủ các điều kiện dự thi theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy và không quá 35 tuổi. Các đối tượng được ưu tiên là: Công nhân ưu tú trực tiếp sản xuất; đối tượng vùng sâu, vùng xa, vùng núi, hải đảo nơi có ít cán bộ được đào tạo; khu vực ngoài Nhà nước, con cán bộ Công đoàn khi đủ tiêu chuẩn và điều kiện.

- Đối tượng đào tạo đại học hệ tại chức (vừa làm vừa học)

Đối tượng tập trung chủ yếu là cán bộ chuyên trách hoặc không chuyên trách ở các cấp công đoàn đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa trình độ cán bộ.

Đối tượng cử đi chủ yếu là cán bộ CĐ chuyên trách mới tuyển dụng hoặc tiếp nhận về công tác chuyên trách tại các cấp CĐ đã tốt nghiệp đại học nhưng chưa có kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến hoạt động CĐ.

- Đối tượng tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ Công đoàn

Đối tượng bồi dưỡng chủ yếu dành cho cán bộ CĐ không chuyên trách, trong đó phần lớn ở CĐCS, một phần là các ủy viên BCH cấp trên cơ sở. Đối tượng bồi dưỡng tương đối đa dạng, hiện nay các cấp CĐ thường chia các đối tượng bồi dưỡng theo phân cấp quản lý, đó là đối tượng cán bộ CĐ cấp trên cơ sở và cán bộ CĐCS trong đó cán bộ CĐ cấp cơ sở được chia ra theo các loại hình CĐCS như: CĐCS khu vực hành chính sự nghiệp, khu vực sản xuất kinh doanh; khu vực doanh nghiệp nhà nước, ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…

2.3.3.2. Kết quả đạt được:

Trong nhiệm kỳ 2013-2017, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh đã tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác công đoàn, nhất là đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên trách trên địa bàn tỉnh; Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh đã cử 1 đồng chí đi đào tạo trình độ thạc sỹ, 06 đồng chí đi đào tạo trình độ đại học, 13 đồng chí đi đào tạo trình độ cao cấp lý luận chính trị, 17 đồng chí đi đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị; 42 đồng chí đi bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước; 31 đồng chí đi đào tạo lý luận nghiệp vụ công tác công đoàn.

- Đối tượng đào tạo đại học hệ chính quy tập trung: Do cần đạt đầy đủ các tiêu chuẩn cụ thể nên nhóm này số lượng không lớn, hàng năm chỉ có trung bình khoảng 02 đến 03 đối tượng cán bộ đủ điều kiện tham gia.

- Đối tượng đào tạo đại học hệ tại chức (vừa làm vừa học): Trung bình mỗi năm có khoảng 15 đến 30 cán bộ được LĐLĐ cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở hình thức này bao gồm các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý hành chính Nhà nước, tin học, ngoại ngữ…

- Đối tượng đào tạo đại học phần Công đoàn: Thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết 04a/NQQ-TLĐ ngày 04/3/2010 của BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam là 100% cán bộ CĐ chuyên trách được đào tạo, bồi dưỡng cơ bản về lý luận và nghiệp vụ CĐ. Trong những năm qua, Ban thường vụ LĐLĐ phối hợp với Trường Đại học Công đoàn tổ chức

01 lớp đại học phần Công đoàn cho 68 cán bộ Công đoàn chuyên trách và không chuyên trách dự học.

- Đối tượng tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ Công đoàn: Thời gian gần đây, các cấp Công đoàn đã có rất nhiều phương thức để thu hút đối tượng này tham gia học tập, nghiên cứu nghiệp vụ công tác Công đoàn như tổ chức tập huấn theo phương pháp tích cực hoặc thay đổi hình thức tập huấn đa dạng lồng ghép sang hội thi, hội diễn để thu hút đông cán bộ Công đoàn tham gia; nội dung tài liệu được biên tập ngắn gọn, sinh động và phát miễn phí; hỗ trợ tiền ăn, nước uống cho cán bộ Công đoàn những ngày tập huấn…Do đó về số lượng người đăng ký tham gia đã tăng dần so với hàng năm.

2.3.3.3. Đánh giá:

Thời gian qua, LĐLĐ chỉ đạo các cấp Công đoàn trong tổ chọn đối tượng tập huấn phải đặc biệt chú trọng đối tượng cán bộ Công đoàn khu vực kinh tế ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là hai nhóm đối tượng có ít điều kiện học tập nâng cao trình độ, có ít thời gian dành cho hoạt động Công đoàn, có ít điều kiện tiếp cận các kênh thông tin về phong trào CNVCLĐ và tổ chức công đoàn, mặt khác khu vực này là nơi thường xuyên xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật lao động nhiều nhất.

Nhóm tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ Công đoàn là nhóm đối tượng khó xác định nhất bởi tính chất là chủ yếu dành cho cán bộ CĐ không chuyên trách; trong đó phần lớn ở CĐCS, do tính chất công việc chuyên môn nên không có sự chắc chắn trong việc tham gia đào tạo, nhất là ở các CĐCS doanh nghiệp. Bởi vậy công tác tổ chức xác định đối tượng ở khâu này thường gặp nhiều sai sót về xác định số lượng học viên, ước định số lớp tập huấn.

Bảng 2.4: Kết quả bồi dƣỡng cán bộ Công đoàn năm 2017 TT Đối tƣợng đƣợc bồi dƣỡng Tổng số cán bộ công đoàn đƣợc bồi dƣỡng Lý luận chính trị

Quản lý Nhà nƣớc Chuyên môn Bồi dƣỡng Kinh phí

(1.000đ) Tổng số Nữ CC TC CV cao cấp CV Chính CV Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng LL nghiệp vụ công đoàn QP AN Tin học, ngoại ngữ Theo vị trí việc làm Theo triệu tập TLĐ Khác Tổng kinh phí Tỷ lệ kinh phí 1 LĐLĐ tỉnh 480 395 3 1 4 0 0 4 0 0 0 1 0 0 0 133.500 2 CĐCT TTCS 4.945 2.856 3 3 0 0 0 4 0 0 0 3 0 0 0 355.318 3 CĐCS 2.548 1.365 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 209.700 TỔNG SỐ 7.973 4616 6 3 1 4 0 0 8 0 0 0 4 0 0 0 698.518

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn tại liên đoàn lao động tỉnh bắc giang​ (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)