2.4.2.1. Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian qua công tác đào tạo, bồi dưỡng của các cấp công đoàn trong còn có một số tồn tại, hạn chế sau tại từng bước, từng khâu chuẩn bị cho công tác như:
- Xây dựng nội dung chương trình, xác định địa điểm, thời gian đào tạo, bồi dưỡng: Một số nội dung chương trình tập huấn, bồi dưỡng đã có nhiều thay đổi
nhưng vẫn còn bất cập, nhiều chuyên đề nội dung giáo trình không thống nhất, chồng chéo lẫn nhau, còn nặng về lý luận mà ít về nghiệp vụ và kỹ năng thực hành, chưa sát thực tế.
- Xác định hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng:Một số công đoàn cấp trên tổ chức tập huấn, phương pháp giảng dạy chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp truyền thống, chưa sử dụng phương pháp tích cực, nên chưa phát huy được trí tuệ, kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn phong phú của cán bộ trong quá trình học tập.
- Lựa chọn giảng viên và cán bộ làm công tác đào tạo, bồi dưỡng:Đội ngũ giảng viên kiêm chức đã được xây dựng và bổ sung hàng năm, tuy nhiên vẫn chưa đồng đều về trình độ, khả năng giảng dạy và hiệu quả hoạt động chưa cao. Một số giảng viên kiêm chức vẫn chưa thực hiện nhiệm vụ của mình, hiện nay đa số các lớp tập huấn tại công đoàn cấp trên cơ sở và CĐCS đều do cán bộ LĐLĐ phụ trách truyền đạt.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất, kinh phi đào tạo, bồi dưỡng: Mặc dù đã có chủ trương của Tổng Liên đoàn là dành 15% nguồn chi ngân sách hàng năm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn, tuy nhiên trong những năm qua các cấp công đoàn dành kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng còn thấp; việc đầu tư trang thiết bị cho việc dạy và học còn hạn chế, chưa đồng bộ và phát huy hiệu quả.
- Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng: Một số công đoàn cơ sở, nhất là công đoàn cơ sở khu vực ngoài nhà nước chưa quan tâm đúng mức đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; người sử dụng lao động vẫn chưa tạo điều kiện thời gian cho cán bộ công đoàn tham gia tập huấn, bồi dưỡng.
2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế a) Những nguyên nhân chủ quan
Cán bộ công đoàn ở một số đơn vị trực thuộc chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng, chưa coi trọng đến việc bồi dưỡng nghiệp vụ công tác công đoàn. Một số cán bộ công đoàn đi tập huấn chỉ để đối phó chứ chưa tâm huyết tham gia vào các nội dung bài học.
Hiện nay vẫn chưa phát huy tối đa hiệu quả của đội ngũ giảng viên kiêm chức công đoàn, một mặt là do bản thân một số giảng viên không nhiệt tình với công tác đào tạo, bồi dưỡng, mặt khác chưa xây dựng được quy chế hoạt động nên chưa quy
định rõ trách nhiệm và quyền lợi của giảng viên kiêm chức; chưa có quy định chế độ để khuyến khích, thu hút cán bộ công đoàn tích cực tham gia huấn luyện làm giảng viên kiêm chức.
Một số giảng viên kiêm chức chưa dành nhiều thời gian cho nghiên cứu, nắm bắt thực tế phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn, vì vậy không kịp thời cập nhật những vấn đề mới để điều chỉnh, bổ sung cho nội dung bài giảng của mình làm cho chất lượng chuyên đề truyền đạt không cao.
Một số công đoàn cấp trên cơ sở tổ chức tập huấn chỉ quan tâm số lượng cán bộ tham gia mà chưa quan tâm đến chất lượng, hiệu quả tập huấn, nên thường sử dụng phương pháp dạy học truyền thống trong bồi dưỡng, tập huấn. Việc kiểm tra tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn của LĐLĐ vẫn chưa thường xuyên và thiếu quyết liệt.
b) Những nguyên nhân khách quan
Việc tuyển cử CNVCLĐ tham gia tuyển sinh và đào tạo đại học công đoàn chính quy không có, bởi vì khi người đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì doanh nghiệp tìm mọi cách giữ lại và bản thân người công nhân ấy cũng không tâm huyết với công tác công đoàn. Người muốn làm công tác công đoàn thì ngược lại không đủ tiêu chuẩn, điều kiện.
Số lượng biên chế cán bộ công đoàn của LĐLĐ trong những năm qua còn ít, không đủ đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ (do Tỉnh ủy quản lý và giao biên chế ít hơn so với Tổng Liên đoàn).
TÓM TẮT CHƢƠNG 2
Chương 2, Trên cơ sở lý luận về đào tạo và bồi dưỡng, căn cứ số liệu thực tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ củaLiên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang. Luận văn đã đi sâu vào phân tích hệ thống, phương pháp cách thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của hệ thống Công đoàn các năm gần đây. Luận văn đã nêu được những mặt đạt được trong công tác đào tạo, bồi dưỡng; từ đó rút ra được những ưu, khuyết điểm; chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến những mặt được và đặc biệt, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang. Đây là những cơ sở quan trọng để tác giả đưa ra những giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CỦA LĐLĐ
TỈNH BẮC GIANG
3.1. Phƣơng hƣớng, nhiệm vụ công tác của LĐLĐ tỉnh Bắc Giang
3.1.1. Phương hướng công tác công đoàn
Trong những năm tới, tình hình đất nước nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng có những thuận lợi cơ bản, tác động trực tiếp đến công nhân, viên chức,lao động và tổ chức công đoàn. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng hơn với quốc tế, là cơ hội để chúng ta phát triển nhanh nền kinh tế. tỉnh Bắc Giang đang trong quá trình phát triển, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế làm cho đội ngũ công nhân, viên chức, lao động sẽ tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu ngành nghề.
Tuy nhiên, các thế lực thù địch trong và ngoài nước đang thực hiện nhiều thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn Việt Nam, thực hiện âm mưu “Diễn biến hoà bình” làm cho nội bộ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đòi đa nguyên chính trị, đa Đảng đối lập, đa tổ chức Công đoàn. Việc hội nhập quốc tế ngày càng sâu thì sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn; số lượng doanh nghiệp mới thành lập tăng nhanh, cùng với sự đòi hỏi cao hơn về chất lượng lao động, một bộ phận công nhân chưa qua đào tạo, trình độ văn hoá, chuyên môn, tay nghề thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất dễ bị mất việc làm hoặc không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng. Một bộ phận công nhân lao động trình độ giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, ý thức tổ chức và kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp chưa cao... Quan hệ lao động sẽ ngày càng phức tạp, tranh chấp lao động và đình công còn những tiềm ẩn khó lường; việc thực hiện chức năng bảo vệ quyền lợi người lao động, công tác phát triển và quản lý đoàn viên gặp nhiều khó khăn, tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên; tệ
quan liêu, tham nhũng, lãng phí… là những yếu tố tác động gây khó khăn cho việc triển khai hoạt động của tổ chức Công đoàn.
Đứng trước thời cơ và thách thức mới, các cấp công đoàn tỉnh Bắc Giang cần phải tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt những nội dung chủ yếu sau:
Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn đáp ứng yêu cầu tình hình mới. Công đoàn thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tuyên truyền, vận động, giáo dục và tổ chức thi đua yêu nước trong đoàn viên và người lao động. Đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở; xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, xây dựng giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần xây dựng tỉnh Bắc Giang ngày càng giàu mạnh, văn minh.
Khẩu hiệu hành động :
"Tiếp tục đổi mới hoạt động công đoàn; vì quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động, vì sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước".
3.1.2. Xây dựng các chương trình và chỉ tiêu phấn đấu giai đoạn 2018-2023
a) Xây dựng các chương trình
Trong nhiệm kỳ 2018-2023, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động xây dựng và triển khai thực hiện 3 chương trình trọng tâm:
- Chương trình phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở và nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn các cấp.
- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp.
- Chương trình nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể trong các doanh nghiệp.
b) Một số chỉ tiêu cần đạt được
- Tổ chức triển khai học tập và thực hiện các chỉ thị nghị quyết của Đảng và Công đoàn, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến 80% trở lên số công nhân, viên chức, lao động.
- Hàng năm có 80% trở lên công đoàn cơ sở đạt vững mạnh và vững mạnh xuất sắc; có 90% trở lên công đoàn cấp trên cơ sở đạt vững mạnh, vững mạnh xuất sắc. Phấn đấu đến năm 2023 kết nạp 200.000 đoàn viên trở lên.
- Hàng năm có ít nhất 80% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá; 85% trở lên gia đình công nhân, viên chức, lao động đạt gia đình văn hoá; có 70% trở lên nữ công nhân, viên chức, lao động đạt danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.
- Phấn đấu hàng năm giới thiệu ít nhất 1.200 đoàn viên công đoàn ưu tú cho Đảng bồi dưỡng, kết nạp.
- Phấn đấu 100% cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp tổ chức hội nghị cán bộ, công chức; 100% các doanh nghiệp nhà nước tổ chức đại hội công nhân viên chức; 70% trở lên doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước tổ chức hội nghị người lao động; 75% trở lên doanh nghiệp đã thành lập công đoàn cơ sở ký được thoả ước lao động tập thể.
- Hàng năm có 80% trở lên công đoàn cơ sở phối hợp với chuyên môn tổ chức phong trào thi đua có nội dung thiết thực, hiệu quả.
- Có 100% cán bộ công đoàn chủ chốt ở cơ sở được tập huấn nghiêp vụ công tác công đoàn.
- Riêng trong năm 2018:
* Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 03/CT-TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động „„Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; Nghị quyết số 20/NQ-TW của BCH Trung ương Đảng khóa X về „„Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước‟‟; chú trọng nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam, chống âm mưu “diễn biến Bắc Giang” của các thế lực thù địch. Vận động cán bộ, CNVCLĐ tích cực tham gia xây dựng Đảng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho đảng xem xét phát triển đảng trong CNVCLĐ. Chỉ tiêu cụ thể:
- Tổng số văn bản hướng dẫn: 3 - Số học tập chuyên đề: 100 lớp
* Mở các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ công đoàn cho CNVCLĐ; tiếp tục triển khai Bộ Luật lao động, Luật Công đoàn, Luật BHXH, BHYT, BHTN… và một số pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động. Chỉ tiêu cụ thể:
- Tổng số cuộc: 110
- Số người tham gia: 9000 người - Số tài liệu tuyên truyền: 9000 bộ
* Thực hiện Nghị quyết 6a/NQ-TLĐ ngày 06/01/2011 của Ban Chấp hành TLĐ khoá X về “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động của CĐCS”.
* Mở các lớp bồi dưỡng chuyên đề nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người lao động. Đổi mới nội dung, đa dạng hoá các loại hình hoạt động và phương pháp hoạt động, với phương châm ''Hướng về cơ sở'' nhằm nâng cao vị thế, vai trò của tổ chức Công đoàn trong hệ thống chính trị.
* Hướng dẫn CĐCS tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước; tuyên truyền đẩy mạnh các hoạt động xã hội, phong trào VHVN - TDTT trong CNVCLĐ. Chỉ tiêu cụ thể:
- Số cuộc: 2000 cuộc
- Số người tham gia: trên 60.000 lượt người
* Tiếp tục triển khai chương trình hành động của Tổng LĐLĐ Việt Nam thực hiện Nghị quyết 11/NQ-TW của Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước”, đẩy mạnh phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Củng cố, nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ nữ công và hiệu quả hoạt động nữ công. Tăng cường công tác vận động nữ CNVCLĐ, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến lao động nữ.
3.1.3. Nhiệm vụ công tác công đoàn
- Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động. Tham gia quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và hoạt động xã hội của Công đoàn.
Xây dựng và triển khai thực hiện tốt Chương trình nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể trong các doanh nghiệp. Các
cấp công đoàn chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội và các chế độ chính sách của người lao động, nhất là về hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, việc làm, tiền công, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hộ lao động, chính sách đối với lao động nữ… Công đoàn tham gia với chính quyền và người sử dụng lao động giải quyết một số vấn đề cấp bách đối với công nhân hiện nay như: nhà ở tại các khu, cụm công nghiệp, nơi sinh hoạt văn hoá, cơ sở nuôi dạy trẻ… Giải quyết và tham gia giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công nhân, viên chức, lao động. Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành có liên quan giải quyết kịp thời các vụ tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể.
Phối hợp thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tham gia với thủ trưởng cơ quan, người sử dụng lao động hàng năm tổ chức tốt hội nghị cán bộ, công chức; đại hội công nhân viên chức và hội nghị người lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ ở doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Chỉ đạo ban thanh tra nhân dân ở cơ sở duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động, góp phần thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.
Nâng cao chất lượng thoả ước lao động tập thể và quy chế phối hợp giữa ban chấp hành công đoàn với chính quyền và chuyên môn đồng cấp. Tham gia với thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người sử dụng lao động quan tâm tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và nâng cao trình độ nghiệp vụ, tay nghề cho công nhân,