Một số kết quả hoạt động của của Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn tại liên đoàn lao động tỉnh bắc giang​ (Trang 40)

Giang giai đoạn 2015-2017

2.1.5.1. Khái quát phong trào công nhân viên chức, lao động và hoạt động của Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang

Năm 2017 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của LĐLĐ, của lãnh đạo Tỉnh ủy, CNVCLĐ tỉnh Bắc Giang đã nỗ lực cố gắng tích cực tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp; thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển; tốc độ tăng trưởng kinh tế so với cùng kỳ năm 2016ước đạt 12,9%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt tăng 27%; Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 17,1%; sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản duy trì ổn định; công tác quốc phòng - an ninh được giữ vững, an sinh xã hội đảm bảo, góp phần vào thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Tổng số CĐCS trực thuộc là 1.787, tổng số CNVCLĐ 177.693 người; , trong đó nữ 124.997 người; tổng số đoàn viên 158.277 người, trong đó nữ: 114.083 người. Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp chỉ đạo 21 CĐCS thuộc CĐ ngành Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; có tổng số CNVCLĐ 7.364 người, trong đó nữ 2.434 người; tổng số đoàn viên 7.304 người, trong đó nữ 2.422 người.

Về tiền lương và mức thu nhập: Năm 2017, môi trường đầu tư sản xuất kinh doanh của tỉnh tiếp tục được cải thiện, tạo niềm tin giúp các doanh nghiệp sản xuất ổn định, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đăng ký thành lập mới, tính đến hết tháng 11/2017, toàn tỉnh có 1.208 doanh nghiệp thành lập mới. Qua đó, đã tạo việc làm ổn định cho đại đa số CNVCLĐ và tạo việc làm mới cho khoảng trên 28.800 lao động. Lương và thu nhập của CNVCLĐ trên địa bàn tỉnh bình quân hiện đạt trên 5 triệu đồng/người/tháng. Tình hình nhà ở nhìn chung tương đối ổn định, đa số cán bộ đoàn viên đều có nhà ở.

Về lao động việc làm: Một số doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn về việc làm, đời sống của CNLĐ chưa có những chuyển biến tích cực. Tình trạng thiếu việc

làm, thu nhập thấp, không ổn định, một số doanh nghiệp ngoài Nhà nuớc còn nợ BHXH, BHYT, BHTN đối với CNLĐ.

Về ký kết hợp đồng lao động: 100% CNLĐ thuộc LĐLĐ tỉnh quản lý được ký kết hợp đồng với Chủ sử dụng lao động, việc chấm dứt hợp đồng đơn phương ít xảy ra. Tư tưởng tâm trạng của CNLĐ luôn tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Nhà nước, kiên định mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng, phát huy truyền thống, giữ vững bản chất của giai cấp công nhân Việt Nam.

2.1.5.2. Một số kết quả hoạt động

a. Công tác chăm lo, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động và hoạt động xã hội của công đoàn

Liên đoàn Lao động tỉnh đã ký và triển khai thực hiện Chương trình phối hợp công tác liên ngành với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh; Quy chế phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh; Chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2015-2020 với Tòa án nhân dân tỉnh.

Liên đoàn Lao động tỉnh đã phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp... tại 123 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, công đoàn, bảo hiểm xã hội và kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ tại 257 doanh nghiệp.

Hiện nay, có 328/404 công đoàn cơ sở doanh nghiệp có tổ chức công đoàn đã thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể (đạt 81,18%, vượt 6,18% so với chỉ tiêu Đại hội), trong đó có 207 bản thỏa ước có nội dung về bữa ăn ca của người lao động. Chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể ngày càng được nâng lên.

Hoạt động tư vấn pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động được đẩy mạnh thực hiện với nhiều hình thức, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, đoàn viên và người lao động.

Hoạt động xã hội, từ thiện của công đoàn đạt nhiều kết quả. Từ năm 2013 đến nay, Liên đoàn Lao động tỉnh đã vận động công nhân, viên chức, lao động ủng hộ

Quỹ “Mái ấm Công đoàn” được 2.284 triệu đồng; đã hỗ trợ 65 hộ gia đình công nhân, viên chức, lao động có hoàn cảnh khó khăn sửa chữa, làm nhà mới với tổng số tiền 1.275 triệu đồng; phối hợp với Quỹ xã hội từ thiện Tấm lòng vàng Lao động hỗ trợ 07 hộ gia đình công nhân lao động xây dựng nhà ở với tổng số tiền 215 triệu đồng. Hàng năm, các cấp công đoàn vận động đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động tích cực đóng góp, ủng hộ các quỹ xã hội từ thiện của địa phương như: quỹ “Vì người nghèo”, quỹ “Bảo trợ trẻ em”, quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, quỹ “Khuyến học”...

b. Công tác phát triển đoàn viên, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh

Thời gian qua, toàn tỉnh đã kết nạp 70.600 đoàn viên (đạt 235% chỉ tiêu Đại hội); thành lập 266công đoàn cơ sở (đạt 266% chỉ tiêu Đại hội). Số đoàn viên công đoàn tăng trong nhiệm kỳ là 44.216 đoàn viên, số công đoàn cơ sở tăng là 136 công đoàn cơ sở.

Bảng 2.1: Thống kê số lƣợng công nhân viên chức lao động cuối năm 2017

Đơn vị tính: Người NỘI DUNG Số lƣợng Số lượng nữ so sánh với tổng số CNVCLĐ, ĐVCĐ Tổng số Nữ

I. CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC, LAO ĐỘNG

- Tổng số: 177693 124997 70,3

Trong đó:

+ Hành chính sự nghiệp 51849 32001 61,7

+ Sự nghiệp dân lập 552 412 74,6

+ Doanh nghiệp nhà nước 2283 842 36,8

+ Doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước 41075 27585 67,1

+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 81934 64157 78,3

II. ĐOÀN VIÊN CÔNG ĐOÀN

- Tổng số: 158.277 114.083 72,0

Trong đó:

+ Hành chính sự nghiệp 50492 31593 62,6

+ Sự nghiệp dân lập 549 409 74,4

+ Doanh nghiệp nhà nước 2260 831 36,8

+ Doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước 37277 25501 68,4

+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 67699 55749 81,9

2.2. Kết quả đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công đoàn của Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013 -2017

Bảng 2.2: Tổng hợp chỉ tiêu đào tạo, bồi dƣỡng từ năm 2013-2017

Năm Số lớp tập huấn nghiệp vụ

công tác công đoàn

Số lƣợng ngƣời tham gia (lƣợt ngƣời)

Chi phí đào tạo (1.000đ) 2013 277 12.214 1.436.295 2014 278 9.125 1.501.427 2015 79 5.547 498.941 2016 132 6.878 831.569 2017 111 4.388 698.518

Từ năm 2013 trở lại đây: số lớp, số người tham gia tập huấn của LĐLĐ có dấu hiệu giảm dần. Thực tế là số lớp tập huấn mở ra trong năm 2017 chỉ bằng 40% so với năm 2013, số lượt người tham gia chỉ bằng 36% so với cùng kỳ năm 2013.

Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả đào tạo, bồi dƣỡng từ năm 2013-2017 Đào tạo, bồi dƣỡng

cán bộ công đoàn Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng cộng I. Đào tạo cán bộ

1. Đào tạo chuyên môn

- Đại học 02 01 01 02 06

- Thạc sĩ 03 03 02 07 01 16

2. Đào tạo lý luận chính trị

- Trung cấp 01 04 05 05 02 17

- Cao cấp 01 02 03 04 03 13

3. Đào tạo lý luận và nghiệp vụ

công đoàn 51 01 52

II. Bồi dƣỡng cán bộ

1. Bồi dưỡng cập nhật kiến thức cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý

04 01 05

2. Bồi dưỡng cán bộ nguồn 01 01

3. Bồi dưỡng Giảng viên kiêm

chức công đoàn 02 02 04

4. Bồi dưỡng quốc phòng - an

ninh đối tượng 3 01 03 04 04 03 15

5. Bồi dưỡng quốc phòng - an

ninh đối tượng 4 06 06

6. Bồi dưỡng kiến thức quản lý

Nhà nước chuyên viên cao cấp 02 02

7. Bồi dưỡng kiến thức quản lý

Nhà nước chuyên viên chính 07 04 11

8. Bồi dưỡng kiến thức quản lý

Nhà nước chuyên viên 11 7 18

9. Tập huấn cán bộ công đoàn

- Số lớp 277 278 79 132 111 877

- Lượt người 12.214 9.125 5.547 6.878 4.388 38.152

Trên cơ sở xác định mục tiêu, đối tượng, nội dung chương trình, thời gian địa điểm, đội ngũ báo cáo viên, kinh phí thực hiện... kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn đã được Ban Thường vụ phê duyệt và giao cho Ban Tổ chức LĐLĐ tổ chức thực hiện. Trong những năm qua, công tác này đã có nhiều chuyển biến tích cực với sự quan tâm của Ban Thường vụ, sự nỗ lực của Ban Tổ chức và công đoàn các cấp, sự phấn đấu của mỗi cán bộ được cử đi đào tạo, từ đó đem lại những hiệu quả nhất định và dần dần nâng chất lượng cán bộ công đoàn trong hiện nay.

Công tác đào tạo cán bộ đã được Ban Thường vụ LĐLĐ và công đoàn các cấp quan tâm đẩy mạnh, chất lượng đào tạo đã được nâng lên. Việc xây dựng kế hoạch đào tạo đã từng bước gắn với quy hoạch cán bộ, đồng thời có kế hoạch bố trí và sử dụng cán bộ sau đào tạo. Ngoài việc cử cán bộ đi đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, LĐLĐ cũng đã quan tâm đào tạo các lĩnh vực khác nhau như chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học…

Việc chọn đối tượng cử đi đào tạo cũng được quan tâm đúng mức, hình thức đào tạo và nhóm ngành cũng đa dạng phù hợp với các điều kiện của mỗi cán bộ, mỗi cơ quan, đơn vị. Đối với cán bộ trẻ có triển vọng được cử đi đào tạo chính quy tập trung, cán bộ đương nhiệm thì vừa học vừa làm tại địa phương hoặc các trường trong hệ thống công đoàn Việt Nam.

Tuy nhiên, trong chừng mực nhất định công tác đào tạo tuy có gắn với quy hoạch cán bộ nhưng chưa thực sự rõ nét. Đôi lúc việc cử tuyển cán bộ đi đào tạo chưa đúng theo quy hoạch. Bên cạnh đó, bản thân một số cán bộ công đoàn chưa coi trọng việc tự học tập để nâng cao trình độ, kiến thức của mình còn ngại đọc, ngại nghiên cứu, còn hạn chế về kiến thức quản lý kinh tế, xã hội, luật pháp nhất là những vấn đề liên quan đến người lao động, như Luật Công đoàn, Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội...

Kết quả bồi dưỡng, tập huấn

Trong những năm qua, công tác bồi dưỡng, tập huấn cán bộ công đoàn không chuyên trách đã được LĐLĐ và các cấp công đoàn quan tâm chú trọng và tổ chức thực hiện theo hướng nâng cao năng lực, trình độ cán bộ công đoàn. LĐLĐ huyện, thị và công đoàn ngành chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, phối họp với các trung tâm bồi dưỡng chính trị để tạo điều kiện cơ sở vật chất để đào tạo, bồi dưỡng

và tập huấn cán bộ công đoàn trong huyện, ngành. Nội dung đào tạo chủ yếu là các lớp tập huấn; tài liệu thì biên soạn ngắn gọn, sát với thực tế, phù hợp với tình độ cán bộ theo các loại hình công đoàn cơ sở. Phương pháp, hình thức bồi dưỡng, tập huấn đã bước đầu đổi mới, ngắn gọn, thiết thực, phù hợp với cơ sở nhằm giúp cho cán bộ CĐCS tiếp cận những vấn đề mới, kiến thức về tổ chức công đoàn, kiến thức về pháp luật, kỹ năng thương lượng và ký kết TƯLĐTT giải quyết tranh chấp lao động, đình công và kỹ năng hoạt động công đoàn trong tình hình mới.

Việc xác định đối tượng bồi dưỡng, tập huấn cũng đã được phân loại khoa học hơn, trong đó đối với những cán bộ mới tham gia công đoàn thì được trang bị những nội dung cơ bản vềCông đoàn ViệtNam, kiến thức về pháp luật lao động và công đoàn; lý luận và nghiệp vụ công tác công đoàn nhằm thực hiện ác chức năng, nhiệm vụ của công đoàn cấp mình; Đối với những cán bộ đã có nhiều năm hoạt động công đoàn, thì tập trung bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu về nghiệp vụ công tác như: phương pháp, kỹ năng, các tình huống thực tế trong hoạt động, kỹ năng thương lượng ký kết TƯLĐTT, giải quyết tranh chấp lao động, tuyên truyền vận động phát triển đoàn viên công đoàn...Thời gian bồi dưỡng, tập huấn đã được rút ngắn, phù hợp vớitừng đối tượng và điều kiện cơ sở vật chất từng địa phương, đơn vị. Hiện nay, bình quân mỗi lớp tậphuấn chỉ tổ chức linh hoạt từ 01 đến 03 ngày.

Tóm lại, công tác đào tạo bồi dưỡng, tập huấn cán bộ công đoàn bước đầu đã có chuyển biến tích cực, đặc biệt là sau khi có các Nghị quyết của Tổng Liên đoàn. Qua đó, đã giúp cho cán bộ công đoàn các cấp, hiểu được lý luận nghiệp vụ công tác công đoàn, có được phương pháp, kỹ năng hoạt động, góp phần quan trọng trong việc nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ công đoàn, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn vững mạnh.

Bên cạnh kết quả đạt được, một số nơi công tác tập huấn, bồi dưỡng cán bộ công đoàn còn chưa được chú trọng như: không xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng cán bộ công đoàn cấp mình hoặc tổ chức các lớp tập huấn còn mang tính hình thức, làm cho xong, chưa chú trọng đến từng đối tượng, nội đung tập huấn, bồi dưỡng còn chung chung, chắp vá, vừa thừa vừa thiếu, nặng lý luận thiếu thực tiễn, chưa sử dụng được phương pháp giảng dạy tích cực nên chưa phát huy được trí tuệ, kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn phong phú của cán bộ trong quá trình đào tạo, bồi

dưỡng, tài liệu hỗ trợ cho việc dạy và học còn thiếu không đồng bộ, việc nghiên cứu, nắm bắt của cán bộ đi học còn nhiều hạn chế.

2.3. Phân tích các nội dung của công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công đoàn của Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang

2.3.1. Công tác xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn

2.3.1.1. Nội dung của công tác:

Căn cứ vào từng đối tượng, từng địa phương, từng ngành, từng cơ sở để xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ công đoàn cho phù hợp.

Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ công đoàn được phân theo đối tượng cán bộ chuyên trách hoặc không chuyên trách. Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh chỉ đạo các cấp công đoàn áp dụng phương thức này hàng năm.

Đối với bồi dưỡng nghiệp vụ công tác công đoàn và các nghiệp vụ khác có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn (chủ yếu dành cho cán bộ không chuyên trách), công đoàn cấp trên cơ sở ra thông báo đến công đoàn cơ sở đăng ký tham gia đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công đoàn, trong đó bao gồm danh mục các nghiệp vụ được đào tạo, bồi dưỡng, chương trình đào tạo, bồi dưỡng để cán bộ công đoàn lựa chọn đăng ký.

Riêng đối với cán bộ công đoàn chuyên trách, cơ quan công đoàn các cấp phát bản đăng ký danh mục các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, chương trình đào tạo, bồi dưỡng có sẵn để cán bộ công đoàn lựa chọn và điền vào mục thích hợp sau đó tổng hợp báo cáo Ban Thường vụ công đoàn cùng cấp để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm cho cấp mình và báo cáo về LĐLĐ tỉnh để làm cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của năm. Trên cơ sở số lượng đăng ký, công đoàn cấp trên xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ đối với từng loại hình công đoàn cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn tại liên đoàn lao động tỉnh bắc giang​ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)