Đổi mới về nội dung chương trình, hình thức và phương pháp đào tạo, bổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn tại liên đoàn lao động tỉnh bắc giang​ (Trang 81 - 84)

tạo, bổi dưỡng cán bộ công đoàn

a) Về nội dung chương trình

Trên cơ sở định hướng nội dung tài liệu của Tổng Liên đoàn, LĐLĐ cần cụ thể hóa và đổi mới nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn theo yêu cầu thực tiễn hoạt động công đoàn tại địa phương, đơn vị.

Nội dung chương trình phải linh hoạt để phù họp với từng đối tượng cán bộ và loại hình hoạt động công đoàn. Đối tượng cán bộ được phân theo cấp hoạt động như cấp , cấp trên cơ sở, cấp cơ sở, tổ công đoàn..., hoặc theo chức năng nhiệm vụ như chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên ban chấp hành, ủy viên ủy ban kiểm chức , cán bộ nữ công, kế toán công đoàn.... Loại hình hoạt động như khu vực hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp khu vực nhà nước, khu vực ngoài nhà nước... Các nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần tập trung vào các nhóm bài giảng như sau:

Một là, những bài giảng có nội dung mang tính lý luận, hệ thống nguyên lý nguyên tắc nhằm trang bị kiến thức cơ bản và nâng cao nhận thức, hiểu biết của cán bộ CĐ. Các nội dung này gồm: Những vấn đề về tổ chức Công đoàn Việt Nam, nguyên tắc và phương pháp hoạt động CĐ, kiến thức về kinh tế, xã hội, văn hóa…

Hai là, những bài giảng có nội dung thuộc lĩnh vực nghiệp vụ công tác công đoàn, nhằm vừa truyền tải nội dung và hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn. Nhóm bài này chủ yếu là; Nội dung và phương pháp họat động của CĐCS, tham gia quản lý và tổ chức các phong trào thi đua, tham gia giải quyết tranh chấp lao động và đình công...

Ba là, các bải giảng có nội dung mang tính triển khai, hướng dẫn thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, thông tư, hướng dẫn, kế hoạch... của Đảng, Nhà nước và Công đoàn. Các bài giảng thường là: Kế hoạch phát triển đoàn viên, thành lập công

đoàn cơ sở, hướng dẫn công tác tài chính công đoàn, triển khai nghị quyết về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn.,.

Bốn là, các bài giảng có nội dung về cách thức tổ chức hoạt động, kinh nghiệm sáng tạo, kỹ năng, kỹ xảo như: Công tác tổ chức đại hội công đoàn, hội nghị dân chủ, kỹ năng thương lượng, đàm phán, kỹ năng giảng dạy của giảng viên kiêm chức, tổ chức hội thảo...

Bên cạnh đó, nội dung tập huấn phải bám sát thực tiễn hoạt động tại địa phương, đơn vị hoặc cơ sở; cải tiến nội dung chương trình theo hướng tăng thời lượng thực hành, thực tế, giảm thời lượng lý thuyết, Trong đó, cần chú trọng đổi mới cơ cấu nội dung của chương trình tập huấn ngắn ngày theo hướng tăng tỷ lệ các nội dung bồi dưỡng về kỹ năng hoạt động cho cán bộ công đoàn như kỹ năng díễn thuyết, kỹ năng đàm phán, kỹ năng vận động, thuyết phục, kỹ năng phỏng vấn... Đây là những nội dung rất cần thiết để nâng cao kỹ năng hoạt động thực tế của cán bộ công đoàn mà nội dung, chương trình tập huấn hiện nay ở nhiều nơi chưa chú trọng hoặc thiếu tải liệu tập huấn, Liên đoàn Lao động cần tăng cường kiểm tra công tác đào tạo ở các cấp công đoàn nhằm đảm bảo nội dung chương trình đào tạo. Đồng thời, công đoàn các cấp cần thường xuyên nghiên cứu đổi mới nội dung chương trình đào tạo tại cấp mình thông qua hội thảo, sơ kết, tổng kết hoạt động thực tiễn... từng bước nâng cao chất lượng đào tạo đối với cán bộ công đoàn thuộc đơn vị mình quản lý.

b) Về hình thức và phươngpháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn

Về hình thức đào tạo: Cần vận dụng linh hoạt các hình thức đào tạo như chính quy tập trung, tại chức, đào tạo liên thông, đào tạo từ xa, đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn. cần xác định rõ đối tượng tham gia đào tạo, bồi dưỡng, đối với cán bộ trẻ thuộc diện quy hoạch cần áp dụng hình thức đào tạo chính quy tập trung, đốii với cán bộ lãnh đạo, cán bộ vùng sâu, vùng xa áp dụng hình thức đào tạo từ xa....

- Về phương pháp: cần đổi mới và phát huy hiệu quả các phương pháp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao khả năng chủ động tiếp nhận kiến thức mới, cần tăng cường sử dụng phương pháp tích cực trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn các cấp, xác định đây là phương pháp thường xuyên trong các lớp tập huấn.

- Đổi mới phương pháp dạy học trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn là tích cực hóa hoạt động học tập của người học. Điều đó, không có nghĩa là gạt bỏ, loại trừ, thay thế hoàn toàn các phương pháp dạy học truyền thống, đưa các phương pháp xa lạ vào quá trình dạy học. Cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực của phương pháp dạy học hiện có. Đồng thời, phải học hỏi vận dụng một số phương pháp dạy học mới một cách linh hoạt nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học trong học tập, phù hợp với điều kiện, tình độ của các cấp công đoàn hiện nay.

Đổi mới từng bước, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nội dung, với từng đối tượng cán bộ (tránh nôn nóng, cực đoan bảo thủ).

Khắc phục những hạn chế trong đổi mới dạy học theo phương pháp tích cực. Đó là, thói quen, ngại đổi mới, sử dụng lành phí nhiều, mất nhiều thời gian, số lượng tham gia học ít, đồ dùng dạy học phải thiết kế, biết cách sử dụng.

- Đổi mới quan điểm, tư tưởng, chủ yếu đổi mới vị trí trong quan hệ dạy và học, người dạy và người học.

- Đổi mới cách thức dạy và học: Phương pháp học tập tích cực vài quan điểm lấy học viên hay người học làm trung tâm, có những đổi mới cơ bản. Đó là:

+ Giảng viên có vai trò truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm, hướng dẫn học viên cách học, cách giải quyết vấn đề và làm thế nào để tự tìm kiếm, sử dụng được những thông tin, kiến thức đã có sẵn, biến kiến thức của giảng viên thành tri thức của học viên.

+ Quá trình học tập là sự hợp tác, đối thoại, chia sẻ kiến thức giữa giảng viên và người học, giữa học viên với học viên.

Do vậy, người học chủ động, tích cực tham gia vào quá trình học, "biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo". Phương pháp này thường tốn thời gian hơn, số lượng người tham gia học tập ít hơn (tối đa không quá 30 người/lớp) so với phương pháp thuyết trình. Phương pháp này giúp đưa ra phản hồi tức thì về hiệu quả quá trình học tập và cung cấp cho học viên các thông tin cần thiết, các kỹ năng, kinh nghiệm thực tế, làm cho họ dễ tiếp thu, dễ hiểu để áp dụng vào thực tiễn ngay khi kết thúc khóa học. Phương pháp này rất phù hợp với người học lớn tuổi, nhất là cán bộ công đoàn.

+ Phương pháp thuyết trình (truyền thống) để trở thành phương pháp tích cực cần được bổ sung và có cải tiến, được tăng cường trang thiết bị day học, giảng viên phải dùng các dụng cụ hỗ trợ cho việc dạy học, các phương tiện nghe nhìn và kết hợp với việc đặt câu hỏi, ra bài tập, xây dựng các giả thiết, đóng vai thực hành... Như vậy, có thể nâng cao hiệu quả bài giảng và có thể gọi là "Bài giảng tích cực"

- Đổi mới về kỹ thuật dạy và học, phương pháp học tập tích cực hay bài giảng tích cực, bao gồm: Thuyết trình, hoạt động nhóm học tập, nghiên cứu tình huống, đóng vai, hội thảo, đàm thoại, sử dụng đồ dùng dạy học.

- Tăng cường đầu tư thiết bị dạy học hiện đại (máy tính, đèn chiếu, máy ảnh...) để giảng viên có điều kiện từng bước thay đổi phương pháp truyền thống, tạo hứng thú nghe, nhìn, hiểu cho người học.

Đây là các phương pháp khác nhau, cần được sử dụng phối hợp với nhau để đạt được hiệu quả cao trong quá trình dạy học. Trong một chừng mực nhất định, các phương pháp học tập tích cực sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, vì nó giúp học viên có thể đem những kinh nghiệm, kiến thức của mình để đặt vào một trường hợp tương tự khác, nhằm giúp người học hiểu sâu hơn về lý luận và biết cách đưa kiến thức đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn tại liên đoàn lao động tỉnh bắc giang​ (Trang 81 - 84)