Năng lực của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn tại liên đoàn lao động tỉnh bắc giang​ (Trang 31 - 35)

- Về năng lực xây dựng chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng

Việc xây dựng chương trình có vai trò quan trọng cho việc đạt chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng. Chương trình được xây dựng đảm bảo thiết thực, phù hợp với các đối tượng người học khác nhau góp phần quan trọng cho việc thực hiện tốt nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng. Qua đó, sẽ giúp cho học viên tích cực học tập để nâng cao kiến thức, năng lực công tác và phát huy được hiệu quả công việc hàng ngày. Hiện nay, theo quy định, các chương trình, giáo trình, tài liệu khung do cơ quan có thẩm quyền ở trung ương ban hành. Còn các cơ sở đào tạo, bồi

dưỡng căn cứ vào chương trình khung và tình hình thực tế để tổ chức thực hiện chương trình cụ thể của khóa đào tạo, bồi dưỡng tại cơ sở. Như vậy các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của các ngành, địa phương khi tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng theo nội dung chương trình đã được phê duyệt cần có sự vận dụng đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ và thực tế công tác quản lý nhà nước của từng bộ phận, ngành địa phương cũng như sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng, khả năng của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

- Về năng lực đội ngũ giảng viên và phương pháp giảng dạy

Trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhiệm vụ của giảng viên không chỉ truyền đạt tri thức mà chủ yếu là tổ chức quá trình trao đổi thông tin một cách hiệu quả nhất, còn đối với học viên là trao đổi kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm công tác, cùng nhau bàn bạc, thảo luận tìm pháp giải quyết vấn đề một cách tối ưu. Do vậy, đạo đức, trình độ, kinh nghiệm công tác, kỹ năng xử lý tình huống và phương pháp giảng dạy phù hợp của đội ngũ giảng có vai trò quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Trong thực tế, hiện nay ngoài đội ngũ giảng viên cơ hữu còn có đội ngũ giảng viên kiêm chức và thỉnh giảng. Họ là cán bộ lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các nhà quản lý đào tạo, giảng viên các trường đại học, có trình độ, năng lực, có bề dày kinh nghiệm công tác. Tuy nhiên, đối với lực lượng này, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cao, thời gian dành cho công tác giảng dạy không nhiều, lại bị động vì những công vụ đột xuất, rất khó khăn cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chủ động lịch học tập. Vì vậy giảng viên cơ hữu là đội ngũ tác động chủ yếu đến chất lượng đào tạo bồi dưỡng. Đội ngũ này cần được tuyển chọn kỹ càng theo tiêu chuẩn, thường xuyên được đào tạo nâng cao trình độ, phương pháp giảng dạy và bồi dưỡng cập nhật thường xuyên về những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước.

Trong xu thế đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, vấn đề được quan tâm nhiều là việc trang bị các phương tiện giảng dạy hiện đại như các phương tiện nghe nhìn, máy chiếu, máy quay video, bảng lật, các thiết bị phục vụ thực hành giáo án điện tử cùng các phương pháp sư phạm khác như phân nhóm, đóng vai, thuyết trình, thảo luận,…

- Về đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo

Bên cạnh đội ngũ giảng viên, đội ngũ cán bộ quản lý cũng có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Họ là những người trực tiếp quản lý đội ngũ học viên theo quy trình quản lý đào tạo; nắm vững những khó khăn, thuận lợi của từng học viên trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng; là nơi để học viên trao đổi, phản ánh, đóng góp ý kiến về chương trình, phương pháp giảng dạy của giảng viên, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ quá trình học tập. Chính vì vậy, cán bộ quản lý phải trở thành cầu nối giữa học viên với giảng viên, với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Chương 1 đã hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn, tập trung vào nội dung công tác đào tạo, bồi dưỡng; các tiêu chí đánh giá và những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn. Kinh nghiệm thực tiễn về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn của một số địa phương, làm bài học cho Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang. Đây là những cơ sở quan trọng dùng để phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn của Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang ở các chương tiếp theo.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CỦA LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG

TỈNH BẮC GIANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn tại liên đoàn lao động tỉnh bắc giang​ (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)