5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
3.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế tồn tại
Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân từ tình hình quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, kinh tế Trung Quốc, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Chi nhánh có một số lượng lớn khách hàng vay vốn trong làng nghề sản xuất kinh doanh đồ gỗ, với thị trường lớn là khách hàng Trung Quốc, chính vì vậy khi quan hệ Việt Nam – Trung Quốc căng thẳng từ sự kiện giàn khoản 981 và sau đó là tình hình kinh tế Trung Quốc đi xuống kể từ khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung làm giảm một lượng khách hàng
Trung Quốc lớn, từ đó dấn tới một số khách hàng sản xuất kinh doanh đồ gỗ khó khăn và phát sinh nợ xấu.
Nguyên nhân từ phía đối thủ cạnh tranh ngày một gia tăng. Trước năm 2009 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 14 ngân hàng thương mại hoạt động, nhưng đến nay con số này đã tăng lên 32 ngân hàng thương mại, áp lực cạnh tranh từ đó mà tăng lên. Để cạnh tranh các ngân hàng mở rộng các hoạt động kinh doanh đa dạng, đầu tư cho chất lượng dịch vụ để tăng trưởng thị phần.
Nguyên nhân rủi ro tiềm ẩn không thể lường trước được như khách hàng ốm đau, tại nạn và sự kiện hỏa hoạn thiên tai làm hư hỏng hàng hóa dịch vụ khách hàng. Tất cả những yếu tố này làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng và có thể làm dẫn tới khách hàng phát sinh nợ xấu.
Một số sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam thiếu linh hoạt hoặc cơ chế hoa hồng giành cho người giới thiệu khách hàng so với ngân hàng bạn làm giảm khả năng cạnh tranh của Chi nhánh.
Nguyên nhân chủ quan
Một là, công tác thẩm định, quyết định cho vay tại Chi nhánh tại một số Phòng và cán bộ còn chưa đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, dẫn tới bỏ qua tìm hiểu các thông tin khách hàng từ nguồn dân cư địa bàn, dẫn tới một số khách hàng cố tình tạo lập hồ sơ đẹp để vay vốn và làm phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu. Công tác thẩm định còn chú trọng nhiều tới vấn đề tài sản bảo đảm, chưa đánh giá được đúng đầy đủ tính khả thi của phương án dự án dẫn tới khách hàng kinh doanh thua lỗ và không có khả năng trả nợ do mất nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hai là, cán bộ Chi nhánh tập trung nhiều vào sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh vì vậy việc nghiên cứu sản phẩm cho vay tiêu dùng và tiếp thị, tìm kiếm khách hàng vay tiêu dùng là rất ít. Chi nhành không có chiến lượng cụ thể cho hoạt động cho vay tiêu dùng, đặc biệt là các hoạt động liên kết, hợp tác với các chủ đầu tư dự án bất động sản, đại lý showroom ô tô đây là những kênh phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng rất mạnh mẽ mà một số ngân hàng bạn đã và đang thành công.
Ba là, các cách tiếp cận khách hàng cá nhân mới của Chi nhánh chủ yếu vẫn là thông qua các kênh bán hàng cũ như: Phát tờ rơi, băng rôn, tiếp cận từ khách hàng cũ. Tuy nhiên với sự cạnh tranh và giành thị phần khốc liệt giữa các ngân hàng với đủ các chiêu trò như hiện nay thì những chính sách cụ thể mang tính chất hội nhập với thị trường hơn như: Tổ chức hội thảo, tiếp cận các đại lý về bất động sản, showroom ô tô, các kênh điện tử, bán chéo sản phẩm với khối khách hàng doanh nghiệp, tiếp cận từ đối tác thứ ba sẽ hiệu quả và phù hợp lâu dài hơn
Bốn là, đội ngũ cán bộ quan hệ khách hàng còn trẻ nên kinh nghiệm xử lý nghiệp vụ và kỹ năng bán hàng chưa thật sự chuyên nghiệp, còn cấn thêm các kỹ năng mềm, các kiến thức về các ngành nghề kinh doanh khác như: Bất động sản, chứng khoán, kĩ thuật, xây dựng, ô tô... để phục vụ công tác bán hàng tiếp thị khách hàng cũng như phục vụ công tác thẩm định. Mặt khác hiện tại cán bộ trẻ tại Chi nhánh chiếm tỷ lệ lớn, có nhiệt tình, có kiến thức tuy nhiên thiếu kinh nghiệm thực tế nên mất nhiều thời gian để đào tạo, chất lượng và hiệu quả công việc chưa cao.
Năm là, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với cán bộ trẻ và cán bộ xử lý điều hành nghiệp vụ còn chưa thường xuyên, sâu sát, dẫn đến công tác quản lý thu hồi nợ xấu tốn chưa tốt, mất nhiều thời gian. Do việc giám sát các khoản vay sau khi giải ngân chưa sát sao, kịp thời, do đó không có các biện pháp kịp thời khi khách hàng có dấu hiệu gặp khó khăn trong việc trả nợ làm cho việc thu hồi nợ còn gặp nhiều trở ngại.
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIETINB ANK CHI NHÁNH TIÊN SƠN ĐẾN NĂM 2025
4.1. Mục tiêu và định hướng phát triển cho vay khách hàng cá nhân của Vietinbank Tiên Sơn đến năm 2025