Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh tiên sơn​ (Trang 29 - 32)

5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.2.2.2Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay khách hàng cá nhân

(1) Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn:

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = Nợ quá hạn/Tổng dư nợ x100%

Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng thẩm định và quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay.

Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng cho vay cũng như rủi ro hoạt động cho vay tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại. Các ngân hàng luôn mong muốn kiểm soát thật tốt nợ quá hạn.

Phát triển hoạt động cho vay phải đảm bảo đi đôi với tăng chất lượng cho vay nếu không sẽ làm thành quả của tăng trưởng mất hết. Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân được thể hiện hông qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng về cho vay khách hàng cá nhân.

Tỉ lệ nợ xấu

Cho vay KHCN =

Nợ xấu cho vay KHCN

*100% Dư nợ cho vay KHCN

Hiện nay, việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng được thực hiện theo Thông tư 02/2013/TT -NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN Việt Nam; Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN; và các văn bản sửa đổi bổ sung khác kèm theo. Theo đó “Nợ xấu” là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5. Việc phân loại nợ được thực hiện theo hai phương pháp định lượng và định tính, tùy thuộc vào từng ngân hàng có được Ngân hàng nhà nước chấp thuận hay không để sử dụng phương pháp định tính hay định lượng.

Tỷ lệ nợ xấu của một ngân hàng càng thấp càng tốt, đây là chỉ tiêu phán ánh chất lượng nợ của ngân hàng, cho biết các rủi ro trong hoạt động cho vay, chỉ tiêu này cũng cho thấy khả năng thẩm định và quản lý khách hàng vay của ngân hàng tốt hay xấu, quy định và quy trình cho vay có đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng. Thực tế, rủi ro trong kinh doanh là không tránh khỏi, nên ngân hàng thường chấp nhận một tỷ lệ nhất định được coi là giới hạn an toàn. Mức dưới 3% có thể coi là ngưỡng khá tốt trong hoạt động ngân hàng, tỷ lệ an toàn cho phép theo thông lệ quốc tế và Việt Nam là 5%.

Tỷ lệ nợ xấu cho biết trong 100 đồng tổng dư nợ có bao nhiêu đồng là nợ xấu. Nợ xấu phản ảnh khả năng thu hồi vốn khó khăn, khoản vay của khách hàng lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thường nữa mà là khoản vay có nguy cơ mất vốn của ngân hàng. Với các khoản nợ xấu, tổ chức tín dụng phải thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho từng nhóm nợ cụ thể do vậy làm tăng chi phí và làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

(3) Thu nhập từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Hiệu quả của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân được phản ánh thông qua thu nhập từ cho vay khách hàng cá nhân hoặc tỷ trọng thu lãi từ cho vay khách hàng cá nhân trên tổng thu lãi từ hoạt động cho vay. Thu nhập ở đây được tính bằng chênh lệch giữa chi phí đầu vào và các chi phí khác cho hoạt động cho vay với thu lãi đầu ra.

Thu nhập

Cho vay KHCN =

Doanh Thu từ cho

vay KHCN -

Chi phí cho vay KHCN Doanh thu = Dư nợ x Lãi suất cho vay

Chi phí = Trả lãi + Chi phí khác + Chi phí dự phòng

Chỉ tiêu này giúp ngân hàng thấy được hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, đồng thời thấy được đóng góp của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân trong tổng quan hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ đó có định hướng rõ ràng trong phát triển cho vay khách hàng cá nhân nhằm đặt ra các mục tiêu gần và kế hoạch để có đường lối phát triển rõ ràng trong tương lai.

(4) Dự phòng rủi ro từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Dự phòng rủi ro đánh giá khả năng chi trả của ngân hàng khi rủi ro xảy ra, đồng thời cho thấy ngân hàng đang có các vấn đề rủi ro cần phải trích lập dự phòng để sử dụng khi cần thiết. Khi ngân hàng phải sử dụng quỹ dự phòng điều đó ngân hàng đang gặp phải tình trạng rủi ro mất vốn, do đó dự phòng rủi ro là chỉ tiêu phản ánh tình trạng rủi ro của ngân hàng. Một ngân hàng cần lập dự phòng chung, bảo hiểm các rủi ro chung không xác định vốn có trong danh mục tín dụng và dự phòng cụ thể, để bảo hiểm các rủi ro cụ thể cho từng khoản vay.

Các chỉ số thể hiện dự phòng rủi ro tín dụng

Tỉ lệ dự

phòng RRTD =

Dự phòng RRTD được trích lập Tổng dư nợ cho kỳ báo cáo

(5) Mức độ hài lòng của khách hàng

Đây là chỉ tiêu phản ánh sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng. Chỉ tiêu này rất quan trọng đối với mọi ngân

hàng, nó cho biết chất lượng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng hiện nay đang được khách hàng đánh giá ra sao và ngân hàng cần làm gì để cải thiện chất lượng của mình. Để đo lường chỉ tiêu mang tính định tính này cần có những cuộc khảo sát bằng hình thức điện thoại, lấy phiếu khảo sát hoặc gặp gỡ trực tiếp khách hàng và đòi hỏi một đội ngũ với các phương pháp thu thập thông tin chuyên nghiệp, hiệu quả thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh tiên sơn​ (Trang 29 - 32)