Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh tiên sơn​ (Trang 61 - 64)

5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.2.1.1. Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công

thương Việt Nam - Chi nhánh Tiên Sơn

Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Tiên Sơn cũng là quy trình chung của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam và gồm các bước cơ bản sau:

(i) Tìm kiếm và tiếp cận khách hàng

Đây là bước mà các cán bộ quan hệ khách hàng thực hiện tìm kiếm, tiếp cận khách hàng và tiếp nhận nhu cầu, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng. Cụ thể:

- Đối với hồ sơ pháp lý:

 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, xác nhận có kinh doanh

 Chứng minh nhân dân khách hàng và vợ/chồng khách hàng

 Sổ hộ khẩu,đăng ký kết hôn

 Hợp đồng lao động

 Các giấy tờ khác theo quy định của Ngân hàng.

- Đối với hồ sơ đề nghị vay:

 Giấy đề nghị vay vốn

 Báo cáo tình hình tài chính (2 năm) và cập nhật đến thời điểm hiện tại

 Bảng kê chi tiết số dư tín dụng tại các tổ chức tín dụng thời điểm vay vốn

(nếu có)

 Bảng sao kê tài khoản thanh toán tại các tổ chức thanh toán

 Hợp đồng kinh tế/ Hợp đồng liên doanh …

 Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính (nếu có)

 Phương án vay vốn/Dự án đầu tư

 Các hồ sơ liên quan khác…

(ii) Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp tín dụng

Cán bộ QHKH và Trưởng/ Phó phòng khách hàng, phòng giao dịch kiểm tra tống thể hồ sơ khách hàng cung cấp, đảm bảo hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, trung thực; Kết hợp thẩm định thực tế khách hàng, tra cứu thông tin CIC và xác định khách hàng:

(i) có thuộc danh sách khách hàng cảnh báo sớm, danh sách khách hàng đen và/hoặc danh sách khách hàng bị cấm vận theo quy định phòng chống rửa tiền của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, báo cáo Lãnh đạo để có ứng xử tín dụng phù hợp ; (ii) có thuộc nhóm đối tượng hạn chế/ hoặc không cấp tín dụng theo chính sách, định hướng tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong từng thời kỳ hay không. Toàn bộ thông tin này, cán bộ QHKH cung cấp cùng hồ sơ cho CBTĐ.

(iii) Thẩm định và đề xuất quyết định tín dụng

CBTĐ thẩm định chi tiết khách hàng về: Pháp lý khách hàng đảm bảo đủ điều kiện vay vốn, thẩm định tổ chức bộ máy, tình hình quan hệ tín dụng, năng lực sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính. Đồng thời rà soát khách hàng có thuộc nhóm khách hàng liên quan để thực hiện cấp GHTD chung cho nhóm.

CBTĐ thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh, phương án/ dự án sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ và biện pháp bảo đảm của khách hàng. Trong quá trình thẩm định, CBTĐ phối hợp cùng cán bộ QHKH làm rõ và bổ sung thông tin chưa thu thập đầy đủ, có thể trực tiếp đi thực tế khách hàng; Cùng đánh giá lợi ích, các rủi ro tiềm ẩn, đưa ra đề xuất cho vay/ từ chối cho vay.

CBTĐ chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng theo quy định chấm điểm và xếp hạng tín dụng hiện hành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

CBTĐ tiến hành khai báo đầy đủ nội dung thông tin thẩm định, scan đính kèm hồ sơ vào hệ thống CRLOS, kết luận, đề xuất chuyển hồ sơ trình Trưởng/ Phó phòng kiểm soát trên CRLOS. Trưởng/ Phó phòng tiến hành kiểm tra, trao đổi, thẩm định hồ sơ và đưa ra đề xuất, chịu trách nhiệm về kết quả rà soát và chuyển cho Ban Lãnh đạo Chi nhánh quyết định theo phân cấp thẩm quyền trên CRLOS.

(iv) Quyết định cấp tín dụng

Giám đốc/ Phó Giám đốc Chi nhánh tiếp nhận hồ sơ, xem xét và chịu trách nhiệm về quyết định cấp tín dụng đối với khách hàng, được quyền trả lại hồ sơ và yêu cầu thẩm định lại/ hoặc từ chối cấp tín dụng. Với hồ sơ vượt thẩm quyền Chi

nhánh, Chi nhánh trình hồ sơ lên Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam thông qua Phòng Phê duyệt tín dụng Trụ sở chính.

Khi có thông báo phê duyệt của Trụ sở chính (với hồ sơ vượt thẩm quyền chi nhánh) hoặc quyết định cấp tín dụng của Giám đốc/Phó giám đốc chi nhánh (với hồ sơ thuộc thẩm quyền chi nhánh), thông tin và hồ sơ được luân chuyển qua các phòng ban liên quan theo quy định.

(v) Thông báo tín dụng, Hoàn thiện thủ tục nhận bảo đảm và Soạn thảo, ký kết hợp đồng

Cán bộ QHKH thông báo kết quả chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận tín dụng đến khách hàng và bằng văn bản (nếu cần) thể hiện rõ nội dung cần thông báo.

Các bộ phận liên quan thực hiện thủ tục nhận bảo đảm theo quy trình nhận bảo đảm cấp tín dụng hiện hành.

Cán bộ QHKH tại Chi nhánh tiến hành soạn thảo Hợp đồng tín dụng theo nội dung phê duyệt cấp tín dụng, chuyển phòng ban liên quan cùng Giám đốc/ Phó Giám đốc chi nhánh và khách hàng để kiểm soát nội dung và ký Hợp đồng tín dụng.

(vi) Bàn giao hồ sơ tín dụng, Giải ngân theo Hợp đồng tín dụng đã ký kết

Toàn bộ hồ sơ tín dụng sau khi có phê duyệt và ký kết đầy đủ sẽ được CBTĐ lập phiếu và bàn giao sang bộ phận HTTD tại Chi nhánh.

CBQHKH có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ đề xuất giải ngân từ khách hàng, kiểm tra mục đích, điều kiện giải ngân của khách hàng, kiểm tra hạn mức còn lại, kiểm tra tính đầy đủ hợp lệ của hồ sơ giải ngân… Thực hiện ký và trình hồ sơ giải ngân tới lãnh đạo phòng với các khoản thuộc thẩm quyền của Phòng khách hàng, Phòng giao dịch hoặc nhập dữ liệu đề xuất giải ngân vào hệ thống VCOM, rà soát lại, ký hồ sơ giải ngân và chuyển sang Phòng HTTD tại Chi nhánh thực hiện giải ngân.

Phòng HTTD tại Chi nhánh tiếp nhận đề xuất, rà soát hồ sơ giải ngân đảm bảo tuân thủ đúng phê duyệt tín dụng và quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, thực hiện tác nghiệp trên hệ thống Core và VCOM, chuyển hồ sơ sau khi rà soát trình ký Giám đốc/ Phó Giám đốc và bộ phận Kế toán để thực hiện hạch toán giải ngân.

(vii) Kiểm tra, giám sát tín dụng và quản lý thu hồi nợ

Kiểm tra, giám sát tín dụng là bước theo dõi khoản vay, nhưng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quy trình cấp tín dụng, nhằm đảm bảo công tác quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả, tăng cường nhận biết, kiểm soát và phòng ngừa các rủi ro tiềm ẩn đối với các khoản nợ vay, kịp thời đưa ra các biện pháp để giảm thiểu rủi ro và thiệt hại có thể xảy ra.

Đến hàng kỳ hàng tháng, hàng quý hoặc 6 tháng tùy vào tính chất khoản vay, cán bộ quan hệ khách hàng có trách nhiệm kiểm tra giám sát tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng. Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, đánh giá TSBĐ có suy giảm giá trị, có xảy ra hư hỏng mất mát, tránh chấp ảnh hưởng tới việc thế chấp ngân hàng. Việc kiểm tra giám sát phải lập thành biên bản và có xác nhận của khách hàng.

Hàng tháng, cán bộ QHKH có trách nhiệm thực hiện theo dõi, đôn đốc khách hàng thực hiện trả nợ gốc – lãi đúng hạn. Trong trường hợp khách hàng không trả nợ đúng hạn hoặc nhận thấy có các dấu hiệu châm gốc, lãi hoặc rủi ro ảnh hưởng tới khả năng trả nợ vay Ngân hàng tiến hành thay đổi các chính sách khách hàng đang áp dụng như: Ngừng ưu đãi, ngừng cho vay mới, bổ sung thêm TSĐB, thực hiện các ứng xử tín dụng khác để thu hồi nợ vay.

(viii)Thanh lý hợp đồng tín dụng

Ngân hàng soạn thảo Biên bản thanh lý hợp đồng (nếu Hợp đồng tín dụng có thỏa thuận phải thanh lý hợp đồng), hai bên cùng ký Biên bản và lưu hồ sơ, đồng thời thực hiện giao giải chấp biện pháp bảo đảm cho khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh tiên sơn​ (Trang 61 - 64)