5. Kết cấu của luận văn
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực tại Bảo
xã hội
1.1.4.1. Yếu tố môi trường bên ngoài Bảo hiểm xã hội
Một là, Sự phát triển của khoa học công nghệ: Trình độ khoa học và công nghệ là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Khi khoa học công nghệ phát triển thì đòi hỏi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nguồn nhân lực cũng được nâng lên để đáp ứng với công việc tương xứng với
trình độ khoa học công nghệ đó. Vì vậy, phát triển khoa học - công nghệ là yếu tố để phát triển chất lượng nguồn nhân lực.
Hai là, Sự phát triển của giáo dục đào tạo: Phát triển giáo dục đào tạo của Nhà nước và của từng ngành là nhân tố quyết định trong chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Người lao động không thể có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý, văn hóa xã hội khi không qua giáo dục - đào tạo. Chất lượng đào tạo quyết định chất lượng nguồn nhân lực. Hiện nay, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nghị quyết TW8 khóa XI đã nêu rõ: “Đổi mới căn bản, toàn diện để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo. Đây là chủ trương đúng, rất quan trọng làm cơ sở, nền tảng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nước ta cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.
Ba là, Sự phát triển của thị trường lao động: Thị trường lao động của nước ta trong những năm vừa qua đã có những sự thay đổi rõ rệt. Sự phát triển của kinh tế, khoa học kỹ thuật kéo theo những đòi hỏi khắt khe hơn về chất lượng nguồn nhân lực. Các quy trình sản xuất thủ công thay thế bằng những dây chuyền công nghệ tiên tiến, lao động thủ công được thay thế bằng máy móc kỹ thuật hiện đại, sức lao động của con người được giải phóng. Điều này dẫn tới nhu cầu về số lượng lao động trên thị trường giảm mạnh, nhưng nhu cầu về chất lượng lao động lại tăng lên. Để đáp ứng được các nhu cầu của thị trường trong giai đoạn mới, đòi hỏi người lao động phải tự giác học tập và rèn luyện, nâng cao trình độ và kỹ năng nghề nghiệp, có kiến thức về ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng mềm. Những yêu cầu này vừa là thách thức, vừa là động lực để người lao động tự hoàn thiện bản thân, từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai.
Bốn là, Sự phát triển của y tế: Trình độ phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe cho người lao động là một trong những yếu tố chính tác động đến tình
tình trạng không có bệnh tật, mà còn là sự hoàn thiện về mặt thể chất lẫn tinh thần. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là một bộ phận quan trọng trong chính sách xã hội của Nhà nước nhằm đảm bảo một trong những quyền lợi của con người. Được tuyên ngôn nhân quyền khẳng định, đó là quyền chăm sóc y tế. Bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ không phải thuần tuý chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân riêng lẻ, mà là chung của cả cộng đồng. Bởi lẽ, nguy cơ về bệnh tật có thể đến với bất kỳ ai, không phân biệt quốc gia, dân tộc và hơn nữa không ai có thể một mình đơn phương chống lại bệnh tật. Việc bảo vệ chăm sóc sức khoẻ trước tiên thuộc về mỗi cá nhân, nhưng vẫn cần sự trợ giúp mang tính xã hội, có sự trợ giúp cao đó là sự trợ giúp mang tính Nhà nước, ở đó Nhà nước giữ vai trò quan trọng là người tổ chức quản lý và bảo trợ.
Năm là, Các yếu tố kinh tế - xã hội: Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia có tác động trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực về trình độ, sức khỏe và trình độ văn hóa, ứng xử trong quá trình hành nghề. Đối với nước kinh tế xã hội phát triển cao thì phải có nguồn nhân lực có chất lượng cao và ngược lại. Khi kinh tế - xã hội phát triển cao sẽ tạo điều kiện để thỏa mãn mọi nhu cầu về vật chất và tinh thần cho con người. Theo đó, con người được ăn uống đầy đủ, có điều kiện học tập, được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và được hưởng thụ văn hóa tinh thần, được chăm sóc sức khỏe và được tham gia thể dục thể thao nâng cao thể lực. Do đó, kinh tế - xã hội phát triển cao sẽ là yếu tố quyết định, tạo điều kiện cho chất lượng nguồn nhân lực cả nước nói chung và của mỗi ngành, cơ quan, tổ chức nói riêng được nâng lên.
Sáu là, Môi trường pháp lý - chính trị: Các cơ chế, chính sách tuyển dụng và sử dụng lao động của Nhà nước có tác động trực tiếp đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chế độ biên chế suốt đời đã gây sức ỳ lớn cho người lao động, khiến họ không cần học tập để nâng cao trình độ, không cần cố gắng làm việc hiệu quả cao. Điều này đã làm cho chất lượng nguồn nhân lực nước ta thấp. Ngược lại
trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, cơ chế chính sách tuyển dụng lao động được thực hiện theo hợp đồng. Theo quy định mới tại Bộ luật Lao động, nếu người lao động không hoàn thành nhiệm vụ theo hợp đồng, bị kỷ luật hoặc cảnh cáo nhiều lần thì người sử dụng lao động có quyền chấm dứt hợp đồng. Quy định này trong Bộ luật Lao động đòi hỏi người lao động phải luôn học tập, nâng cao trình độ để hoàn thành nhiệm vụ, phải chăm lo sức khỏe và có trách nhiệm với công việc, luôn trau dồi đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật. Vì vậy, đây là yếu tố quan trọng để chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên.
1.1.4.2. Yếu tố môi trường bên trong Bảo hiểm xã hội
Một là, Quan điểm của lãnh đạo và các chính sách quản lý nhân lực trong đơn vị: Người lãnh đạo có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực và hiệu quả công tác chỉ đạo, kế hoạch và triển khai thực hiện phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức. Nếu cấp lãnh đạo nhận thức được những giá trị mà nguồn nhân lực chất lượng cao mang lại và có cơ chế đầu tư một cách phù hợp thì sẽ có nhiều cơ hội để xây dựng tổ chức vững mạnh. Ngược lại, nếu không nhận ra được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong tổ chức mình, không tạo ra được những lợi ích để thu hút, giữ chân nhân tài, đồng nghĩa với việc tổ chức đó không thể phát triển bền vững và ổn định.
Hai là, Chiến lược phát triển của đơn vị: Chiến lược phát triển của đơn vị là yếu tố quyết định đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trên cơ sở nhiệm vụ đề ra theo từng giai đoạn phát triển, cơ quan BHXH các cấp phải lập kế hoạch thực hiện, đặc biệt là các kế hoạch về nhân sự để đảm bảo đủ số lượng và chất lượng nhân lực nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Trên cơ sở các kế hoạch đó, tiến hành tổ chức tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ... theo nhu cầu, định hướng. Vì vậy, đây là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Ba là, Nhận thức của người lao động về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Nhận thức của người lao động về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa hết sức quan trọng và là nhân tố quyết định đến hiệu quả của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nếu người lao động tự ý thức được nhu cầu và sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng lao động thì họ sẽ chủ động, tự giác và đạt hiệu quả cao trong việc học tập, tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng và kinh nghiệp để hoàn thiện bản thân. Ngược lại, nếu họ tiếp thu kiến thức một cách thụ động, gượng ép thì hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng không cao, chất lượng nguồn nhân lực không những không tăng lên mà còn gây lãng phí thời gian và tiền bạc cho quá trình đào tạo phát triển.