Kinh nghiệm của Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại bảo hiểm xã hội tỉnh lào cai (Trang 31 - 33)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm của Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La

BHXH tỉnh Sơn La được thành lập ngày 16/02/1995, sau nhiều năm tổ chức thực hiện công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, BHXH tỉnh Sơn La đã đạt được nhiều thành tích vượt bậc như: Công tác thu, chi BHXH luôn đạt được các kết quả tích cực, tiến bộ, hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, đặc biệt, trong năm 2019, BHXH tỉnh Sơn La đã đứng trong top 5 tỉnh dẫn đầu toàn quốc về phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, nhận được nhiều cờ thi đua, bằng khen của Nhà nước cho tập thể và các cá nhân xuất sắc. Tại website chính thức của BHXH tỉnh Sơn La (http://www.sonla.bhxh.gov.vn) khẳng định có được thành tích đó là nhờ lãnh đạo BHXH tỉnh Sơn La xác định kim chỉ nam cho mọi hoạt động BHXH là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực trong công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh. Cụ thể:

Công tác phát triển và đào tạo cán bộ: Ngày đầu thành lập, BHXH tỉnh Sơn La có 51 cán bộ, viên chức; trình độ đại học chiếm 10%, còn lại là trung cấp, sơ cấp. Đến nay, tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Sơn La đã ổn định với 270 cán bộ, viên chức; 09 phòng nghiệp vụ BHXH tỉnh và 12 cơ quan BHXH huyện, thành phố. Cán bộ có trình độ đại học là 201 người (chiếm 74,4%); 04

cán bộ có trình độ thạc sỹ và 03 cán bộ đang theo học thạc sỹ; hầu hết cán bộ có trình độ quản lý Nhà nước và tin học; 10 cán bộ có trình độ cao cấp lý luận chính trị; 40 người có trình độ trung cấp lý luận chính trị. Đạt được những thành tích này là do sự cố gắng, đoàn kết phấn đấu của tập thể người lao động trong tổ chức và sự quan tâm, chỉ đạo sát sao đến công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ban lãnh đạo BHXH tỉnh Sơn La.

Công tác tuyển dụng và luân chuyển cán bộ: Sơn La là một tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam với điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, mật độ dân cư thưa thớt nên số lượng và chất lượng lao động tại chỗ thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của cả nước. Chính vì vậy tỉnh rất quan tâm đến công tác tuyển dụng và luân chuyển cán bộ để nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng lao động. Trong những năm qua, BHXH tỉnh Sơn La luôn chú trọng tuyển dụng nguồn nhân lực có trình độ từ mọi vùng miền, đặc biệt ưu tiên đối với các đối tượng là con em trong tỉnh có bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học phù hợp với chuyên ngành nhằm tăng tính ổn định của đội ngũ nhân sự, đồng thời khai thác sự nhiệt huyết của họ trong việc xây dựng và phát triển quê hương. Bên cạnh đó, công tác luân chuyển cán bộ cũng được coi trọng. Việc phân tích công việc và đánh giá kết quả công việc được tiến hành thường xuyên nhằm tìm ra những vị trí được bố trí công việc không phù hợp để tiến hành bố trí, sắp xếp lại công việc. Đồng thời thực hiện luân chuyển các bộ phụ trách giữa các địa bàn, các bộ phận khác nhau tránh sự nhàm chán trong công việc và tăng cường sự kiểm tra chéo giữa các cá nhân, bộ phận.

Công tác đãi ngộ nhân sự: Để nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ, cơ quan BHXH tỉnh Sơn La đã thực hiện nhiều biện pháp quản lý nhân sự phù hợp, đặc biệt là chế tài khen thưởng, xử phạt nghiêm minh. Để công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH đạt kết quả tốt, cơ quan BHXH tỉnh Sơn La đã phân chia địa bàn phụ trách cho các cán bộ và có chế độ khen thưởng phù hợp khi cán bộ quản

rộng hơn phạm vị bao phủ của BHXH. Ngoài ra, cơ quan còn quan tâm đến đời sống của cán bộ nhân viên, thường xuyên tổ chức thăm hỏi, khám sức khoẻ định kỳ, chế độ phụ cấp và hỗ trợ kinh phí công tác, định kỳ tổ chức các hoạt động vui chơi, du lịch, các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại bảo hiểm xã hội tỉnh lào cai (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)