Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực tại bảo hiểm xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại bảo hiểm xã hội tỉnh lào cai (Trang 95 - 97)

5. Kết cấu của luận văn

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực tại bảo hiểm xã

hội tỉnh Lào Cai

3.4.1. Yếu tố môi trường bên ngoài Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai

Sự phát triển của khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ phát triển ngày càng hiện đại kéo theo sự phát triển của tất cả các ngành nghề, trong đó có cả ngành BHXH. Trong những năm qua, BHXH tỉnh Lào Cai đã triển khai ứng dụng nhiều thành tựu công nghệ thông tin vào trong hoạt động quản lý và nghiệp vụ. Từ năm 2016, BHXH tỉnh đã áp dụng hình thức giao dịch điện tử trên tất cả các lĩnh vực thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, giải quyết các chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp; giám định và thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT. Các phần mềm nghiệp vụ cũng được áp dụng đồng bộ như: Phầm mềm lưu trữ hồ sơ điện tử, thu và quản lý sổ thẻ, kế toán tập trung, xét duyệt chính sách, quản lý đầu tư quỹ, quản lý đấu thầu thuốc tập trung... Với những sự thay đổi này, đòi hỏi đội ngũ nhân lực phải không ngừng học hỏi và nâng cao kiến thức, đặc biệt là kiến thức về tin học để đổi mới cách thức làm việc cho phù hợp với thời đại mới.

Sự phát triển của giáo dục đào tạo: Sự phát triển về số lượng, chất lượng và hình thức đào tạo của ngành Giáo dục trong thời gian qua tạo ra cơ hội vô cùng thuận lợi cho người lao động trong việc học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tại BHXH tỉnh Lào Cai, các cán bộ nhân viên được khuyến khích tham gia các khoá đào tạo ngắn và dài hạn như: Liên kết đào đạo trình độ sơ đẳng, trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, kiến thức đối ngoại, chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, tập huấn sử dụng phần mềm... Các khoá học diễn ra với nhiều hình thức như học tập trung, học trực tuyến tạo điều kiện cho tất cả mọi cán bộ nhân viên đều được học tập và nâng cao chất lượng lao động của mình.

Sự phát triển của thị trường lao động: Hiện nay, mặt bằng chung của thị trường lao động đang ngày một nâng cao. Lao động trong khối hành chính, văn phòng đòi hỏi tối thiểu phải có tình độ trung cấp, cao đẳng trở lên, kèm theo đó là các yêu cầu về kỹ năng tin học, ngoại ngữ, giao tiếp. Điều này đòi hỏi người lao động phải tự nâng cao trình độ và năng lực của mình để có thể cạnh tranh trong công việc. Nhận thức được điều này, các cán bộ nhân viên trong BHXH tỉnh Lào Cai luôn có ý thức tự giác trong công việc và học tập nâng cao trình độ, năng lực của bản thân. Đặc biệt, trong giai đoạn tinh giản biên chế hiện nay, sự cạnh tranh trên thị trường lao động hết sức gay gắt. Cá nhân nào không tự nâng cao năng lực bản thân để thích nghi với công việc sẽ bị loại ngay ra khỏi vị trí công việc.

Sự phát triển của y tế: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 8 bệnh viện đa khoa, 9 trung tâm y tế và hơn 50 cơ sở khám chữa bệnh, với các thiết thị và công nghệ tiên tiến, hiện đại đảm bảo đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ của người dân. Nhờ sự phát triển của y tế, các cán bộ nhân viên tại BHXH tỉnh Lào Cai nói riêng và người lao động Lào Cai nói chung đều được hưởng các chế độ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ tốt nhất, đảm bảo về mặt thể lực cho các cán bộ nhân viên, giúp họ yên tâm công tác và cống

Các yếu tố kinh tế - xã hội: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, kinh tế Lào Cai thời gian qua có những bước tiến vượt bậc, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp và du lịch. Sự phát triển của kinh tế kéo theo những tiến bộ về mặt xã hội, thu nhập của người dân tăng lên, mức sống được cải thiện, các quan điểm, hủ tục lạc hậu bị xoá bỏ, người lao động có điều kiện sống tốt hơn, được thoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần, nhu cầu học tập, tào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, được tự do thể hiện và khẳng định bản thân, đặc biệt là đối với các lao động nữ, lao động là dân tộc thiểu số. Trong những năm vừa qua, chất lượng nguồn nhân lực tại BHXH tỉnh Lào Cai không ngừng được tăng lên, số lao động là nữ chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cơ cấu giới tính, lao động là dân tộc thiểu số cũng tăng lên, trình độ và kỹ năng của người lao động cũng tăng lên, thể chất và sức khoẻ cũng được đánh giá cao hơn so với những năm trước.

Môi trường pháp lý - chính trị: Trong những năm qua, cơ chế và chính sách lao động của Nhà nước có nhiều thay đổi kéo theo những sự thay đổi lớn đối với chất lượng nguồn nhân lực tại BHXH tỉnh Lào Cai. Cơ chế tuyển dụng thay đổi từ hình thức thi tự chủ do cơ quan BHXH tỉnh tự tổ chức thi chuyển sang hình thức thi tuyển tập trung theo cụm do BHXH Việt Nam tổ chức đảm bảo tính khách quan, công bằng, thống nhất trong cả nước. Việc cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu quả theo Nghị quyết số 18-NQ/TW và Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy chế thực hiện cơ chế một cửa đã làm thay đổi cơ cấu tổ chức và bố trí nhân sự tại cơ quan. Việc rà soát và tinh giản biên chế đòi hỏi các cán bộ nhân viên phải tự học hỏi, nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại bảo hiểm xã hội tỉnh lào cai (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)