Một số tồn tại trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại bảo hiểm xã hội tỉnh lào cai (Trang 101 - 103)

5. Kết cấu của luận văn

3.5.2. Một số tồn tại trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tạ

hiểm xã hội tỉnh Lào Cai

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu trong công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhưng bên cạnh đó BHXH tỉnh Lào Cai vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu sót và những mặt hạn chế cần được khắc phục như:

Thứ nhất, về công tác lập kế hoạch nhân sự: Tiến độ thực hiện công tác quy hoạch cán bộ chậm, thụ động, triển khai chưa hợp lý. Quy hoạch cán bộ còn mang tính hình thức, chưa dựa trên tiêu chuẩn và kết quả đánh giá cán bộ. Quy hoạch còn khép kín trong từng đơn vị; chưa gắn quy hoạch với các khâu đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí và sử dụng cán bộ. Chất lượng quy hoạch cán bộ còn thấp. Việc lựa chọn cán bộ dự nguồn ở một số đơn vị chưa chú ý đến yếu tố chênh lệch về độ tuổi đã dẫn đến tình trạng tính kế thừa và phát triển

dễ bị phá vỡ, hẫng hụt, không đảm bảo cho sự chuyển tiếp giữa các thế hệ cán bộ. Vai trò của các cấp ủy Đảng, tập thể lãnh đạo, thủ trưởng đơn vị trong công tác quy hoạch cán bộ chưa được phát huy đầy đủ. Chưa có kế hoạch cụ thể trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ dự nguồn.

Thứ hai, về quản lý, sử dụng và đánh giá cán bộ: Quy định về tiêu chuẩn cán bộ chưa hoàn thiện, một số tiêu chuẩn về chính trị bắt buộc phải có mới được bổ nhiệm khiến việc sử dụng nhân tài bị hạn chế. Mặc dù không nhiều, nhưng vẫn có tình trạng bố trí, bổ nhiệm cán bộ có mối quan hệ ruột thịt, dễ dẫn đến việc thực hiện nhiệm vụ có phần thiếu khách quan. Việc luân chuyển cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ trong diện quy hoạch rèn luyện thực tiễn, tích lũy kinh nghiệm ở các vị trí công tác khác nhau mặc dù đã xác định là khâu đột phá trong công tác cán bộ, nhưng mới chỉ thực hiện do xuất phát từ yêu cầu công tác, chưa trở thành việc làm thường xuyên và nền nếp của mỗi đơn vị. Công tác đánh giá năng lực cán bộ nhiều khi còn mang tính hình thức, chưa khuyến khích cán bộ, viên chức phát huy hết tiềm năng trong thực thi nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ quản lý cấp phòng và BHXH huyện hiện tại vẫn còn thiếu. Năng lực một số cán bộ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của Ngành; còn có cán bộ vi phạm kỷ luật. Chỉ tiêu biên chế của BHXH tỉnh chưa phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực theo vị trí việc làm chưa chính xác theo căn cứ khoa học.

Thứ ba, về chế độ đãi ngộ (tiền lương, khen thưởng, ưu đãi…): Việc áp dụng phương thức trả lương truyền thống mang tính bình quân, cào bằng và chế độ phụ cấp dàn trải. Trả lương không phân biệt giữa người làm nhiều và người làm ít khiến lương công chức viên chức của BHXH tỉnh Lào Cai còn thấp. Mặc dù BHXH tỉnh tính lương gắn với hệ số Ngành là 1,8 nhưng lại gắn chặt với tiền lương tối thiểu nên tiền lương công chức viên chức còn thấp. mặt khác, BHXH tỉnh đã đánh giá dựa trên hiệu qủa công việc nhưng giữa các phòng nghiệp vụ và giữa các huyện, thành phố lại chưa rõ ràng trong việc bố trí công việc, do vậy gây

Thứ tư, công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều bất cập: Đào tạo đã đáp ứng được yêu cầu “quy mô rộng” nhưng bề sâu thì chất lượng nhân lực của BHXH tỉnh chưa đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra, chưa thiết kế được chương trình đào tạo từ xa nhưng phải gắn với thực tế và phù hợp với từng đối tượng được đào tạo. Vậy nên thiếu một đội ngũ “tri thức cao”, những chuyên gia đầu ngành trong việc giải quyết các công việc chuyên môn, nghiệp vụ. Đội ngũ cán bộ chất lượng cao còn ít so với yêu cầu của nhiệm vụ hiện tại và cả những yêu cầu của tương lai. Còn thiếu những cán bộ trẻ có trình độ nghiệp vụ, năng lực và phẩm chất tốt ở những lĩnh vực hoạt động trọng yếu, như xây dựng hoạch định chính sách, thanh tra - giám sát. Nhiều cán bộ làm công tác chuyên môn nghiệp vụ có văn bằng đại học nhưng trình độ thực sự không tương xứng, đặc biệt có khoảng cách lớn giữa lý thuyết và khoảng cách trong các trương đại học, nên số cán bộ mới ra trường thường phải mất nhiều thời gian để tham gia đào tạo lại trong các lớp tập huấn, đào tạo của Ngành. Kỹ năng nghề nghiệp hầu như chưa đạt được mong muốn, số cán bộ xử lý công việc theo cách truyền thống còn chiếm đa số, nhất là những cán bộ được đào tạo từ thời bao cấp, có thời gian công tác lâu năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại bảo hiểm xã hội tỉnh lào cai (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)