Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại bảo hiểm xã hội tỉnh lào cai (Trang 43 - 47)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã

hội tỉnh Lào Cai

* Chỉ tiêu thể hiện chất lượng nguồn nhân lực thông qua trí lực: - Trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

Nội dung: Trình độ văn hoá là sự hiểu biết của người lao động đối với những kiến thức phổ thông trong lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là sự hiểu biết, kiến thức và kỹ năng thực hành về một nghề nghiệp nhất định.

Cách đánh giá:

Trình độ văn hoá của người lao động được đánh giá dựa trên trình độ học vấn của người lao động so với mức độ phổ cập giáo dục ở một quốc gia theo các tiêu chí về tỷ lệ lao động biết chữ và tỷ lệ lao động có trình độ văn hóa theo các bậc, như: tiểu học, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học,...

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ được đánh giá theo tiêu chí phản ánh trình độ của NNL như: Số lượng cán bộ, viên chức được đào tạo (hoặc chưa được đào tạo), cơ cấu trình độ được đào tạo, cấp đào tạo…

Ý nghĩa: Trình độ văn hoá và chuyên môn nghiệp vụ được sử dụng là thước đo đánh giá chất lượng về mặt trí lực của người lao động. Người lao động

có trình độ văn hoá và chuyên môn nghiệp vụ cao, phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của công việc thì được đánh giá là có trí lực cao và ngược lại.

- Kỹ năng phụ trợ:

Nội dung: Các kỹ năng phụ trợ cần thiết cho cán bộ, nhân viên ngành BHXH là: Chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, giao tiếp, kỹ năng mềm…

Ý nghĩa: Kỹ năng phụ trợ rất cần thiết cho người lao động để hoàn thành công việc với năng suất và chất lượng cao hơn. Người lao động càng có nhiều kỹ năng phụ trợ thì khả năng tiếp nhận, giải quyết và xử lý công việc sẽ được hỗ trợ tốt hơn, chất lượng NNL cũng được đánh giá cao hơn.

* Chất lượng nguồn nhân lực thông qua tâm lực: - Đạo đức nghề nghiệp:

Nội dung: Chỉ tiêu này được thể hiện dựa trên những đánh giá về phẩm chất đạo đức của người lao động như: Ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác trong lao động, biết tiết kiệm, có tinh thần hợp tác, tác phong làm việc khẩn trương, chính xác, lương tâm nghề nghiệp... Tất cả những phẩm chất đó nằm trong phạm trù đạo đức của con người.

Cách đánh giá: Đây là các chỉ tiêu mang tính định tính, rất khó để nhận xét, đánh giá một cách chính xác, cụ thể bằng các con số mà chỉ có thể đánh giá thông qua trách nhiệm đối với công việc, mức độ hoàn thành công việc và hiệu quả công việc được giao của người lao động.

Ý nghĩa: Người lao động có ý thức, trách nhiệm, yêu thích công việc thì sẽ làm việc tự giác và nỗ lực hết mình, năng suất và chất lượng cũng sẽ cao hơn, do đó được đánh giá là NNL có chất lượng cao và ngược lại.

- Văn hoá tổ chức (văn hoá BHXH):

Nội dung: Văn hoá tổ chức tại BHXH hay còn gọi là văn hoá BHXH bao gồm môi trường làm việc, tác phong công sở, bầu không khí làm việc,

mối quan hệ giữa các cá nhân trong cơ quan và các hoạt động, phong trào đoàn thể.

Cách đánh giá: Văn hoá tổ chức được đánh giá thông qua sự quan tâm chỉ đạo của ban lãnh đạo đến việc xây dựng văn hoá tổ chức tại cơ quan và sự hiểu biết, ủng hộ của người lao động đối với việc xây dựng, phát triển văn hoá tổ chức.

Ý nghĩa: Văn hoá tổ chức có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra sự gắn kết giữa các cá nhân trong tập thể, tạo nên sức mạnh vô hình giúp người lao động đoàn kết và nhất trí thực hiện mục tiêu chung của tổ chức và là yếu tố không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

* Chỉ tiêu thể hiện chất lượng nguồn nhân lực thông qua thể lực: - Thể lực của người lao động:

Nội dung: Thể lực là trạng thái sức khỏe của người lao động biểu hiện ở chiều cao, cân nặng, hình thể, khả năng vận động, không có bệnh tật, có sức làm việc dẻo dai trong một hình thái lao động - nghề nghiệp nhất định...

Cách đánh giá: Tiêu chí đánh giá thể lực nguồn nhân lực ở các nước thường dùng các nhân tố trắc học: Chiều cao, cân nặng và các chỉ số về sức khỏe, nhất là độ dẻo dai, thần kinh và tâm lý. Ở Việt Nam, đánh giá thể lực thường sử dụng các tiêu chí về sức khỏe như: Chiều cao, cân nặng, các giác quan nội khoa, ngoại khoa, thần kinh, tâm thần, tai, mũi, họng...

Ý nghĩa: Nguồn nhân lực có thể lực tốt mới đảm bảo sức khoẻ để thực hiện công việc và cống hiến hết mình cho công việc được giao.

- Đời sống tinh thần của người lao động:

Nội dung: Là đời sống nội tâm của người lao động, thể hiện những suy nghĩ, nhìn nhận, đánh giá của người lao động về công việc và cuộc sống.

Cách đánh giá: Đời sống tinh thần của nguồn nhân lực được đánh giá thông qua thái độ của người lao động đối với công việc và các hoạt động tập thể của tổ chức như: Văn hoá, thể dục thể thao, các phong trào thi đua, vui chơi giải trí...

Ý nghĩa: Nguồn nhân lực có đời sống tinh thần tốt sẽ suy nghĩ và làm việc năng động, tích cực, sáng tạo, bền bỉ, đạt được kết quả công việc cao hơn, hay nói cách khác là chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao.

Chương 3

THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại bảo hiểm xã hội tỉnh lào cai (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)