5. Kết cấu của luận văn
4.1.2. Phương hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã
4.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai
4.1.1. Quan điểm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai tỉnh Lào Cai
Quán triệt tư tưởng, đường lối chính trị của Đảng về việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực của đất nước nói chung và của ngành BHXH nói riêng, ban lãnh đạo cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai đã thống nhất các quan điểm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cơ quan như sau:
- Quan điểm thứ nhất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải dựa trên quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
- Quan điểm thứ hai, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai phải phù hợp với chiến lược phát triển Ngành và quy hoạch phát triển nhân lực của Ngành giai đoạn 2019 - 2025.
- Quan điểm thứ ba, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai phải được thực hiện toàn diện.
- Quan điểm thứ tư, chất lượng nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai phải đảm bảo hội nhập quốc tế.
4.1.2. Phương hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai hội tỉnh Lào Cai
Gắn liền với quá trình đổi mới, công tác quản lý nhân lực phải hoàn thiện chính sách và quy trình quản lý cán bộ. Trước chiến lược phát triển ngành BHXH
1215/QĐ-TTg ngày 13/7/2013, Đảng bộ BHXH tỉnh Lào Cai quyết tâm thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ BHXH, BHYT; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia nhất là BHXH tự nguyện; thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân. Quản lý, sử dụng an toàn và đảm bảo cân đối quỹ BHXH, quỹ BHYT. Xây dựng hệ thống BHXH hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Để làm được điều này, BHXH tỉnh Lào Cai cần xác định rõ các phương hướng:
Thứ nhất, cần nhất quán trong tư tưởng, nhận thức và hành động về vai trò của nhân lực; coi trọng nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới. Từ đó có chính sách, biện pháp cụ thể và phù hợp đầu tư phát triển con người cũng như quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người.
Thứ hai, phát triển nguồn nhân lực Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có cơ cấu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và chiến lược phát triền ngành Bảo hiểm xã hội đến năm 2025. Phải đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, toàn diện, khả thi, kế thừa và phát huy tối đa nguồn lực công chức viên chức BHXH tỉnh hiện có. Đổi mới cơ chế chính sách quản trị điều hành; cải cách hành chính; cải tiến lề lối tác phong làm việc; văn hóa ứng xử, giao tiếp trong từng thời kỳ.
Thứ ba, có cơ chế phát hiện, tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng phát triển, duy trì đội ngũ công chức viên chức. Chú trọng công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, phát triển nhân viên giỏi, đội ngũ lãnh đạo chủ chốt các cấp có đủ năng lực quản lý điều hành, trình độ chuyên môn, phù hợp với công việc. Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý và tác nghiệp cho đội ngũ cán bộ của BHXH tỉnh theo chức trách và nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển của Ngành.
Thứ tư, có chế độ đãi ngộ hợp lý để thu hút và giữ chân được nhân tài. Đánh giá và sử dụng cán bộ phải gắn với tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, tiêu chuẩn cán bộ và hiệu quả công tác thực tế làm
thước đo chủ yếu. Tổ chức sắp xếp lại lao động gắn với việc xây dựng chính sách hợp lý để khuyến khích tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng nhân lực bằng cách định kỳ kiểm tra đánh giá chất lượng, kịp thời thay thế những công chức viên chức yếu kém về năng lực, loại thải những lao động thoái hóa vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật.
Thứ năm, tiếp tục đổi mới công tác quản lý nhân lực theo hướng:
- Cơ cấu và sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức đảm bảo chất lượng, nâng cao tính chuyên nghiệp, phát triển đội ngũ cán bộ tác nghiệp giỏi. Thực hiện quy hoạch đào tạo, luân chuyển, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ lãnh đạo theo hướng trẻ hóa, đảm bảo tính ổn định, kế thừa và phát triển.
- Quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm vật chất của cán bộ trên từng vị trí công tác.
- Thực hiện quản lý cán bộ theo khối lượng và chất lượng công việc được giao. Thực hiện đãi ngộ theo vị trí công tác và mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.
Theo đó trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 đội ngũ cán bộ cơ quan phải đạt được những mục tiêu cơ bản sau:
Về phẩm chất chính trị: Chấp hành đúng đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ, công vụ theo đúng quy định của pháp luật; tận tụy phục vụ nhân dân; có đạo đức và lối sống trong sạch, lành mạnh, trung thực.
Về trình độ và năng lực: Được đào tạo và trang bị kiến thức trên các lĩnh vực lý luận chính trị, quản lý Nhà nước, pháp luật, ngoại ngữ, tin học và các kiến thức xã hội khác; có đủ kỹ năng chuyên môn và năng lực thực tiễn xây dựng chính sách, tổ chức điều hành để thực thi công vụ đạt hiệu quả, đáp ứng tốt các dịch vụ công của cơ quan Nhà nước đối với người dân; có đủ sức khỏe để hoàn thành chức trách đảm nhiệm.