Kinh nghiệm của Bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại bảo hiểm xã hội tỉnh lào cai (Trang 33)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm của Bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái

Cùng với BHXH tỉnh Sơn La, cơ quan BHXH tỉnh Yên Bái cũng là một điểm sáng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được giao. Từ việc nghiên cứu chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công việc của BHXH tỉnh Yên Bái tại website chính thức của BHXH tỉnh Yên Bái (http://www.yenbai.bhxh.gov.vn) có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau:

Công tác quản lý, đào tạo nhân lực: Không chỉ tập trung vào công tác đào tạo và nâng cao chất lượng làm việc của cán bộ nhân viên, BHXH tỉnh Yên Bái còn không ngừng tăng cường đổi mới công tác quản lý cán bộ, chú trọng và nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ quản lý. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, của đội ngũ cán bộ công nhân viên chức, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý. Nhờ chính sách này mà trong những năm qua, BHXH tỉnh Yên Bái luôn có được sự chỉ đạo sáng suốt, kịp thời, có sự đoàn kết, nhất trí một lòng của tập thể cán bộ nhân viên nhằm vượt qua rất nhiều các khó khăn, thử thách để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá nhân viên: Để phù hợp với đặc thù của cơ quan hành chính Nhà nước, BHXH tỉnh Yên Bái luôn tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, thực hiện đúng nội quy, quy chế làm việc. Thường xuyên, giám sát, kiểm tra công vụ, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ công nhân viên chức trong ngành. Đồng thời biểu dương kịp thời

các tâm gương điển hình tiên tiến, kiên quyết xử lý nghiêm minh các tập thể, cá nhân vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Lào Cai có nhiều đặc điểm tự nhiên, kinh tế, dân cư và xã hội giống với các tỉnh Sơn La, Yên Bái. Vì vậy, việc nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các tỉnh này có ý nghĩa quan trọng và thiết thực đối với công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại BHXH tỉnh Lào Cai. Từ những kinh nghiệm đã phân tích ở trên, BHXH tỉnh Lào Cai có thể rút ra các bài học sau:

Thứ nhất, về tuyển dụng: Công tác tuyển dụng cần đặc biệt chú trọng, tuyển dụng phải phù hợp với mục tiêu và yêu cầu của công việc nhằm đảm bảo về mặt số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai. Để làm được điều này, phải làm tốt công tác hoạch định nhân lực và phân tích công việc, đưa ra được các tiêu chí, yêu cầu tuyển dụng sát với vị trí công việc. Ưu tiên tuyển dụng nguồn nhân lực có chất lượng, có trình độ cao, được đào tạo bài bản, đúng chuyên ngành và phù hợp với các chính sách an sinh xã hội của Tỉnh (ưu tiên người lao động là dân tộc thiểu số, người có hộ khẩu thường trú trong tỉnh) và có chính sách thu hút lao động chất lượng cao từ các vùng miền khác trong cả nước.

Thứ hai, về luân chuyển cán bộ: Luân chuyển cán bộ là công việc cần thiết để sắp xếp, bố trí lại công việc cho phù hợp và là một giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thông qua luân chuyển, người lao động sẽ được thực hiện nhiều công việc khác nhau, từ nó giúp họ có có điều kiện để tích luỹ thêm kiến thức và kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực, đồng thời giúp họ thay đổi môi trường làm việc, tránh nhàm chán và lấy lại cảm hứng trong công việc mới. Tuy nhiên việc luân chuyển cán bộ cần phải được thực hiện khéo léo và phù hợp, vừa đảm bảo các yêu cầu của công việc, cơ quan, vừa được sự đồng

tình, ủng hộ của người lao động thì công tác luân chuyển cán bộ mới đạt được hiệu quả cao như mong đợi.

Thứ ba, về đào tạo phát triển nguồn nhân lực: Cần nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từ đó phải có kế hoạch đào tạo cụ thể, phù hợp với mục đích và yêu cầu của công việc. Các nội dung cần được đào tạo là: Đào tạo kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, trình độ tin học và ngoại ngữ, trình độ chính trị, năng lực quản lý và cập nhật các phương pháp làm việc mới. Ban lãnh đạo phải có biện pháp động viên, khuyến khích người lao động tự học và nâng cao trình độ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho họ tham gia vào các chương trình đào tạo. Việc đào tạo cán bộ quản lý cũng phải hết sức được coi trọng, đào tạo nên hướng đến việc đổi mới công tác quản lý cán bộ, rèn luyện bản lĩnh chính trị và tư tưởng cách mạng, nâng cao tinh thần trách nhiệm của những người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

Thứ tư, về chế độ đãi ngộ: Đãi ngộ lao động là điều kiện cần thiết để duy trì và phát triển nguồn nhân lực. BHXH tỉnh Lào Cai là cơ quan Nhà Nước, có chế độ và chính sách tiền lương theo quy định của Nhà nước và được lấy từ Ngân sách Nhà nước. Nếu chỉ thực hiện chế độ tiền lương theo thang bậc và thâm niên như quy định thì rất khó để tạo động lực cho người lao động làm việc. Do đó, cần phải có thêm các chế độ đãi ngộ khác cho người lao động ngoài tiền lương hàng tháng như: Xây dựng quy chế chi trả lương theo kết quả, hiệu quả công việc, tổ chức các phong trào thi đua đạt thành tích đi kèm với chế độ khen thưởng để kích thích động viên cán bộ nhân viên thi đua hăng say làm việc tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả. Bên cạnh đó, các biện pháp đãi ngộ về tinh thần cũng phải được chú trọng. Việc xây dựng văn hoá tổ chức cần phải được quan tâm nhằm tạo ra môi trường làm việc trong sạch, lành mạnh và thoải mái cho nhân viên. Công Đoàn phải chăm lo đến đời sống tinh thần của cán bộ nhân viên, kịp thời động viên, khuyến khích và thăm hỏi người lao động vào những dịp đặc biệt. Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao để

nâng cao thể chất và tinh thần cho người lao động, giúp họ làm việc năng suất hơn và gắn bó hơn với tổ chức. Có chính sách thưởng phạt công khai, bình đẳng và kịp thời để tạo động lực và nề nếp làm việc cho đội ngũ nhân lực trong tổ chức.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu

Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ phải làm rõ và trả lời được các câu hỏi sau:

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai?

- Thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai như thế nào?

- Những giải pháp nào để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai trong thời gian tới?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Để tìm hiểu, đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại BHXH tỉnh Lào Cai, thực hiện thu thập các thông tin thứ cấp thông qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp người lao động đang làm việc tại BHXH tỉnh Lào Cai, bao gồm: Văn phòng, phòng tổ chức cán bộ, phòng khai thác và thu nợ, phòng quản lý thu, phòng cấp sổ, thẻ, phòng chế độ BHXH, phòng giám định BHYT, phòng tiếp nhận và trả kết quả TTHC, phòng thanh tra - kiểm tra, phòng kế hoạch - tài chính, phòng CNTT và khách hàng tại BHXH tỉnh Lào Cai.

2.2.2. Thu thập thông tin

Để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài sử dụng nguồn số liệu thứ cấp và nguồn số liệu sơ cấp

- Thu thập tìm kiếm các số liệu liên quan trực tiếp đến cơ sở lý luận của đề tài ở các luật, nghị định, thông tư, bài báo khoa học được dùng để làm cơ sở lý luận về công tác nguồn nhân lực

- Căn cứ vào các tài liệu đã được công bố, các báo cáo, số liệu thống kê... tình hình nguồn nhân lực của Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai qua các năm 2017- 2019.

2.2.2.2. Nguồn số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra thực tế tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai.

* Phương pháp thu thập thông tin:

- Thu thập ý kiến chuyên gia:Luận văn tham vấn ý kiến của lãnh đạo, cấp quản lý của cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai về những vấn đề liên quan đến đánh giá chất lượng nguồn nhân lực hiện nay; những định hướng cơ bản của đơn vị có liên quan đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong những năm tới.

- Điều tra thực tế: Để thu thập được số liệu sơ cấp phục vụ quá trình tính toán, nghiên cứu, đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai, tác giả đã tiến hành xây dựng phiếu điều tra sau đó tiến hành phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu hoặc gửi phiếu khảo sát qua email cho đối tượng điều tra sau đó thu về và tiến hành xử lý số liệu.

- Phương pháp điều tra: Điều tra chủ yếu bằng phương pháp phỏng vấn, chọn mẫu điển hình.

* Chọn mẫu điều tra:

- Đối với cán bộ nhân viên tại BHXH tỉnh Lào Cai: Số lượng cán bộ nhân viên hiện đang công tác các phòng ban của BHXH tỉnh Lào Cai là 52 cán bộ. Do số lượng ít nên tác giả lựa chọn phát toàn bộ 52 phiếu điều tra khảo sát.

- Đối với khách hàng tại BHXH tỉnh Lào Cai: Trong năm 2019, BHXH tỉnh Lào Cai đã phục vụ 60.150 khách hàng. Để đảm bảo lượng mẫu điều tra đủ lớn, có một kết quả cao trong quá trình nghiên cứu và tránh những sai sót đáng tiếc trong chọn mẫu, quy mô mẫu sẽ được tính theo công thức:

2 ) ( 1 N e N n  

(Với n là cỡ mẫu, N là số lượng tổng thể, e là sai số tiêu chuẩn. Ở đây ta chọn độ chính xác 95%, sai số tiêu chuẩn là + 0.05)

Theo công thức trên, quy mô mẫu trong luận văn là:

397 ) 05 . 0 ( 60150 1 60150 2    n

Vậy quy mô mẫu điều tra đối với khách hàng là 397, tức là số phiếu điều tra phải phát ra tối thiểu là 397 phiếu thì kết quả điều tra mới có ý nghĩa. Để thuận lợi cho quá trình điều tra, tác giả lựa chọn cỡ mẫu là 400.

* Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau:

Bảng 2.1. Thang đo của bảng hỏi

Thang đo Khoảng đo Mức đánh giá

1 1,00 - 1,80 Rất thấp

2 1,81 - 2,60 Thấp

3 2,61 - 3,40 Trung bình

4 3,41 - 4,20 Khá

5 4,21 - 5,00 Tốt

(Nguồn: Trần Thị Kim Thu (2012), Giáo trình Lý thuyết thống kê, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

2.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu

Sau khi thu thập được các thông tin tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là

số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập lên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ...

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu nhập xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Nghiên cứu việc tổng hợp, số hóa, biểu diễn bằng đồ thị các số liệu thu thập được. Đề tài tập trung lấy số liệu từ năm 2015 - 2019 về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai với các mẫu đã được lựa chọn.

2.2.4.2. Phương pháp so sánh

Sau khi tính toán số liệu ta tiến hành so sánh số liệu giữa các năm. Từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá thông qua kết quả tổng hợp và tính toán số liệu về việc nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng NNL tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai, từ năm 2015 - 2019. Từ những nhận xét đánh giá đưa ra các kết luận về việc nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng NNL tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai; Những thuận lợi, khó khăn; những ưu điểm, nhược điểm còn tồn tại. lấy các số liệu và tính toán kết quả sau đó so sánh kết quả của các năm 2015 - 2019 từ đó có thể thấy được xu hướng của tổng thể.

Phân tích tổng hợp là chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy bằng cách tổng hợp và đúc kết lại để rút ra những mặt đạt được và hạn chế trong công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại BHXH tỉnh Lào Cai

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai Lào Cai

* Chỉ tiêu kết quả hoạt động:

- Số lượng người tham gia BHXH, BHYT hàng năm:

Nội dung: Bao gồm tổng số người tham gia đóng BHXH và BHYT trên địa bàn tỉnh Lào Cai qua các năm.

Cách tính: Số lượng người tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh Lào Cai bằng tổng số người tham gia BHXH, BHYT tại các huyện và thành phố trên địa bàn tỉnh Lào cai.

Ý nghĩa: Đây là chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của cơ quan BHXH, số lượng người tham gia BHXH, BHYT càng lớn thì kết quả hoạt động được đánh giá là tốt và ngược lại.

- Tỷ lệ tăng, giảm (tương đối, tuyệt đối) về số lượng người tham gia BHXH, BHYT năm sau so với năm trước:

Cách tính:

Tỷ lệ tăng, giảm

tuyệt đối =

Số người tham gia

BHXH, BHYT năm n -

Số người tham gia BHXH, BHYT năm n-1

Tỷ lệ tăng, giảm tương đối =

Số người tham gia BHXH, BHYT năm n

x 100%

Số người tham gia BHXH, BHYT năm n-1

Ý nghĩa: Đây là chỉ tiêu đánh giá, so sánh kết quả hoạt động của cơ quan BHXH qua các năm. Nếu chỉ tiêu năm sau tăng nhiều hơn so với năm trước thể hiện kết quả hoạt động của năm sau cao hơn so với năm trước.

* Chỉ tiêu về số thu, số chi:

- Số thu BHXH, BHYT hàng năm:

Cách tính: Số thu BHXH, BHYT bằng tổng số tiền thu được của NLĐ và NSDLĐ đóng vào quỹ BHXH và BHYT trên địa bàn tỉnh Lào Cai qua các năm.

Ý nghĩa: Số thu BHXH, BHYT càng lớn chứng tỏ công tác thu BHXH, BHYT được thực hiện tốt hơn, đánh giá kết quả hoạt động thu của cơ quan BHXH là tốt và ngược lại.

- Số chi BHXH, BHYT hàng năm:

Cách tính: Số chi BHXH, BHYT bằng tổng các khoản chi được lấy từ quỹ BHXH, BHYT và ngân sách Nhà nước nhằm chi trả quyền lợi cho người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại bảo hiểm xã hội tỉnh lào cai (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)