Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại bảo hiểm xã hội tỉnh lào cai (Trang 37)

5. Kết cấu của luận văn

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Để tìm hiểu, đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại BHXH tỉnh Lào Cai, thực hiện thu thập các thông tin thứ cấp thông qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp người lao động đang làm việc tại BHXH tỉnh Lào Cai, bao gồm: Văn phòng, phòng tổ chức cán bộ, phòng khai thác và thu nợ, phòng quản lý thu, phòng cấp sổ, thẻ, phòng chế độ BHXH, phòng giám định BHYT, phòng tiếp nhận và trả kết quả TTHC, phòng thanh tra - kiểm tra, phòng kế hoạch - tài chính, phòng CNTT và khách hàng tại BHXH tỉnh Lào Cai.

2.2.2. Thu thập thông tin

Để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài sử dụng nguồn số liệu thứ cấp và nguồn số liệu sơ cấp

- Thu thập tìm kiếm các số liệu liên quan trực tiếp đến cơ sở lý luận của đề tài ở các luật, nghị định, thông tư, bài báo khoa học được dùng để làm cơ sở lý luận về công tác nguồn nhân lực

- Căn cứ vào các tài liệu đã được công bố, các báo cáo, số liệu thống kê... tình hình nguồn nhân lực của Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai qua các năm 2017- 2019.

2.2.2.2. Nguồn số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra thực tế tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai.

* Phương pháp thu thập thông tin:

- Thu thập ý kiến chuyên gia:Luận văn tham vấn ý kiến của lãnh đạo, cấp quản lý của cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai về những vấn đề liên quan đến đánh giá chất lượng nguồn nhân lực hiện nay; những định hướng cơ bản của đơn vị có liên quan đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong những năm tới.

- Điều tra thực tế: Để thu thập được số liệu sơ cấp phục vụ quá trình tính toán, nghiên cứu, đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai, tác giả đã tiến hành xây dựng phiếu điều tra sau đó tiến hành phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu hoặc gửi phiếu khảo sát qua email cho đối tượng điều tra sau đó thu về và tiến hành xử lý số liệu.

- Phương pháp điều tra: Điều tra chủ yếu bằng phương pháp phỏng vấn, chọn mẫu điển hình.

* Chọn mẫu điều tra:

- Đối với cán bộ nhân viên tại BHXH tỉnh Lào Cai: Số lượng cán bộ nhân viên hiện đang công tác các phòng ban của BHXH tỉnh Lào Cai là 52 cán bộ. Do số lượng ít nên tác giả lựa chọn phát toàn bộ 52 phiếu điều tra khảo sát.

- Đối với khách hàng tại BHXH tỉnh Lào Cai: Trong năm 2019, BHXH tỉnh Lào Cai đã phục vụ 60.150 khách hàng. Để đảm bảo lượng mẫu điều tra đủ lớn, có một kết quả cao trong quá trình nghiên cứu và tránh những sai sót đáng tiếc trong chọn mẫu, quy mô mẫu sẽ được tính theo công thức:

2 ) ( 1 N e N n  

(Với n là cỡ mẫu, N là số lượng tổng thể, e là sai số tiêu chuẩn. Ở đây ta chọn độ chính xác 95%, sai số tiêu chuẩn là + 0.05)

Theo công thức trên, quy mô mẫu trong luận văn là:

397 ) 05 . 0 ( 60150 1 60150 2    n

Vậy quy mô mẫu điều tra đối với khách hàng là 397, tức là số phiếu điều tra phải phát ra tối thiểu là 397 phiếu thì kết quả điều tra mới có ý nghĩa. Để thuận lợi cho quá trình điều tra, tác giả lựa chọn cỡ mẫu là 400.

* Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau:

Bảng 2.1. Thang đo của bảng hỏi

Thang đo Khoảng đo Mức đánh giá

1 1,00 - 1,80 Rất thấp

2 1,81 - 2,60 Thấp

3 2,61 - 3,40 Trung bình

4 3,41 - 4,20 Khá

5 4,21 - 5,00 Tốt

(Nguồn: Trần Thị Kim Thu (2012), Giáo trình Lý thuyết thống kê, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

2.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu

Sau khi thu thập được các thông tin tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là

số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập lên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ...

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu nhập xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Nghiên cứu việc tổng hợp, số hóa, biểu diễn bằng đồ thị các số liệu thu thập được. Đề tài tập trung lấy số liệu từ năm 2015 - 2019 về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai với các mẫu đã được lựa chọn.

2.2.4.2. Phương pháp so sánh

Sau khi tính toán số liệu ta tiến hành so sánh số liệu giữa các năm. Từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá thông qua kết quả tổng hợp và tính toán số liệu về việc nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng NNL tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai, từ năm 2015 - 2019. Từ những nhận xét đánh giá đưa ra các kết luận về việc nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng NNL tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai; Những thuận lợi, khó khăn; những ưu điểm, nhược điểm còn tồn tại. lấy các số liệu và tính toán kết quả sau đó so sánh kết quả của các năm 2015 - 2019 từ đó có thể thấy được xu hướng của tổng thể.

Phân tích tổng hợp là chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy bằng cách tổng hợp và đúc kết lại để rút ra những mặt đạt được và hạn chế trong công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại BHXH tỉnh Lào Cai

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai Lào Cai

* Chỉ tiêu kết quả hoạt động:

- Số lượng người tham gia BHXH, BHYT hàng năm:

Nội dung: Bao gồm tổng số người tham gia đóng BHXH và BHYT trên địa bàn tỉnh Lào Cai qua các năm.

Cách tính: Số lượng người tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh Lào Cai bằng tổng số người tham gia BHXH, BHYT tại các huyện và thành phố trên địa bàn tỉnh Lào cai.

Ý nghĩa: Đây là chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của cơ quan BHXH, số lượng người tham gia BHXH, BHYT càng lớn thì kết quả hoạt động được đánh giá là tốt và ngược lại.

- Tỷ lệ tăng, giảm (tương đối, tuyệt đối) về số lượng người tham gia BHXH, BHYT năm sau so với năm trước:

Cách tính:

Tỷ lệ tăng, giảm

tuyệt đối =

Số người tham gia

BHXH, BHYT năm n -

Số người tham gia BHXH, BHYT năm n-1

Tỷ lệ tăng, giảm tương đối =

Số người tham gia BHXH, BHYT năm n

x 100%

Số người tham gia BHXH, BHYT năm n-1

Ý nghĩa: Đây là chỉ tiêu đánh giá, so sánh kết quả hoạt động của cơ quan BHXH qua các năm. Nếu chỉ tiêu năm sau tăng nhiều hơn so với năm trước thể hiện kết quả hoạt động của năm sau cao hơn so với năm trước.

* Chỉ tiêu về số thu, số chi:

- Số thu BHXH, BHYT hàng năm:

Cách tính: Số thu BHXH, BHYT bằng tổng số tiền thu được của NLĐ và NSDLĐ đóng vào quỹ BHXH và BHYT trên địa bàn tỉnh Lào Cai qua các năm.

Ý nghĩa: Số thu BHXH, BHYT càng lớn chứng tỏ công tác thu BHXH, BHYT được thực hiện tốt hơn, đánh giá kết quả hoạt động thu của cơ quan BHXH là tốt và ngược lại.

- Số chi BHXH, BHYT hàng năm:

Cách tính: Số chi BHXH, BHYT bằng tổng các khoản chi được lấy từ quỹ BHXH, BHYT và ngân sách Nhà nước nhằm chi trả quyền lợi cho người lao động theo quy định của Pháp luật.

Ý nghĩa: Các khoản chi BHXH, BHYT càng hợp lý, chính xác, rõ ràng, đúng định mức thì kết quả hoạt động chi của cơ quan BHXH được đánh giá là tốt và ngược lại.

- Số nợ BHXH, BHYT qua các năm:

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện kết quả hoạt động của cơ quan BHXH không tốt và ngược lại.

- Tỷ lệ hoàn thành định mức thu, chi so với chỉ tiêu kế hoạch đã đặt ra: Cách tính: Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên tỷ lệ phần trăm giữa số thu, chi thực tế so với định mức kế hoạch đặt ra từ đầu năm (đầu kỳ).

Ý nghĩa: Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ kết quả hoạt động của cơ quan BHXH càng tốt và ngược lại.

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai hội tỉnh Lào Cai

* Chỉ tiêu thể hiện chất lượng nguồn nhân lực thông qua trí lực: - Trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

Nội dung: Trình độ văn hoá là sự hiểu biết của người lao động đối với những kiến thức phổ thông trong lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là sự hiểu biết, kiến thức và kỹ năng thực hành về một nghề nghiệp nhất định.

Cách đánh giá:

Trình độ văn hoá của người lao động được đánh giá dựa trên trình độ học vấn của người lao động so với mức độ phổ cập giáo dục ở một quốc gia theo các tiêu chí về tỷ lệ lao động biết chữ và tỷ lệ lao động có trình độ văn hóa theo các bậc, như: tiểu học, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học,...

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ được đánh giá theo tiêu chí phản ánh trình độ của NNL như: Số lượng cán bộ, viên chức được đào tạo (hoặc chưa được đào tạo), cơ cấu trình độ được đào tạo, cấp đào tạo…

Ý nghĩa: Trình độ văn hoá và chuyên môn nghiệp vụ được sử dụng là thước đo đánh giá chất lượng về mặt trí lực của người lao động. Người lao động

có trình độ văn hoá và chuyên môn nghiệp vụ cao, phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của công việc thì được đánh giá là có trí lực cao và ngược lại.

- Kỹ năng phụ trợ:

Nội dung: Các kỹ năng phụ trợ cần thiết cho cán bộ, nhân viên ngành BHXH là: Chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, giao tiếp, kỹ năng mềm…

Ý nghĩa: Kỹ năng phụ trợ rất cần thiết cho người lao động để hoàn thành công việc với năng suất và chất lượng cao hơn. Người lao động càng có nhiều kỹ năng phụ trợ thì khả năng tiếp nhận, giải quyết và xử lý công việc sẽ được hỗ trợ tốt hơn, chất lượng NNL cũng được đánh giá cao hơn.

* Chất lượng nguồn nhân lực thông qua tâm lực: - Đạo đức nghề nghiệp:

Nội dung: Chỉ tiêu này được thể hiện dựa trên những đánh giá về phẩm chất đạo đức của người lao động như: Ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác trong lao động, biết tiết kiệm, có tinh thần hợp tác, tác phong làm việc khẩn trương, chính xác, lương tâm nghề nghiệp... Tất cả những phẩm chất đó nằm trong phạm trù đạo đức của con người.

Cách đánh giá: Đây là các chỉ tiêu mang tính định tính, rất khó để nhận xét, đánh giá một cách chính xác, cụ thể bằng các con số mà chỉ có thể đánh giá thông qua trách nhiệm đối với công việc, mức độ hoàn thành công việc và hiệu quả công việc được giao của người lao động.

Ý nghĩa: Người lao động có ý thức, trách nhiệm, yêu thích công việc thì sẽ làm việc tự giác và nỗ lực hết mình, năng suất và chất lượng cũng sẽ cao hơn, do đó được đánh giá là NNL có chất lượng cao và ngược lại.

- Văn hoá tổ chức (văn hoá BHXH):

Nội dung: Văn hoá tổ chức tại BHXH hay còn gọi là văn hoá BHXH bao gồm môi trường làm việc, tác phong công sở, bầu không khí làm việc,

mối quan hệ giữa các cá nhân trong cơ quan và các hoạt động, phong trào đoàn thể.

Cách đánh giá: Văn hoá tổ chức được đánh giá thông qua sự quan tâm chỉ đạo của ban lãnh đạo đến việc xây dựng văn hoá tổ chức tại cơ quan và sự hiểu biết, ủng hộ của người lao động đối với việc xây dựng, phát triển văn hoá tổ chức.

Ý nghĩa: Văn hoá tổ chức có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra sự gắn kết giữa các cá nhân trong tập thể, tạo nên sức mạnh vô hình giúp người lao động đoàn kết và nhất trí thực hiện mục tiêu chung của tổ chức và là yếu tố không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

* Chỉ tiêu thể hiện chất lượng nguồn nhân lực thông qua thể lực: - Thể lực của người lao động:

Nội dung: Thể lực là trạng thái sức khỏe của người lao động biểu hiện ở chiều cao, cân nặng, hình thể, khả năng vận động, không có bệnh tật, có sức làm việc dẻo dai trong một hình thái lao động - nghề nghiệp nhất định...

Cách đánh giá: Tiêu chí đánh giá thể lực nguồn nhân lực ở các nước thường dùng các nhân tố trắc học: Chiều cao, cân nặng và các chỉ số về sức khỏe, nhất là độ dẻo dai, thần kinh và tâm lý. Ở Việt Nam, đánh giá thể lực thường sử dụng các tiêu chí về sức khỏe như: Chiều cao, cân nặng, các giác quan nội khoa, ngoại khoa, thần kinh, tâm thần, tai, mũi, họng...

Ý nghĩa: Nguồn nhân lực có thể lực tốt mới đảm bảo sức khoẻ để thực hiện công việc và cống hiến hết mình cho công việc được giao.

- Đời sống tinh thần của người lao động:

Nội dung: Là đời sống nội tâm của người lao động, thể hiện những suy nghĩ, nhìn nhận, đánh giá của người lao động về công việc và cuộc sống.

Cách đánh giá: Đời sống tinh thần của nguồn nhân lực được đánh giá thông qua thái độ của người lao động đối với công việc và các hoạt động tập thể của tổ chức như: Văn hoá, thể dục thể thao, các phong trào thi đua, vui chơi giải trí...

Ý nghĩa: Nguồn nhân lực có đời sống tinh thần tốt sẽ suy nghĩ và làm việc năng động, tích cực, sáng tạo, bền bỉ, đạt được kết quả công việc cao hơn, hay nói cách khác là chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao.

Chương 3

THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI

3.1. Khái quát chung về bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển BHXH tỉnh Lào Cai

BHXH tỉnh Lào Cai là cơ quan trực thuộc BHXH Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 109/QĐ-BHXH-TCCB ngày 04/8/1995 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam. Khi mới thành lập, BHXH tỉnh Lào Cai gồm có 05 phòng nghiệp vụ và 11 cơ quan BHXH huyện, thị xã. Năm 2003, Bảo hiểm y tế tỉnh Lào Cai sáp nhập sang BHXH tỉnh Lào Cai theo Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại bảo hiểm xã hội tỉnh lào cai (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)