Nguyên nhân của những tồn tại trong việc nâng cao chất lượng nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại bảo hiểm xã hội tỉnh lào cai (Trang 103 - 106)

5. Kết cấu của luận văn

3.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong việc nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai

* Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, đội ngũ cán bộ viên chức BHXH tỉnh Lào Cai tiếp nhận từ những ngày đầu thành lập có nhiều hạn chế về trình độ, năng lực và khả năng vận dụng khoa học công nghệ trong công tác nghiệp vụ chuyên môn. Khi mới thành lập, BHXH tỉnh Lào Cai mới có 24 cán bộ nhân viên, trong đó chỉ có 2 cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng, 14 cán bộ có trình độ sơ cấp và trung cấp, còn lại chưa qua đào tạo.

Thứ hai, cơ chế hoạt động của BHXH tỉnh Lào Cai còn chưa hợp lý, hoạt động cứng nhắc, thiếu linh động giữa các phòng phan; thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp; quy trình nghiệp vụ chưa được xây dựng chi tiết, cụ thể; tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ, viên chức còn yếu, tác phong làm việc chậm đổi mới, thái độ phục vụ nhân dân chưa cao, chưa chịu khó nghiên cứu học tập nâng cao trình độ, đặc biệt khi chế độ, chính sách BHXH, BHYT thường xuyên thay đổi.

Thứ ba, công tác nhận xét đánh giá cán bộ, công chức viên chức hàng năm vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, hình thức. Làm cho công tác nhận xét đánh giá chưa thực sự là công cụ đắc lực đối với công tác đội ngũ cán bộ, công chức viên chức trong đơn vị.

Thứ tư, công tác đào tạo, bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ chưa đáp ứng được nhu cầu học tập và nâng cao kiến thức của cán bộ nhân viên do nguồn kinh phí đào tạo còn bị hạn chế và các chỉ tiêu giới hạn trong Ngành. Chính sách đào tạo còn chạy theo hình thức, mang nặng tính lý thuyết, chưa thực sự gắn liền với thực tế công việc.

Thứ năm, hệ thống lương thưởng chưa thực sự tạo động lực khuyến khích người lao động hăng say và tâm huyết với công việc. Lương cơ bản phụ thuộc quy định và ngân sách Nhà nước nên rất khó điểu chỉnh. Các khoản thưởng thêm còn thấp, chưa thật sự kích thích được tinh thần làm việc của người lao động do nguồn ngân sách hạn chế. Việc trả lương vào đầu tháng là chưa thực sự phù hợp, chưa căn cứ vào ngày giờ công của cán bộ, viên chức cũng như tạo sự nơi lỏng trong ý thức chấp hành nội quy, quy chế của

* Nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất, BHXH tỉnh Lào Cai là đơn vị có thu trực thuộc BHXH Việt Nam và do Chính phủ quản lý. Tuy nhiên, chế độ chi tiêu hành chính, sự nghiệp của Nhà nước ta vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Chế độ lương và phụ cấp của cán bộ khối ngành BHXH còn thấp so với mặt bằng chung của các ngành khác, định mức biên chế và kinh phí được giao cho ngành chưa tương xứng, phù hợp nên chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành, đặc biệt là nhu cầu phát triển, đào tạo và đãi ngộ đội ngũ nhân lực.

Thứ hai, Lào Cai là một tỉnh thuộc trung du miền núi phía Bắc, địa hình hiểm trở, kinh tế còn kém phát triển, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ còn thấp, nguồn tuyển dụng bị hạn chế, do đó vấn đề thu hút nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức xã hội ở địa phương và trong khu vực về việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Do đó, việc triển khai xây dựng các kế hoạch về nguồn nhân lực chưa được thực hiện có hiệu quả.

Chương 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại bảo hiểm xã hội tỉnh lào cai (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)