Kiến nghị với chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 102 - 103)

5. Bố cục luận văn

4.3.1. Kiến nghị với chính phủ

* Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý đối với các DVPTD

Nhà nước cần sớm hoàn thiện và xây dựng đồng bộ khung pháp lý đối với dịch vụ phi tín dụng tạo ra định hướng để các ngân hàng thương mại phát triển dịch vụ. Nhà nước cần chủ động nghiên cứu ban hành các văn bản hướng dẫn, điều chỉnh các nghiệp vụ giao dịch đối với dịch vụ phi tín dụng, cho phép các ngân hàng thương mại triển khai thí điểm các hoạt động kinh doanh trên mạng chuẩn bị cho quá trình hội nhập, kinh tế quốc tế. Việc xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ là tiền đề để dịch vụ phi tín dụng đi vào nề nếp và có định hướng phát triển.

Bên cạnh đó, Nhà nước phải có các văn bản quy định thừa nhận sự hợp pháp đối với các chứng từ điện tử, thừa nhận sự chuyển đổi dữ liệu điện tử trên cơ sở chữ ký điện tử. Nhà nước cần ban hành các văn bản thay thế chứng từ giấy bằng hệ thống chứng từ điện tử dưới dạng phi vật chất. Cần thành lập, xây dựng hệ thống tổ chức cơ quan quản lý, cung cấp chữ ký điện tử, chứng từ điện tử, xây dựng trung tâm quản lý dữ liệu nhằm giúp các giao dịch điện tử của ngân hàng thương mại được thực hiện nhanh chóng, chính xác, không bị gián đoạn.

Nhà nước cần sớm sửa đổi các văn bản pháp luật kế toán thống kế, sớm bổ sung hệ thống văn bản phù hợp với nghiệp vụ dịch vụ phi tín dụng để làm cơ sở cho việc hành toán kế toán tại ngân hàng thương mại.

Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ các ngân hàng thương mại áp dụng phương pháp quản lý tập trung, quản trị dịch vụ phi tín dụng. Từ đó, tạo tiền đề để các ngân hàng quản lý tốt tài sản có và tài sản nợ.

Đối với công tác xử lý nợ xấu, nợ không thể thu hồi, nhà nước có thể xem xét thành lập các công ty mua bán nợ, xử lý nợ nhằm giúp các ngân hàng có thể thu hồi vốn, bổ sung nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh giúp nâng cao tiềm lực tài chính của các ngân hàng thương mại là cơ sở để các ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng và nguồn lực phát triển dịch vụ phi tín dụng.

* Hỗ trợ các ngân hàng trong việc nâng cao trình độ của doanh nghiệp, nhận thức của cá nhân về dịch vụ ngân hàng trên thị trường

Hiện tại, mức độ hiểu biết của người dân đối với một số dịch vụ phi tín dụng còn hạn chế, khách hàng còn tâm lý e ngại khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng thông qua phương tiện hiện đại. Vì vậy, nhà nước cần có các biện pháp hỗ trợ các ngân hàng thương mại nâng cao nhận thức của khách hàng về dịch vụ phi tín dụng nhằm gia tăng cầu của dịch vụ. Ngân hàng nhà nước có thể phối hợp với các ngân hàng thương mại tổ chức các buổi hội thảo, diễn đàn, hội nghị khách hàng giải đáp thắc mắc về sản phẩm, dịch vụ phi tín dụng, nâng cao nhận thức của khách hàng. Thực tế, các sản phẩm, dịch vụ chưa tạo được sự thu hút đối với khách hàng do vậy thông qua các hội thảo, hội nghị, diễn đàn có thể giúp khách hàng có cách nhìn toàn diện về nắm bắt hết lợi ích của sản phẩm, từ đó thúc đẩy khách hàng sử dụng dịch vụ, tạo tiền đề phát triển dịch vụ phi tín dụng trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 102 - 103)