5. Kết cấu của đề tài
3.4.5. Trình độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lai Châu, lực lượng
lực có trình độ, sự cạnh tranh thu hút nhân lực có trình độ
- Lai Châu là tỉnh miền núi phí bắc, điều kiện giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, đồng bảo các dân tộc thiếu số chiếm phần đồng, trình độ dân trí các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa còn thấp, tỷ lệ đói nghèo đừng đầu cả nước. Trình độ phát triển KTXH của tỉnh còn chậm, hạ tầng cơ sở còn nhiều khó khăn, điều
kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc học hành, khám chữa bệnh của người dân còn thiếu thốn; thêm vào đó là tác động tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường, giá cả đắt đỏ..., làm cho cuộc sống của cán bộ và nhân dân càng thêm khó khăn. Những điều đó đã tạo nên những thách thức lớn, hạn chế tính chủ động, sáng tạo trong phát triển KTXH cũng như thu hút nguồn nhân lực có trình độ đến với tỉnh, đến với các trường chuyên nghiệp của tỉnh hiện nay.
- Sự cạnh tranh và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao còn thấp, chính sách thu hút nhân lực trình độ cao chưa đủ mạnh, chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng còn hạn chế.
3.4.6. Sự lựa chọn nơi công tác của nhân lực có trình độ
Trong những năm gần đây công tác tuyển sinh của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp của cả nước nói chung, các trường Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp của tỉnh Lai Châu nói riêng đang hết sức khó khăn, chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo hằng năm đều rất thấp, năm sau đều giảm sâu so với năm trước. Trước những bối cảnh khó khăn như vậy, đã phần nào làm giảm sức hút và sự hấp dẫn trong công tác đào tạo đối với các trường của tỉnh. Đồng thời tạo ra những ảnh hưởng không nhỏ về mặt tâm lý đối với giáo viên đang giảng dạy trong các trường hiện nay. Không những vậy, mà còn làm giảm sức hấp dẫn thu hút nguồn nhân lực có trình độ đến với các trường công tác. Ngoài những tác động nêu trên, các trường còn rất thiếu chủ động trong việc đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên, dẫn đến rất khó khăn trong việc mở rộng và đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội. Điều đó đã được minh chứng thông qua công tác tuyển dụng của các trường hàng năm. Đồng thời cho thấy, việc thu hút và tuyển dụng những giáo viên có trình độ, đủ tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đào tạo là rất khó khăn đối với các trường chuyên nghiệp của tỉnh hiện nay.
3.5. Đánh giá chung về công tác nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên trong các trƣờng Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu giai đoạn 2013-2015
3.5.1. Thuận lợi, khó khăn
a. Thuận lợi:
- Chế độ chính sách hộ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức, viên chức nói chung, đội ngũ giáo viên trong các trường nói chung đã được quan tâm, tạo được động lực, khích lệ được tinh thần của giáo viên trong học tâp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời giảm bớt được một phần khó khăn trong chi phí học tập của giáo viên.
- Đa số giáo viên trong các trường Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp của tỉnh đều là giáo viên trẻ, có năng lực chuyên môn, tâm huyết công việc, không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm công tác. Có thái độ cầu thị, có ý tinh thần phấn đấu liên tục, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
- Toàn tỉnh chỉ có 3 trường chuyên nghiệp nên luôn nhận được sự quan tâm rất lớn của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh cũng các sở ngành liên quan trong việc hỗ trợ, đầu tư cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu trong các trường, góp phần nâng cáo chất lượng đào tạo cũng như chất lượng đội ngũ giáo viên.
b. khó khăn
- Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ GV của các trường mặc dù đã có sự quan tâm của các cấp quản lý nhưng các trường vẫn còn lúng túng, dẫn đến việc thực hiện hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Việc thực hiện công tác tuyển dụng và bố trí nhân sự theo kế hoạch hàng năm chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
- Một bộ phận GV còn thụ động, thiếu tích cực trong học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chậm đổi mới phương pháp dạy học, thiếu tính tiến thủ, ít tham gia vào các hoạt động.
- Chế độ, chính sách thu hút, đào tạo bồi dưỡng cũng đã có. Tuy nhiên, mức hỗ trợ so với chi phí thực tế hiện nay thì vẫn còn thấp, chưa tạo được động lực, cũng như chưa khuyến khích được giáo viên đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Ngành, nghề đào tạo của các trường còn ít, chưa đa dạng, chưa phong phú, vì vậy chưa thu hút được người học dẫn đến giáo viên ngày càng ít việc làm, thậm trí có ngành GV có nguy cơ thất nghiệp; cơ cấu ĐNGV chưa hợp lý dẫn đến thừa tổng thể những thiếu cục bộ.
- Máy móc, trang thiết bị đã được đầu tư. Tuy nhiên, ở một số ngành nghề đặc thù chưa đáp ứng đủ theo nhu cầu, nhất là một số ngành nghề ở trường Trung cấp nghề và trường Trung cấp y tế Lai Châu.
3.5.2. Thành công
- Trong nhiều năm qua, lãnh đạo các trường cũng đã có nhiều quan tâm đến công tác xây dựng và phát triển đội ngũ CBGV.
- Nhận thức về yêu cầu học tập nâng cao trình độ của đội ngũ CBGV đã được nâng lên trước những yêu cầu đòi hỏi về trình độ và chất lượng đội ngũ của các trường.
- Hằng năm, các trường đều xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí công tác và nhận xét đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả công tác cho đội ngũ CBGV nhằm bảo đảm thực hiện sự nghiệp đào tạo của các trường.
- Một số chế độ, chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng GV tuy chưa nhiều, nhưng cũng đã phần nào giảm bớt được khó khăn của giáo viên, cung như khuyến khích được giáo viên có thêm động lực để học tập, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đáp ứng theo yêu cầu chuẩn hóa về đội ngũ.
3.5.3. Hạn chế
- Các trường chưa thực sự chủ động nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho ĐNGV.
- Còn lung túng trong công tác xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển và mở rộng ngành nghề đào tạo, đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội.
- Công tác thi giáo viên dạy giỏi trong các trường chưa được quan tâm và làm tốt.
- Công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của ĐNGV chưa được quan tâm và làm chưa đến nơi đến chốn để kịp thời phân loại thang bậc trình độ và chất lượng ĐNGV.
- Chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, tham quan học tập kinh nghiệm từ nguồn quỹ của các trường còn rất hạn chế, dẫn đến chưa khích lệ được giáo viên đi học.
3.5.4. Nguyên nhân của hạn chế
- Các trường còn thiếu chủ động trong việc phát triển ngành nghề đào tạo theo nhu cầu của xã hội.
- Các nhiệm vụ và các hoạt động đào của các trường đều phụ thuộc vào nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp, vì vậy các trường luôn thiếu kinh phí để đầu tư phát triển.
- Chính sách động viên, khuyến khích chưa đúng mức, chưa kịp thời để các đối tượng trong và ngoài diện quy hoạch đều tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ, năng lực.
- Công tác NCKH chưa được thực hiện đều khắp trong đội ngũ GV, chất lượng chưa thực sự đi vào chiều sâu, kết quả các đề tài nghiên cứu được ứng dụng vào thực tiễn chưa nhiều.
Chƣơng 4
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRONG CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG VÀ TRUNG CẤP
CHUYÊN NGHIỆP TỈNH LAI CHÂU ĐẾN NĂM 2020 4.1. Định hƣớng phát triển đội ngũ giáo viên trong các Trƣờng Cao đẳng vả Trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu
4.1.1. Căn cứ định hướng
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế; Nghị quyết Đại hội Đảng khóa VIII, về đổi mới công tác đào tạo đội ngũ giáo viên ghi: “Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Sử dụng giáo viên đúng năng lực, đãi ngộ đúng công sức và tài năng với tinh thần ưu đãi và tôn vinh nghề dạy học”.[5]
Chỉ thị 40/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã nêu: “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD, Quyết định số 09/2005/QDD - TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ đã nêu mục tiêu: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm
nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đấy mạnh CNH, HĐH đất nước”.
Ngày 2/11/2005, Chính phủ ra quyết định số 14/2005/NQ-CP về “Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020” đã nêu lên mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới. Trong đó vai trò của ĐNGV được đạt ra trước tình hình mới.
Ban Chấp hành Trung ương chủ trương đến 2020 toàn Đảng, toàn dân mà nòng cốt là đội ngũ giáo viên và CBQLGD cần tập trung vào những nhiệm vụ sau: Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, trước hết nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, thực hiện giáo dục toàn diện, đặc biệt chú trọng giáo dục tư tưởng, lối sống cho người học.[5]
Đội ngũ giáo viên nói chung và nhà giáo có vai trò và trách nhiệm rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục. Trong Luật Giáo dục, Điều 15 đã nêu: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục”.
Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT, qui định về đạo đức nhà giáo, nhấn mạnh đến các yếu tố về phẩm chất - năng lực giảng viên.
Nghị quyết số 136/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của HĐND tỉnh Lai Châu về Kế hoạch phát triển KT-XH, đảm bảo Quốc phòng - An ninh 5 năm, giai đoạn 2015-2020.
4.1.2. Chỉ tiêu dự kiến tuyển dụng, đào tạo đội ngũ giáo viên trongcác trường Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu đến năm 2020 Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu đến năm 2020
Bảng 4.1. Dự kiến tuyển dụng giáo viên giai đoạn 2016-2016
TT Chỉ tiêu
Tuyển dụng giai đoạn 2016-2020 T số 2016 2017 2018 2019 2020 Th sỹ ĐH Th sỹ ĐH Th sỹ ĐH Th sỹ ĐH Th sỹ ĐH 1 Trường CĐCĐ 10 0 0 3 2 2 1 1 1 2 Trường TCN 4 0 0 0 2 1 1 3 Trường TCYT 6 0 0 1 2 1 1 1 Cộng 20 0 0 4 6 4 3 1 1 1 0
Bảng 4.2. Kế hoạch đào tạo giáo viên giai đoạn 2016-2020 TT Chỉ tiêu
Kế hoạch đào tạo giai đoạn 2016- 2020 T số 2016 2017 2018 2019 2020 NCS Th sỹ NCS Th sỹ ĐH NCS Th sỹ NCS Th sỹ NCS Th sỹ 1 Trường CĐCĐ 18 4 2 1 2 0 1 3 1 2 1 1 2 Trường TCN 6 1 1 2 1 1 3 Trường TCYT 7 0 1 3 1 1 1 Cộng 31 3 5 3 5 4 2
Nguồn số liệu: Từ kế hoạch phát triển giai đoạn 2016-2020 của 3 trường
4.1.3. Mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong các Trường Cao đẳng và Trumg cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu đến năm 2020 Cao đẳng và Trumg cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu đến năm 2020
4.1.3.1 Trường Cao đẳng Cộng đồng Lai Châu đến năm 2020.
- Phấn đấu đến năm 2020, có ít nhất 45 giáo viên có trình độ thạc sỹ và có ít nhất 5 tiến sỹ.
- Phấn đấu có ít nhất 20% GV được công nhận giảng viên chính.
- 100% giáo viên có chính trị, tư tưởng vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt .
- Phấn đấu 100% giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, trong đó ít nhất 80% giáo viên đạt loại tốt.
- Phấn đấu 100% giáo viên có năng lực giảng dạy đạt loại khá trở lên, trong đó có ít nhất 60% giáo viên đạt loại giỏi.
- 100% giáo viên có trình độ tin học đạt tiêu chuẩn và ứng dụng trong giảng dạy.
- 100% giáo viên áp dụng phương pháp dạy học theo hướng ứng dụng. - 100% giáo viên có trình độ ngoại ngữ từ trình độ B1 Châu âu trở lên, trong đó ít nhất có 30% giáo viên sử dụng thành thạo 1 thứ tiếng ngoại ngữ.
- 100% GV có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm giành cho giảng viên theo quy định.
4.1.3.2. Trường Trung cấp Nghề Lai Châu đến năm 2020
- Phấn đấu đến năm 2020, có ít nhất 5 giáo viên có trình độ thạc sỹ và có ít nhất 1 tiến sỹ.
- Phấn đấu có ít nhất 10% GV được công nhận giảng viên chính.
- 100% giáo viên có chính trị, tư tưởng vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt .
- 100% giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, trong đó ít nhất 65% giáo viên đạt loại tốt.
- 100% giáo viên có năng lực giảng dạy đạt loại khá trở lên, trong đó có ít nhất 50% giáo viên đạt loại giỏi.
- Có ít nhất 80% giáo viên thành thạo tay nghề thực hành thực tập trên máy móc, cơ khí.
- 100% giáo viên có trình độ tin học đạt tiêu chuẩn và ứng dụng trong giảng dạy.
- Phấn đấu 80% giáo viên áp dụng phương pháp dạy học theo hướng ứng dụng.
- 80% giáo viên có trình độ ngoại ngữ từ trình độ B1 Châu âu trở lên, trong đó ít nhất có 30% giáo viên sử dụng thành thạo 1 thứ tiếng ngoại ngữ.
4.1.3.3. Trường Trung cấp y tế Lai Châu đến năm 2020
- Phấn đấu đến năm 2020, có ít nhất 6 giáo viên có trình độ thạc sỹ và có ít nhất 1 tiến sỹ.
- Phấn đấu có ít nhất 10% GV được công nhận giảng viên chính.
- 100% giáo viên có chính trị, tư tưởng vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt .
- 100% giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, trong đó ít nhất 50% giáo viên đạt loại tốt.
- 100% giáo viên có năng lực giảng dạy đạt loại khá trở lên, trong đó có ít nhất 50% giáo viên đạt loại giỏi.
- Có ít nhất 80% giáo viên thành thạo tay nghề thực hành thực tập trên