Chỉ tiêu đánh giá về công tác nghiên cứu khoa học của giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh lai châu (Trang 33)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.5. Chỉ tiêu đánh giá về công tác nghiên cứu khoa học của giáo viên

- Nội dung: Năng lực trình độ chuyên môn của giáo viên được thể hiện thông qua các công tác nghiên cứu khoa học và coi công tác nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ bắt buộc để nâng cao chất lượng đội ngũ của giáo viên.

- Phương pháp đánh giá: Để có cơ sở đánh giá được năng lực nghiên cứu khoa học của giáo viên, tác giả phải dựa vào số liệu tổng hợp giáo viên đăng ký đề tài và chất lượng các đề tài được hội đồng khoa học nghiệm thu làm căn cứ để đánh giá..

Thang đo đánh giá về chất lượng đề tài nghiên cứu khoa học của giáo viên theo thang điểm, từ 81 điểm trở lên xếp loại A, từ 60 điểm đến 80 điểm xếp loại B, dưới 60 điểm không xếp loại.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRONG CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG VÀ TRUNG CẤP

CHUYÊN NGHIỆP TỈNH LAI CHÂU 3.1. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm tình hình chung của tỉnh Lai Châu

Lai Châu là tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 450 km về phía Đông Nam; phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Điện Biên, phía Đông và phía Đông Nam tiếp giáp với hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái, phía Nam tiếp giáp với tỉnh Sơn La. Lai Châu có 265,095 km đường biên giới giáp với Trung Quốc, là tỉnh có vị trí quan trọng về địa lý và an ninh quốc phòng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Khí hậu mang tính chất gió mùa chí tuyến, ngày nóng, đêm lạnh. Khí hậu trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, có nhiệt độ và độ ẩm cao; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khí hậu lạnh, độ ẩm và lượng mưa thấp, nhiệt độ trung bình năm khoảng 21ºC- 23ºC. Lượng mưa bình quân năm từ 2.500-2.700 mm, phân bố không đều, hướng gió chủ yếu là gió Tây và gió Đông Nam, ít chịu ảnh hưởng của bão và gió mùa Đông Bắc.

Tỉnh Lai Châu có 9.068,78 km2

diện tích tự nhiên; có 08 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị xã Lai Châu và các huyện: Mườg Tè, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Tam Đường, Phong Thổ, Tân Uyên, Than Uyên; 108 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: 96 xã, 05 phường và 07 thị trấn (tăng 01 huyện, 03 xã và 02 phường). Dân số trên 40 vạn người. Lai Châu là vùng đất có 20 dân tộc anh em gồm: Thái, Tày, Nùng, Giáy, Lào, Lự, Việt (Kinh), Mường, Khơ Mú, Mảng, Kháng, Hà Nhì, Cống, La Hủ, Si La, Phù Lá, Lô Lô, H’Mông, Dao và Hoa.

Giao thông: chủ yếu là đường bộ. Tỉnh có quốc lộ 12 chạy qua nối từ Thành phố Điện Biên Phủ tới Trung Quốc (qua cửa khẩu Ma Lù Thàng), có quốc lộ 4D chạy tới thị trấn Sa Pa (Lào Cai). Là cầu nối quan trọng giữa vùng lục địa rộng lớn phía Tây Nam Trung Quốc với vùng tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh qua các tuyến quốc lộ 4D, 70, 32 và đường thủy sông Đà.

Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động Lai Châu đã có những bước phát triển ngày càng vững mạnh và đạt được những thành tựu lớn về phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế có bước phát triển khá, tốc độ tăng trưởng bình quân GDP hằng năm đạt 21,5%. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp. Văn hóa - xã hội được quan tâm lãnh đạo phát triển theo hướng, gắn phát triển kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Quy mô, chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất trường lớp được nâng lên. Hoạt động văn hóa có chuyển biến tích cực, nếp sống văn minh đô thị từng bước hình thành. Truyền thống văn hóa các đân tộc được giữ gìn và phát huy. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng. Công tác xóa đói giảm nghèo được quan tâm. Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội được đẩy mạnh, chính trị xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được tăng cường, khối đại đoàn kết các dân tộc được giữ vững tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3.1.2. Đặc điểm tình hình và cơ cấu tổ chức bộ máy các trường Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu và Trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu

3.1.2.1. Đặc tình hình chung và cơ cấu tổ chức bộ máy của trường Cao đẳng Cộng đồng Lai Châu

Trường Cao đẳng Cộng đồng Lai Châu được thành lập theo Quyết định số 7067/QĐ-BGDĐT ngày 06/11/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước theo quy định hiện hành.

Trường Cao đẳng Cộng đồng (CĐCĐ) Lai Châu chính thức đi vào hoạt động từ tháng 03 năm 2008, là trường cao đẳng đầu tiên và duy nhất của tỉnh. Trường được thành lập với yêu cầu là đào tạo bậc Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy cho con em các đồng bào các dân tộc trong và ngoài tỉnh, nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực tại chỗ của tỉnh, cũng như cho phát triển KT-XH của địa phương.

Về cơ cấu tổ chức: Tính đến hết năm 2015. BGH có: Hiệu trường và 02 phó Hiệu trưởng. Nhà trường hiện có 4 phòng: Phòng Đào tạo, phòng Kế hoạch - Tài chính, phòng Tổ chức Hành chính, phòng Quản lý HSSV - Ký túc xá; 3 khoa: Khoa Sư phạm, khoa Kỹ thuật - Tổng hợp, khoa Công nghệ Thông tin - Ngoại ngữ và 1 trung tâm: Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học; các Hội đồng gồm: Hội NCKH; Hội đồng Thi đua khen thưởng; hội đồng kỷ luật; Hội đồng đào tạo và tuyển sinh.

Về tổ chức, Đảng, Đoàn thể: Đảng gồm: 1 Đảng bộ và 4 chi bộ trực thuộc; Công đoàn trường; Đoàn TNCSHCM, gồm: 1 chi đoàn trường, 1 chi đoàn cán bộ GV.

Về đội ngũ cán bộ của Nhà trường: Tổng biên chế giao 99 người; số thực tế hết năm 2015 là 92 người, trong đó: 84 biên chế; 8 hợp đồng; 33 thạc sĩ; 3 nghiên cứu sinh; 8 học viên cao học.

a. Chức năng của trường Cao đẳng Cộng đồng Lai Châu

- Đào tạo nhân lực trình độ cao đẳng có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp phù hợp, đáp ứng nhu cầu của xã hội, có khả năng hợp tác trong hoạt động nghề nghiệp, tự tạo được việc làm cho mình và cho xã hội.

- Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học, triển khai nghiên cứu khoa học; phát triển và chuyển giao công nghệ, thực hiện các loại hình dịch vụ khoa học, công nghệ và sản xuất; sử dụng có hiệu quả kinh phí đầu tư phát triển khoa học và công nghệ.

- Thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai trong việc bố trí và thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, khoa học, công nghệ và hoạt động tài chính; quản lý giảng viên, cán bộ, công nhân viên; xây dựng ĐNGV của trường đủ về số lượng, đảm bảo yêu cầu về chất lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Xây dựng kế hoạch liên thông, liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước đào tạo từ trình độ Trung cấp, Cao đẳng các loại ngành nghề lên trình độ Đại học.

- Đăng ký, tổ chức triển khai kiểm định chất lượng giáo dục và chịu sự quản lý chất lượng của cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục.

b. Nhiệm vụ của trường Cao đẳng Cộng đồng Lai Châu

- Tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ theo đúng quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong những người học và trong đội ngũ cán bộ giảng viên của trường.

- Liên kết với các trường Cao đẳng, Đại học trong nước tổ chức đào tạo các lớp liên thông, liên kết từ trình độ Trung cấp, Cao đẳng lên trình độ Đại học. - Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài sản theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với các tổ chức, cá nhân và gia đình của người học trong hoạt động giáo dục.

- Tổ chức cho giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo. Chăm lo đời sống và bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của cán bộ, giảng viên nhà trường.

- Giữ gìn và phát triển những di sản văn hoá dân tộc.

- Thực hiện chế độ báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan quản lý các cấp về các hoạt động của trường theo quy định hiện hành.

- Công khai những cam kết của trường về chất lượng đào tạo, chất lượng đào tạo thực tế của trường, các điều kiện đảm bảo chất lượng và thu chi tài chính hàng năm của trường.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

c. Về cơ sở vật chất của trường Cao đẳng Cộng đồng Lai Châu

Trường CĐCĐ Lai Châu được đầu tư xây dựng mới với tổng kinh phí 243 tỷ đồng, khởi công năm 2009 và hoàn thành năm 2013.

Quy mô đầu tư gồm:

- Diện tích đất được giao quản lý sử dụng: 35 ha

- 2 nhà giảng đường: 11.140 m2, gồm có phòng học lý thuyết + thực hành: 38 phòng; phòng máy tính + phòng Lab: 4 phòng.

- Thư viện: 1.524 m2 (gồm có 3 phòng đọc: 300 chỗ ngồi, 1 phòng tra cứu internet: 10 máy vi tính).

- Nhà làm việc cho CBQL và giảng viên (nhà hiệu bộ), diện tích SD: 3186 m2, đáp ứng đủ cho trên 160 người.

- Hội trường, DTSD: 958 m2, đáp ứng cho 500 chỗ ngồi.

- Nhà đa năng, DTSD: 1.608 m2, đáp ứng yêu cầu các môn học như bóng đá 5 người, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn..

- Nhà xưởng thực hành, DTSD: 1.266 m2, đáp ứng yêu cầu các môn học thực hành cho các ngành học theo nhu cầu.

- Vườn thực nghiệm, DTSD: 24.700 m2, đáp ứng yêu cầu thực hành, thí nghiệm cho các ngành học nông, lâm nghiệp của nhà trường.

- 01 sân vận động với diện tích là 6.172,72 m2 phục vụ nhu cầu thể thao cho HSSV trong nhà trường.

3.1.2.2. Đặc tình hình chung của trường Trung cấp nghề Lai Châu.

Trường Trung cấp nghề (TCN) tỉnh Lai Châu được thành lập theo Quyết định số 1167/QĐ-UBND ngày 12/8/2008 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai.

Trường là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lai Châu. Chịu sự quản lý Nhà nước về dạy nghề của Bộ Lao động -

Thương binh và Xã hội, chịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh Lai Châu thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo điều hành trực tiếp.

- Về cơ cấu tổ chức: BGH, gồm: Hiệu trường và 02 phó Hiệu trưởng. Trường hiện có 03 phòng: phòng Tổ chức Hành chính, phòng Đào tạo, phòng Công tác học sinh; 03 khoa: khoa Cơ bản, khoa Nông lâm, khoa Công nghiệp xây dựng và các hội đồng tư vấn khác, các tổ bộ môn trực thuộc khoa.

- Về đội ngũ cán bộ của Nhà trường: Tổng biên chế giao là 50 người. Số thực hết năm 2015 là 46 người, trong đó: 42 biên chế; 04 hợp đồng.

- Về các tổ chức Đảng, Đoàn thể: 01 Chi bộ Đảng trực thuộc Đảng bộ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Công đoàn bộ phận trực thuộc Công đoàn cơ sở Sở Lao động Thương binh và Xã hội; 1 Chi Đoàn CBGV trực thuộc chi Đoàn cơ sở Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và 1 chi Đoàn nhà trường.

a. Chức năng của trường Trung cấp nghề Lai Châu:

Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp lao động sản xuất, dịch vụ ở trình độ trung cấp nghề và sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

b. Nhiệm vụ của trường Trung cấp nghề Lai Châu:

- Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở trình độ Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm, hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.

- Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo; tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề.

- Tổ chức các hoạt động dạy và học, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Tiếp nhận hồ sơ và đề nghị xét tuyển dụng cán bộ, giáo viên vào Trường, trực tiếp quản lý sử dụng ĐNGV, cán bộ nhân viên của trường đủ về số lượng, phù hợp với ngành nghề, quy mô, trình độ đào tạo của Trường Trung cấp nghề theo phân cấp quản lý cán bộ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật, theo sự chỉ đạo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí cho người học nghề. - Phối hợp với các trường Đại học, Cao đẳng liên kết đào tạo nghề, với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học nghề trong hoạt động dạy nghề.

- Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy nghề, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào dạy nghề và hoạt động tài chính.

- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. c. Về cơ sở vật chất:

- Diện tích đất được giao: 3,5 ha; 1 Nhà hiệu bộ, gồm 15 phòng làm việc, DTSD 2.250m2; 2 Nhà giảng đường, DTSD: 4.540m2; 01 Nhà xưởng thực hành; 1 Nhà đa năng, DTSD: 1.100m2

.

- Hệ thống sân bãi, vườn và các khu chức năng đảm bảo yêu cầu.

3.1.2.3. Đặc điểm tỉnh hình chung của trường Trung cấp y tế Lai Châu

Trường Trung cấp Y tế (TCYT) tỉnh Lai Châu được Thành lập theo Quyết định số 1284/QĐ - UBND ngày 28/10/2011 của UBND tỉnh Lai Châu.

Trường được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ Trường đào tạo cán bộ Y tế, là đơn vị trực thuộc Sở Y tế. Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở làm việc, được mở tài khoản theo quy định hiện hành.

Về cơ cấu tổ chức: BGH, gồm: Hiệu trưởng và 02 phó Hiệu trưởng. Nhà trường hiện có 03 phòng: Phòng Đào tạo, phòng Công tác học sinh, phòng Hành chính - quản trị - tổ chức; 07 bộ môn: Bộ môn Khoa học cơ bản,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh lai châu (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)