Giải pháp tăng cường đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác giảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh lai châu (Trang 90 - 92)

5. Kết cấu của đề tài

4.3.6. Giải pháp tăng cường đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác giảng

trong các trường Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu

4.3.6.1. Lý do chọn giải pháp

- Nhằm tăng cường đầu tư đồng bộ hơn nữa hệ thống cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị, đáp ứng kịp thời nhu cầu đào tạo trong các trường. Với những yêu cầu và đòi hỏi của phương pháp dạy học mới hiện nay là học lý thuyết phải gắn liền với thực hành, đặc biệt là cần tăng cường công tác thực hành, thực tập cho HSSV thông qua các phương tiện, máy móc, trang thiết bị và đồ dùng dạy học. Với những đòi hỏi như vậy, các trường chuyên nghiệp của tỉnh cần phải được quan tâm đầu tư kịp thời hơn nữa về máy móc, trang thiết bị để đáp ứng các mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo của các trường đề ra. Trang thiết bị phục vụ đào tạo được xem là yếu tố quan trọng thứ hai chỉ sau yếu tố con người trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của các trường hiện nay.

- Trang thiết bị phục vụ đào tạo trực tiếp góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng đội ngũ giáo viên. Thực tế cho thấy, đối với trường Trung cấp nghề và trường Trung cấp y tế mà không đảm bảo thiết bị phục vụ đào tạo thì học sinh không thể thực hành nghề một cách thành thạo và trang bị cho các em được tay nghề vững vàng sau khi tốt nghiệp ra trường. Vì

vậy có thể khẳng định, cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị phục vụ yêu cầu đào tạo trong các trường chuyên nghiệp của tỉnh hiện nay là điều kiện không thể thiếu cần phải được đầu tư bổ sung, thay thế kịp thời, trọng tâm hơn nữa nhằm đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo và phát triển của các trường hiện nay.

4.3.6.2. Nội dung của giải pháp

- Xây dựng nhu cầu đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị cụ thể cho từng giai đoạn theo kế hoạch phát triển của từng trường, sát với yêu cầu và nhiệm vụ đào tạo, để tránh lãng phí trong đầu tư mua sắm.

- Liên kết chặt chẽ với các Doanh nghiệp đóng trên địa bàn để nhờ sự giúp đỡ của họ cho giáo viên và HSSV xuống thực hành thực tập tại các xưởng, các phương tiện, máy móc, thiết bị của Doanh nghiệp, nhằm giảm bớt chi phí đầu tư mua mới, trong lúc điều kiện kinh tế còn đang khó khăn như hiện nay.

- Tăng cường công tác huy động xã hội hóa các nguồn lực đầu tư của các tổ chức kinh tế, các nhà tài trợ, viện trợ và tư các nguồn đóng góp của nhân dân để đầu tư mua sắm, đồng thời giảm bớt gánh nặng nguồn ngân sách nhà nước.

- Xem xét chuyển đổi và cổ phần hóa một số lĩnh vực thuộc hoạt động dịch vụ để phát huy tối đa các nguồn lực từ bên ngoài trong lĩnh vực giáo dục, nhất là lĩnh vực dạy nghề.

4.3.6.3. Cách thức thực hiện giải pháp

- Tham mưu đề xuất các cấp lãnh đạo tăng cường hỗ trợ CSVC cho các trường nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

- Chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý khai thác và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị phục vụ chuyên môn. Nhà trường thành lập ban quản lý tài sản, có đầy đủ số sách, hồ sơ, kiểm tra tài sản định kì.

- Khai thác các nguồn kinh phí từ các dự án nước ngoài, các chương trình mục tiêu của Chính phủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh lai châu (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)