Thực trạng về đội ngũ giáo viên theo giới tính, độ tuổi và thâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh lai châu (Trang 50)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.6. Thực trạng về đội ngũ giáo viên theo giới tính, độ tuổi và thâm

công tác

Bảng 3.7: Thống kê đội ngũ giáo viên theo giới tính và độ tuổi năm 2015 TT Tên trƣờng ĐVT Giới tính Dƣới

30 tuổi Từ 30- 39 tuổi Từ 40- 49 tuổi Trên 50 tuổi Nam Nữ 1 Trƣờng CĐCĐ người 18/65 47/65 12/65 44/65 7/65 2/65 Tỷ lệ % 27,7 72,3 18,46 67,69 10,77 3,07 2 Trƣờng TCN người 18/34 16/34 5/34 25/34 3/34 1/34 Tỷ lệ 52,94 47,06 14,7 73,53 8,82 2,94 3 Trƣờng TCYT người 10/24 14/24 7/24 15/24 2/24 0 Tỷ lệ 41,67 58,33 29,17 62,5 8,33 0 Tổng cộng ngƣời 46/123 77/123 24/123 84/123 12/123 3/123 Tỷ lệ BQ % 37,40 62,60 20,77 68,29 9,75 2,44

Nguồn số liệu: Từ phòng TC-HC của Trường CĐCĐ, Trường TCN và Trường TCYT Lai Châu

* Về giới tính: Qua số liệu từ bảng trên cho thấy tỷ lệ nam giới BQ của 3 trường chỉ chiếm 37,4%, trong khi đó tỷ lệ Nữ giới chiếm 62,6%. Điều đó cho thấy tỷ lệ nam, nữ của 3 trường còn có sự chênh lệch khá lớn. Tỉ lệ nữ cao cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong các trường, nhất là GV nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ.

* Về độ tuổi: Từ bảng thống kế trên cho thấy, tuổi đời ĐNGV của các trường chuyên nghiệp Lai Châu hiện còn rất trẻ, cụ thể:

- Độ tuổi dưới 30 tuổi BQ chiếm 20,77% - Độ tuổi từ 30-39 tuổi BQ chiếm 68,29% - Độ tuổi từ 40 đến 49 tuổi chiếm 9,75% - Độ tuổi từ trên 50 tuổi chiếm 2,44%

Qua số liệu trên cho thấy, ĐNGV trong các trường chuyên nghiệp của tỉnh còn rất trẻ, đồng nghĩa với việc các trường có rất nhiều lợi thế để phát triển đội ngũ trong giai đoạn tiếp theo.

Bảng 3.8: Thống kê đội ngũ giáo viên theo thâm niên công tác năm 2015 TT Tên trƣờng ĐVT Dƣới 5 năm Từ 5-<10 năm Từ 10- <15 năm Từ 15- <20 năm Trên 20 năm 1 Trƣờng CĐCĐ người 8/65 24/65 22/65 6/65 5/65 Tỷ lệ % 12,3 36,92 33,85 9,23 7,69 2 Trƣờng TCN người 3/34 15/34 12/34 3/34 1/34 Tỷ lệ % 8,82 44,11 35,29 8,82 2,94 3 Trƣờng TCYT người 5/24 10/24 6/24 2/24 1/24 Tỷ lệ % 20,83 41,67 25 8,33 4,17 Tổng cộng người 16/123 39/123 40/123 11/123 7/123 Tỷ lệ BQ % 13,00 31,7 32,52 8,94 5,7

Nguồn số liệu: Từ phòng TC-HC của Trường CĐCĐ, Trường TCN và Trường TCYT Lai Châu

Từ bảng trên cho thấy, tỷ lệ GV có thời gian công tác dưới 5 năm BQ của 3 trường chiếm 13%; từ 5 năm đến dưới 10 năm chiếm BQ 31,7%; từ 10 năm đến dưới 15 năm chiếm BQ 32,52%; từ 15 năm đến dưới 20 năm chiếm BQ 8,94%; từ trên 20 năm công tác trở lên chiếm BQ 5,7%. Điều đó cho thấy, đội ngũ giáo viên của ba trường hiện tại có thời gian công tác chưa nhiều.

3.3. Đánh giá chất lƣợng đội ngũ giáo viên các trƣờng Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu

3.3.1. Chất lượng đội ngũ giáo viên theo trình độ đào tạo

Bảng 3.9: Thống kê trình độ của đội ngũ giáo viên năm 2015 TT Tên trƣờng ĐVT T.số T.sỹ Th. sỹ Th.sỹ (CKI) ĐH CĐ 1 Trƣờng CĐCĐ ngƣời 65 0 32 0 33 0 Tỷ lệ % 0 49,23 50,7 2 Trƣờng TCN ngƣời 34 0 3 0 31 0 Tỷ lệ % 0 8,82 91,18 3 Trƣờng TC Y Tế ngƣời 24 0 0 2 19 3 Tỷ lệ % 0 8,33 79,2 12,5

Nguồn số liệu: Từ phòng TC-HC của Trường CĐCĐ, Trường TCN và Trường TCYT Lai Châu

Qua bảng thống kế trên cho thấy, trình độ đội ngũ giáo viên của các trường chuyên nghiệp Lai Châu cũng đã từng bước được nâng lên, cụ thể:

- Trường CĐCĐ Lai Châu, tỷ lệ giáo viên có trình độ thạc sỹ chiếm 49,23% tương đương với ĐNGV có trình độ đại học 50,7%. Có thể nói trong 8 năm đi vào hoạt động đến nay trường CĐCĐ Lai Châu cũng đã có được ĐNGV có trình độ thạc sỹ tương đối cao so với tiêu chuẩn. Điều đó cho thấy Lãnh đạo nhà trường cũng đã rất quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực trong nhà trường. Tuy nhiên, ở trình độ tiến sỹ đến nay nhà trường vẫn chưa có được GV nào đạt tới.

- Trường Trung cấp nghề Lai Châu, tỷ lệ giáo viên có trình độ thạc sỹ còn thấp, chiếm 8,82%, trong khi giáo viên có trình độ đại học chiếm 91,18%. Điều đó cho thấy, lãnh đạo nhà trường chưa thật sự quan tâm nhiều đến công tác đào tạo giáo viên có trình độ sau đại học. Mặc dù theo quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 thì giáo viên giảng dạy tại các trường Trung cấp nghề thì chỉ cần có trình độ đại học là đủ. Tuy nhiên, với những yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao về trình độ chuyên môn như hiện nay thì việc học tập để nâng cao trình độ của ĐNGV là rất cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay. Nếu Trường TCN không có ĐNGV có trình

độ cao hơn thì rất khó để phát triển cũng như rất khó để nâng cấp trường lên trình độ cao hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc rất khó cạnh tranh được với các trường ở các tỉnh lân cận.

- Trường Trung cấp y tế Lai Châu, tỷ lệ giáo viên có trình độ thạc sỹ chiếm 8,33%, giáo viên có trình độ đại học chiếm 79,2%, giáo viên có trình độ cao đẳng chiếm 12,5%. Từ số liệu cho thấy, chất lượng ĐNGV của trường cũng còn thấp so với yêu cầu, cụ thể là, giáo viên có trình độ cao đẳng vẫn còn chiếm đến 12,5%. Như vậy theo quy định thì những giáo viên này không đủ tiêu chuẩn để tham gia giảng dạy. Điều đó cho thấy, Trường TCYT chưa đẩy mạnh việc chuẩn hóa ĐNGV để nâng cao chất lượng nhà trường, bên cạnh đó nhà trường cũng chưa quan tâm nhiều đến công tác đào tạo đội ngũ giáo viên sau đại học, đồng nghĩa với việc là nhà trường rất khó để mở rộng được quy mô đào tạo cũng như nâng cấp lên thành trường Cao đẳng trong giai đoạn tới.

3.3.2. Phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị của đội ngũ giáo viên

Qua kết quả điều tra thực trạng về phẩm chất tư tưởng, chính trị, đạo đức của đội ngũ giáo viên 3 trường cho thấy:

* Về phẩm chất đạo đức

- Hầu hết GV đều có lối sống trung thực, giản dị, lành mạnh và gương mẫu trước HSSV được xếp loại "Tốt và khá" không có giáo viên xếp loại trung bình; Đa số giáo viên đều tham gia xây dựng tập thể nhà trường đoàn kết, vững mạnh; có ý thức tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; Giúp đỡ đồng nghiệp thực hiện tốt các nhiệm vụ của người giáo viên. Tuy nhiên, số giáo viên xếp loại trung bình vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao, cụ thể là:

+ GV tham gia xây dựng tập thể nhà trường đoàn kết, vững mạnh tỷ trung bình còn chiếm 8,13%.

+ Ý thức tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của GV, tỷ lệ trung bình còn chiếm 9,76%.

+ Giáo viên giúp đỡ đồng nghiệp thực hiện tốt các nhiệm vụ, tỷ lệ trung bình còn chiếm 10,57%.

Bảng 3.10: Phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị của đội ngũ giáo viên trong trƣờng Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu năm 2015

TT Nội dung T. số Xếp loại Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Về phẩm chất đạo đức 1.1

Lối sống trung thực, giản dị và lành mạnh, gương mẫu trước HSSV

123 105 85.37 18 14.63 0 0.00 0 0.00

1.2

Tham gia xây dựng tập thể nhà trường đoàn kết, vững mạnh

123 98 79.67 15 12.20 10 8.13 0 0.00

1.3

Ý thức tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

123 87 70.73 24 19.51 12 9.76 0 0.00

1.4

Giúp đỡ đồng nghiệp thực hiện tốt các nhiệm vụ của người giáo viên

123 80 65.04 25 20.33 13 10.57 5 4.07

2 Phẩm chất chính trị

2.1 Lập trường, tư tưởng 123 85 69.11 23 18.70 12 9.76 3 2.44

2.2

Việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước của bản thân

123 96 78.05 27 21.95 0 0.00 0 0.00

2.3

Tuyên truyền vận động mọi người chấp hành chủ trương chủ, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước

123 83 67.48 22 17.89 14 11.38 4 3.25

2.4

Tham gia tổ chức các hoạt động xã hội và các phong trào của Trường, của ngành, địa phương

123 84 68.29 18 14.63 15 12.20 6 4.88

Nguồn số liệu: Tư phòng TCHC của 3 trường thông qua kết quả đánh giá xét thi đua của ĐNGV cuối năm

* Về phẩm chất chính trị.

- Hầu hết GV có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, số giáo viên có lập trường, tư tưởng tỷ lệ "trung bình, yếu" vẫn còn. Điều đó cho thấy, có dấu hiệu một số giáo viên đã có tư tưởng lập trường không thật sự vững vàng, họ luôn bị giao động trước những khó khăn, nhất là trong công tác tuyển sinh ngày càng gặp nhiều khó khăn đối với các trường hiện nay.

- Đa số giáo viên đều thực hiện tốt việc tuyên truyền vận động mọi người chấp hành chủ trương chủ, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước; Tham gia tổ chức các hoạt động xã hội và các phong trào của Trường, của ngành, địa phương; Thực hiện tốt nếp sống văn minh. Tuy nhiên, số giáo viên có xếp loại "Trung bình, Yếu" vẫn còn khá lớn, cụ thể là:

+ Giáo viên tyên truyền vận động mọi người chấp hành chủ trương chủ, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước, xếp loại "trung bình" chiếm 11,38%, xếp loại "yếu" chiếm 3,25%. Điều đó cho thấy, giáo viên của các trường thực hiện công tác tuyên truyền vẫn còn nhiều hạn chế, làm chưa tốt.

+ Giáo viên tham gia tổ chức các hoạt động xã hội và các phong trào của Trường, của ngành, địa phương, xếp loại "trung bình" chiếm 12,2%, xếp loại "yếu" chiếm 4,88%. Điều đó cho thấy, số giáo viên chưag tích cực tham gia các hoạt động xã hội của địa phương, nhà trường vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao.

+ Về thực hiện nếp sống văn minh, hầu hết giáo viên đều thực hiện tốt nếp sống văn minh, lịch sự đúng với phẩm chất của người giáo viên.

Về tổng thể cơ bản ĐNGV các trường đã đạt kết quả "tốt, khá" trên các mặt với số lượng khá chiếm khá cao. Tuy nhiên, ĐNGV còn ở mức "trung bình và yếu" ở một số mặt vẫn còn. Điều đó cho thấy các trường cần phải có những điều chỉnh trong quản lý, chỉ đạo và điều hành tốt hơn nữa trong những năm tiếp theo để không còn tình trạng GV đạt ở các mức khá, trung bình và yếu như hiện nay.

3.3.3. Chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên

Bảng 3.11: Bảng đánh giá chất lƣợng giảng dạy của đội ngũ giáo viên các Trƣờng Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu năm 2015

ĐVT: SL người TT Mức độ đạt đƣợc Đơn vị trƣờng T.số GV

Xếp loại giảng dạy năm 2015

Giỏi Khá Trung bình SL % SL % SL % 1 Trường CĐ Cộng đồng 65 32 49,23 25 38,46 8 12,31 2 Trường TC nghề 34 16 47,06 13 38,24 5 14,71 3 Trường TC y tế 24 9 37,5 11 45,8 3 12,50 Tổng cộng 123 57 44,6 49 40,84 16 13,17

Nguồn số liệu: Kết quả tổng hợp xếp loại giảng dạy giáo viên của 3 trường.

Qua bảng đánh giá chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên 3 trường trên cho thấy, giáo viên xếp loại giỏi của ba trường chiếm tỷ lệ trung bình 44,6% ; giáo khá chiếm 40,84%. Xét về tổng thể thì chất lượng đội ngũ giáo viên của ba trường hiện tại chưa phải là cao. Đặc biệt là giáo viên có chất lượng giảng dạy trung bình vẫn còn chiếm 13,17%. Điều đó cho thấy, chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên ba trường vẫn còn những mặt hạn chế, cần phải được quan tâm tiếp tục bồi dưỡng nâng cao chất lượng hơn nữa.

3.3.4. Chất lượng đội ngũ giáo viên theo năng lực chuyên môn

Bảng 3.12: Bảng đánh giá chất lƣợng năng lực chuyên môn

của đội ngũ giáo viên các Trƣờng Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu năm 2015

ĐVT: SL người TT Chỉ tiêu T.số Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Khá TB SL % SL % SL % SL % 1 Trường CĐCĐ 64 31 48,44 22 34,38 9 13,85 3 4,69 2 Trường TC nghề 34 15 44,12 12 35,29 6 17,65 1 2,94 3 Trường TC y tế 24 9 37,50 10 41,67 3 12,50 2 8,33 Cộng 122 55 45,08 44 36,07 17 14,63 6 4,92 Nguồn số liệu: Kết quả tổng hợp xếp loại chất lượng viên của 3 trường.

Qua bảng số liệu trên cho thấy, số lượng giáo viên có năng lực chuyên môn được đánh giá ở mức độ "Rất tốt" trung bình chiếm 45,08%; số lượng giáo viên được đánh giá ở mức mức độ "Tốt" trung bình chiếm 36,07; số lượng giáo viên được đánh giá ở mức "khá" trung bình chiếm 14,63%. Đặc biệt là số lượng giáo viên được đánh giá năng lực chuyên môn có mức độ trung bình vẫn còn chiếm 4,92%. Qua đó có thể thấy, số lượng giáo viên có năng lực chuyên môn ở mức trung bình trong các trường vẫn còn. Điều đó cho thấy các trường cần quan tâm đến công tác đào tạo cho những giáo viên có năng lực trung bình hoặc bố trí làm công việc khác.

3.3.5. Chất lượng đội ngũ giáo viên theo kết quả nghiên cứu khoa học

Bảng 3.13: Thống kê đề tài nghiên cứu khoa học giai đoạn 2013-2015

TT Cấp đề tài Số đề tài NCKH 2013 2014 2015 SL Xếp loại SL Xếp loại SL Xếp loại A B A B A B 1 Trƣờng CĐCĐ 19 12 7 11 9 2 13 11 2 Đề tài cấp Bộ Đề tài tỉnh Đề tài cấp trường 19 15 4 11 9 2 13 11 2 2 Trƣờng TC nghề 2 2 2 2 4 4 Đề tài cấp Bộ Đề tài tỉnh 1 1 Đề tài cấp trường 2 2 2 2 3 3 3 Trƣờng TCY tế 3 3 2 2 2 2 Đề tài cấp Bộ Đề tài tỉnh 1 1 Đề tài cấp trường 2 2 2 2 2 2

Nguồn số liệu: Từ phòng TC-HC của Trường CĐCĐ, Trường TCN và Trường TCYT Lai Châu

Qua bảng số liệu trên cho thấy:

- Đối với trường Cao đẳng cộng đông Lai châu: Năm 2013 có 19 đề tài khoa học cấp trường trên 65 GV đạt 29,2%, trong đó đề tài đạt loại A là 14 đề tài, đề tài loại B 5 đề tài; năm 2014 có 11 đề tài cấp trường trên 65 GV đạt 16,9%, trong đó đề tài đạt loại A, 9 đề tài, loại B 2 đề tài; năm 2015 có 13 đề tài cấp trường trên 65 GV đạt 20%, trong đó đề tài đạt loại A, 11 đề tài, loại B 2 đề tài.

- Đối với trường Trung cấp nghề: Năm 2013 có 2 đề tài khoa học cấp trường trên 34 GV đạt 5,8%, trong đó đề tài đạt loại A là 2 đề tài; năm 2014 có 2 đề tài cấp trường trên 34 GV đạt 5,8%, trong đó đề tài đạt loại A 2 đề tài; năm 2015 có 4 đề tài cấp trường trên 34 GV đạt 11,8%, trong đó có 1 đề tài cấp tỉnh và 3 đề tài cấp trường.

- Đối với trường Trung cấp Y tế: Năm 2013 có 3 đề tài, trong đó 1 đề tài cấp tỉnh và 2 đề tài cấp trường, trên 24 GV đạt 12,5%, đề tài đạt loại A là 3 đề tài; năm 2014 có 2 đề tài cấp trường trên 24 GV đạt 8,3%, đề tài đạt loại A 2 đề tài; năm 2015 có 2 đề tài cấp trường trên 24 GV đạt 8,3%, đề tài đạt loại A là 2 đề tài.

Qua số liệu trên cho thấy, số lượng giáo viên trong các tường tham gia NCKH còn rất hạn chế, chất lượng đề tài chưa cao. Ta có thể khẳng định rằng, các trường chưa thực sự quan tâm nhiều đến công tác NCKH. Nếu công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh lai châu (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)