Chất lượng đội ngũ giáo viên theo kết quả nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh lai châu (Trang 57)

5. Kết cấu của đề tài

3.3.5. Chất lượng đội ngũ giáo viên theo kết quả nghiên cứu khoa học

Bảng 3.13: Thống kê đề tài nghiên cứu khoa học giai đoạn 2013-2015

TT Cấp đề tài Số đề tài NCKH 2013 2014 2015 SL Xếp loại SL Xếp loại SL Xếp loại A B A B A B 1 Trƣờng CĐCĐ 19 12 7 11 9 2 13 11 2 Đề tài cấp Bộ Đề tài tỉnh Đề tài cấp trường 19 15 4 11 9 2 13 11 2 2 Trƣờng TC nghề 2 2 2 2 4 4 Đề tài cấp Bộ Đề tài tỉnh 1 1 Đề tài cấp trường 2 2 2 2 3 3 3 Trƣờng TCY tế 3 3 2 2 2 2 Đề tài cấp Bộ Đề tài tỉnh 1 1 Đề tài cấp trường 2 2 2 2 2 2

Nguồn số liệu: Từ phòng TC-HC của Trường CĐCĐ, Trường TCN và Trường TCYT Lai Châu

Qua bảng số liệu trên cho thấy:

- Đối với trường Cao đẳng cộng đông Lai châu: Năm 2013 có 19 đề tài khoa học cấp trường trên 65 GV đạt 29,2%, trong đó đề tài đạt loại A là 14 đề tài, đề tài loại B 5 đề tài; năm 2014 có 11 đề tài cấp trường trên 65 GV đạt 16,9%, trong đó đề tài đạt loại A, 9 đề tài, loại B 2 đề tài; năm 2015 có 13 đề tài cấp trường trên 65 GV đạt 20%, trong đó đề tài đạt loại A, 11 đề tài, loại B 2 đề tài.

- Đối với trường Trung cấp nghề: Năm 2013 có 2 đề tài khoa học cấp trường trên 34 GV đạt 5,8%, trong đó đề tài đạt loại A là 2 đề tài; năm 2014 có 2 đề tài cấp trường trên 34 GV đạt 5,8%, trong đó đề tài đạt loại A 2 đề tài; năm 2015 có 4 đề tài cấp trường trên 34 GV đạt 11,8%, trong đó có 1 đề tài cấp tỉnh và 3 đề tài cấp trường.

- Đối với trường Trung cấp Y tế: Năm 2013 có 3 đề tài, trong đó 1 đề tài cấp tỉnh và 2 đề tài cấp trường, trên 24 GV đạt 12,5%, đề tài đạt loại A là 3 đề tài; năm 2014 có 2 đề tài cấp trường trên 24 GV đạt 8,3%, đề tài đạt loại A 2 đề tài; năm 2015 có 2 đề tài cấp trường trên 24 GV đạt 8,3%, đề tài đạt loại A là 2 đề tài.

Qua số liệu trên cho thấy, số lượng giáo viên trong các tường tham gia NCKH còn rất hạn chế, chất lượng đề tài chưa cao. Ta có thể khẳng định rằng, các trường chưa thực sự quan tâm nhiều đến công tác NCKH. Nếu công tác NCKH không được quan tâm đúng mức sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của đội ngũ giáo viên, GV không thường xuyên tham gia NCKH sẽ dần dần trở lên ngại nghiên cứu, điều đó sẽ là trở ngại rất lớn về sau cũng như cải thiện chất lượng đội ngũ giáo viên.

Qua tìm hiểu, công tác NCKH của các trường còn một chế sau:

Thứ nhất, GV chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của NCKH, vì vậy, hầu hết GV đều chưa thực sự chủ động đưa ra các đề tài để nghiên cứu. Nhiều đề tài được nghiên cứu dựa trên các mô hình đã được nghiên cứu từ trước, hoặc chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế của chính bản thân GV, hoặc nhu cầu của môn học, ngành học hiện tại mà mình đang cần nghiên cứu.

Thứ hai, Các đề tài giáo viên lựa chọn đều mang tính chất khái quát, tổng quan và lý thuyết nhiều, chưa sâu, chưa cụ thể, chưa thiết thực, hiệu quả ứng dụng chưa cao. Hiện nay GV chủ yếu mới đi vào các công trình có nhiều tài liệu để tham khảo, GV còn ngại khi phải lựa chọn những đề tại, công trình cần sưu tầm nhiều tài liệu, đi thực tế để có điều tra xã hội học, thống kê, chạy mô hình...

Thứ ba, Có thể khẳng định rằng, nguồn thu nhập chính yếu của các GV các trường chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu hiện nay đến từ tiền lương, tiền dạy vượt giờ. Trong khi đó NCKH vừa tốn nhiều thời gian, công sức, thu nhập lại không nhiều, thậm chí là không có vì nhiệm vụ, vì NCKH chỉ là để bù đắp đủ số tiết NC theo quy định. Do vậy, rất nhiều GV không tham gia NCKH, điều đó đã được minh chứng tại bảng số liệu nêu trên. Mặt khác, các trường chưa có một chế tài cụ thể đối với những GV không tham gia NCKH. Nhiều GV trong cả thời gian dài giảng dạy mà không có đề tài nghiên cứu nào, nhưng vẫn được giảng dạy.

Thứ tư, kinh phí phục vụ cho những đề tài NCKH của GV đối với các trường chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu hiện nay là rất hạn chế, vì các trường đang phụ thuộc 100% vào ngân sách nhà nước. vì vậy rất khó khăn cho công tác phát triển NCKH ở các trường hiện nay. Bên cạnh đó, chất lượng đội ngũ giáo viên NCKH chưa đồng đều, trong khi đó chủ yếu là GV tự làm, tự nghiên cứu, không có chuyên gia hướng dẫn giúp đỡ vì vậy kết quả NC đạt chất lượng rất thấp.

Thứ năm, việc tổ chức nghiệm thu, đánh giá của hội đồng khoa học của các trường có nhiều lĩnh vực không được đào tạo sâu, vì vậy chưa đưa ra được những định hướng và kết quả NCKH của GV thực sự có chất lượng và có tính ứng dụng cao. Bên cạnh đó kinh phí hỗ trợ, khuyến khích hoạt động NCKH còn rất hạn chế, vì vậy chưa tạo được động lực để giáo viên dành nhiều thời gian cho công tác NCKH trong các trường hiện nay.

3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên các trƣờng Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu giai đoạn 2013-2015

3.4.1. Công tác tuyển dụng giáo viên

Bảng 3.14: Thống kê tuyển dụng qua các giai đoạn 2013-2015

ĐVT: Người TT Tên trƣờng Tổng số Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Thi tuyển Xét tuyển Thi tuyển Xét tuyển Thi tuyển Xét tuyển 1 Trƣờng CĐCĐ 2 2 2013 2014 1 1 2015 1 1 2 Trƣờng TCN 2 2 2013 2014 1 1 2015 1 1 3 Trƣờng TCYT 1 1 2013 2014 1 2015

Nguồn số liệu: Từ phòng TC-HC của Trường CĐCĐ, Trường TCN và Trường TCYT Lai Châu

Từ số liệu của bảng thống kê trên cho thấy, công tác tuyển dụng GV của các trường đã được quan tâm chú trọng. Tuy nhiên, theo số chỉ tiêu biên chế được giao của các trường tính đến hết năm 2015 thì hầu hết các trường vẫn còn chỉ tiêu được giao nhưng chưa tuyển, cụ thể: Trường CĐCĐ còn 7 chỉ tiêu; Trường TCN còn 4 chỉ tiêu; trường TCYT 6 chỉ

tiêu. Qua tìm hiểu hầu hết các trường rất muốn tuyển đủ chỉ tiêu theo biên chế. Tuy nhiên, các trường chưa thể tuyển chọn được những GV có đủ tiêu chuẩn, trình độ và ngành nghề cần tuyển theo yêu cầu của các trường. Mặt khác cho thấy một số GV có trình độ cao có thể đáp ứng được yêu cầu thì họ cũng không thật sự mặn mà tham gia dự tuyển vào các trường.

Nguyên nhân tuyển dụng thấp:

Thứ nhất, Công tác tuyển sinh hàng năm càng ngày càng giảm, điều đó cho thấy sức hấp dẫn của các trường chuyên nghiệp của tỉnh đối với GV có trình độ cao đã không đủ lớn để đáp ứng những kỳ vọng của họ.

Thứ hai, Các ngành nghề mở mới ít, thậm trí có trường mấy năm chưa mở thêm được ngành nào, vì vậy rất khó để các trường thu hút được giáo viên có trình độ về công tác.

Thứ ba, Chiến lược phát triển nâng cấp của các trường từ Cao đẳng lên Đại học và từ Trung cấp lên Cao đẳng cũng đã có. Tuy nhiên, việc triển khai và thực hiện kế hoạch đều không đảm bảo, điều kiện về đội ngũ GV theo quy định càng ngày càng khắt khe và rất khó để đáp ứng đủ tiêu chuẩn.

Thứ tư, Chế độ thu hút trình độ cao như tiến sỹ còn thấp chưa hấp dẫn; chế độ hỗ trợ đào tạo còn thấp chưa khích lệ được giáo viên đi đào tạo, điều kiện được đi học cũng quy định khắt khe hơn, những yếu tố đó đã làm chậm lại sự phát triển chất lượng đội ngũ giáo viên của các trường.

Thứ năm, Sức cạch tranh của các trường trong tỉnh còn thấp, chưa cho thấy có được sự thay đổi mang tính đột phá, vì vậy rất khó để cạch tranh được với các trường Cao đẳng và Trung cấp ở các tỉnh lận cận.

Thứ sáu, Thiếu nguồn nhận lực có trình độ cao như tiến sỹ hoặc thạc sỹ có đúng chuyên ngành để tuyển dụng. có trường muốn tuyển thẳng trình độ thạc sỹ vào nhưng cũng không tuyển được, cụ thể là trường Trung cấp y.

3.4.2. Chính sách đãi ngộ đối với giáo viên các trường Cao đẳng và Trung vấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu vấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu

3.4.2.1. Chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng

Bảng 3.15: Tình hình hỗ trợ kinh phí đào tạo GV giai đoạn năm 2013-2015 Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 So sánh (1) (2) (3) 2/1 3/2 I. Trƣờng CĐCĐ 1. SLGV được hỗ trợ Người 5 8 10 - Tiến sỹ Người 1 2 3 - Thạc sỹ Người 4 5 7 2.Nguồn KP hỗ trợ Trđ 124 229 232,3 - NSNN Trđ 60 100 130 +83.3% +30% - Nhà trường Trđ 44 99 67,3 +125% -32% II. Trƣờng TCN 1.SLGV được hỗ trợ Người 2 3 - Thạc sỹ Người 2 3 - Đại học 2.Nguồn KP hỗ trợ Trđ 30 40 - NSNN Trđ 30 40 +33,3% - Nhà trường III. Trƣờng TCYT

1.Số lượng được hỗ trợ Người 1 4

- Thạc sỹ Người 1 - Đại học Người 4 2.Nguồn KP hỗ trợ Trđ 20 - NSNN Trđ 20 +100% - Nhà trường Tổng cộng 124 229 134,3 - NSNN Trđ 80 130 170 +37,5% +30,8% - Nhà trường Trđ 44 99 67,3 +125% -32%

Nguồn số liệu: Từ phòng TC-HC và phòng KH-TC của 3 trường

Qua bảng số liệu trên cho thấy, chính sách hỗ trợ của Nhà nước và của các trường cũng đã có đã được hỗ trợ, cụ thể là năm 2013: 124 trđ; năm 2014: 229trđ, nguồn NSNN tăng 37,5%, nguồn của các trường tăng 125%; năm 2015: 170trđ, nguồn NSNN tăng 30,8%, nguồn của các trường lại giảm 32%. Nguồn

của các trường giảm là vì các trường không tiếp tục đảm bảo được kinh phí hỗ trợ cho giáo viên mà hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn ngân sách Nhà nước.

Có thể nói, chính sách hỗ trợ của Nhà nước luôn là động lực có tác động mạnh mẽ đến việc nâng cao chất lượng của ĐNGV hiện nay. Chế độ, chính sách hợp lý không những góp phần vào việc đẩy mạnh được chất lượng đội ngũ giáo viên, mà còn thu hút được nhân tài, tuyển dụng và giữ chân được những người có năng lực và kinh nghiệm ở lại công tác.

Chính sách hợp lý sẽ khuyến khích và tác động tích cực đến sự phát triển được năng lực của ĐNGV. Đồng thời, thể hiện công nhận sự cố gắng của giáo viên một cách công bằng, phù hợp trong môi trường giáo dục đa dạng hiện nay.

Có thể khẳng định, ở bất cứ điều kiện nào hay giai đoạn nào, thì chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng của Nhà nước luôn là yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển nền giáo dục nói chung, chất lượng đào tạo và chất lượng đội ngũ giáo viên trong các trường chuyên nghiệp nói riêng và luôn nhận được sự quan tâm rất lớn từ các tầng lớp giáo viên. Đặc biệt là ĐNGV đang làm nhiệm vụ đem cái chữ đến cho con em đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn như hiện nay.

3.4.2.2. Thu nhập của giáo viên

Bảng 3.16: Thu nhập của giáo viên các trƣờng Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu giai đoạn 2013-2015

Tên trƣờng ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh tỷ lệ % (+tăng, - giảm)

1 2 3 2/1 3/2)

1. Trường CĐCĐ Lai Châu Trđ 49,78 58,8 63,6 +18,12% +8,16% 2.Trường TCN Lai Châu Trđ 48,5 50,4 54,2 +3,91% +7,53% 3.Trường TCYT Lai Châu Trđ 47,8 49,65 53,82 +3,87% +8,4%

Nguồn số liệu: Từ phòng TC-HC và phòng KH-TC của Trường CĐCĐ Lai Châu, Trường TCN Lai Châu, Trường TCYT Lai Châu.

Từ số liệu thu nhập của GV 3 trường trên cho thấy, thu nhập chủ yếu của GV là từ tiền lương hàng tháng và tiền dạy vượt giờ trong năm, ngoài ra còn có một số khoản thu nhập khác nhưng rất ít không đáng kể. Số liệu thu nhập tăng qua các năm phản ảnh mức tăng là do từ nâng lương thường xuyên và tăng do điều chỉnh mức lương cơ bản của Nhà nước hàng năm. Điều đó cho thấy, GV tại các trường chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu phần lớn là dựa vào nguồn thu nhập từ tiền lương tháng. Với mức thu nhập bình quân từ 5 đến 6 triệu đồng/tháng/người chỉ có thể đủ trang trải chi phí sinh hoạt hàng tháng với mức trung bình thấp so với mặt bằng chung hiện nay mà không có tích lũy.

Có thể khẳng định, thu nhập có ảnh hưởng rất lớn đến nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, vì hầu hết giáo viên trong các trường chuyên nghiệp của tỉnh hiện nay đều còn rất trẻ, cả về tuổi đời và tuổi nghề, họ rất khao khát được đi học tập để nâng cao trình độ. Tuy nhiên, chỉ với nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền làm thêm giờ thì rất khó để họ có thể tự túc toàn bộ chi phí để học tập nâng cao trình độ cho bản thân, nếu như không có những khoản thu nhập khác ngoài lương cũng như chính sách hỗ trợ đủ lớn của nhà nước. Để từng bước nâng cao được chất lượng đội ngũ giáo viên, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, thì cần phải có sự quan tâm nhiều hơn nữa từ các cấp, các ngành và sự vào cuộc mạnh mẽ của tỉnh và các trường chuyên nghiệp để tăng cường bổ sung các cơ chế, chính sách hơn nữa và phải coi việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ trọng tâm cần phải làm theo đúng lộ trình và kế hoạch hành động đã đề ra. Có như vậy mới nâng cao được chất lượng đội ngũ giáo viên, đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhận lực có chất lượng cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong những năm tiếp theo.

3.4.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ cho giáo viên của Nhà nước và các trường Cao đẳng và Trung vấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu

Bảng 3.17: Thống kê số lƣợng giáo viên đi đào tạo giai đoạn 2013-2015 TT Tên trƣờng, năm ĐT ĐVT T.số Tiến sỹ Th.sỹ ĐH

1

Trường CĐCĐ Lai Châu Người 15 3 13 2

2013 Người 7 1 (đang học) 5 2

2014 Người 4 2 (đang học) 6

2015 Người 4 3 (đang học) 8

2

Trường TCN Lai Châu Người 10 0 3 7

2013 Người 1 1

2014 Người 7 2 5

2015 Người 2 1 1

3

Trường TCYT Lai Châu Người 5 0 1 4

2013 Người 1 1

2014 Người 4 4

2015 Người

Tổng cộng 20 3 17 13

Nguồn số liệu: Từ phòng TC-HC của Trường CĐCĐ, Trường TCN và Trường TCYT Lai Châu

Qua bảng số liệu thông kê trên cho thấy, công tác đào tạo ĐNGV hằng năm của các trường cũng đã được quan tâm, trú trọng. Tuy nhiên, số lượng GV đi đào tạo trình độ thạc sỹ còn khá thấp, như trường TCYT 2 năm gần nhất không có GV nào đi đào tạo thạc sỹ. Ngoài việc đào tạo trình độ thạc sỹ, trong 3 năm qua chưa có trường nào có tiến sỹ, Trường CĐCĐ Lai Châu có 3 GV được cử đi NCS nhưng đến nay vần chưa có GV viên nào hoàn thành tốt nghiệp. Điều đó cho thấy, công tác đào tạo ĐNGV ở các trường chưa thực sự được quan tâm đúng mức, chưa có nhiều GV đi đào tạo các trình độ cao như thạc sỹ, tiến sỹ, cụ thể là trường TCYT và trường TCN Lai Châu.

3.4.4. Mức độ đầy đủ và chất lượng trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy tại các trường Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu dạy tại các trường Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu

Trong những năm qua cơ sở vật chất, trường, lớp học, trang thiết bị, máy móc phục vụ các hoạt động đào tạo của các trường chuyên nghiệp của tỉnh luôn nhận được sự quan tâm rất lớn từ các cấp lãnh đạo của tỉnh đến đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh lai châu (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)