5. Kết cấu của đề tài
3.1.1. Đặc điểm tình hình chung của tỉnh Lai Châu
Lai Châu là tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 450 km về phía Đông Nam; phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Điện Biên, phía Đông và phía Đông Nam tiếp giáp với hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái, phía Nam tiếp giáp với tỉnh Sơn La. Lai Châu có 265,095 km đường biên giới giáp với Trung Quốc, là tỉnh có vị trí quan trọng về địa lý và an ninh quốc phòng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Khí hậu mang tính chất gió mùa chí tuyến, ngày nóng, đêm lạnh. Khí hậu trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, có nhiệt độ và độ ẩm cao; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khí hậu lạnh, độ ẩm và lượng mưa thấp, nhiệt độ trung bình năm khoảng 21ºC- 23ºC. Lượng mưa bình quân năm từ 2.500-2.700 mm, phân bố không đều, hướng gió chủ yếu là gió Tây và gió Đông Nam, ít chịu ảnh hưởng của bão và gió mùa Đông Bắc.
Tỉnh Lai Châu có 9.068,78 km2
diện tích tự nhiên; có 08 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị xã Lai Châu và các huyện: Mườg Tè, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Tam Đường, Phong Thổ, Tân Uyên, Than Uyên; 108 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: 96 xã, 05 phường và 07 thị trấn (tăng 01 huyện, 03 xã và 02 phường). Dân số trên 40 vạn người. Lai Châu là vùng đất có 20 dân tộc anh em gồm: Thái, Tày, Nùng, Giáy, Lào, Lự, Việt (Kinh), Mường, Khơ Mú, Mảng, Kháng, Hà Nhì, Cống, La Hủ, Si La, Phù Lá, Lô Lô, H’Mông, Dao và Hoa.
Giao thông: chủ yếu là đường bộ. Tỉnh có quốc lộ 12 chạy qua nối từ Thành phố Điện Biên Phủ tới Trung Quốc (qua cửa khẩu Ma Lù Thàng), có quốc lộ 4D chạy tới thị trấn Sa Pa (Lào Cai). Là cầu nối quan trọng giữa vùng lục địa rộng lớn phía Tây Nam Trung Quốc với vùng tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh qua các tuyến quốc lộ 4D, 70, 32 và đường thủy sông Đà.
Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động Lai Châu đã có những bước phát triển ngày càng vững mạnh và đạt được những thành tựu lớn về phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế có bước phát triển khá, tốc độ tăng trưởng bình quân GDP hằng năm đạt 21,5%. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp. Văn hóa - xã hội được quan tâm lãnh đạo phát triển theo hướng, gắn phát triển kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Quy mô, chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất trường lớp được nâng lên. Hoạt động văn hóa có chuyển biến tích cực, nếp sống văn minh đô thị từng bước hình thành. Truyền thống văn hóa các đân tộc được giữ gìn và phát huy. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng. Công tác xóa đói giảm nghèo được quan tâm. Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội được đẩy mạnh, chính trị xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được tăng cường, khối đại đoàn kết các dân tộc được giữ vững tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.