Nguyên tắc quản lý và sử dụng tài sản nhà nước trong cơ quan Kho bạc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài sản tại kho bạc nhà nước vĩnh phúc (Trang 25 - 30)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.2. Nguyên tắc quản lý và sử dụng tài sản nhà nước trong cơ quan Kho bạc

pháp tổ chức, phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế…để quản lý.

- Công cụ quản lý là các cơ chế, chính sách được Nhà nước ban hành bởi các Luật, văn bản dưới Luật, các đề án quy hoạch, bản đồ quy hoạch; các dự toán, thiết kế bản vẽ thi công; các chế độ tài chính, kế toán; các tiêu chuẩn định mức; các hoá đơn, chứng từ và các giấy tờ khác có liên quan…

Từ những phân tích trên có thể rút ra kết luận: Quản lý tài sản nhà nước trong cơ quan KBNN là hoạt động của chủ thể quản lý thông qua việc sử dụng các phương pháp và công cụ quản lý tác động vào đối tượng quản lý là quá trình phân phối và sử dụng kinh phí để đầu tư hoặc mua sắm tài sản một cách có hiệu quả nhằm thực hiện các mục tiêu và hoạt động của cơ quan KBNN.

1.2.2. Nguyên tắc quản lý và sử dụng tài sản nhà nước trong cơ quan Kho bạc nhà nước nhà nước

Một là: Mọi tài sản nhà nước đều được Nhà nước giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng.

Tài sản nhà nước được Nhà nước trang cấp cho cơ quan KBNN là tài sản chung của cơ quan, trên cơ sở đó lãnh đạo KBNN thực hiện phân bổ tài sản cho các đơn vị chuyên môn, bộ phận chuyên quản và cá nhân trong KBNN cùng sử dụng. Các tổ chức và cá nhân có quyền bình đẳng trong việc sử dụng tài sản chung và có nghĩa vụ chấp hành các quy định tại quy chế quản lý sử dụng tài sản của đơn vị nhằm sử dụng tài sản nhà nước tiết kiệm, hiệu quả.

Không cho phép bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào ngoài cơ quan KBNN sử dụng tài sản khi chưa có ý kiến của người có thẩm quyền. Cấm đấu nối hệ thống cấp điện, cấp nước, điện thoại, mạng internet…ra ngoài KBNN; không được gây cản trở việc vận hành, sửa chữa tài sản trong phòng làm việc…

Nghiêm cấm việc sử dụng tài sản không đúng mục đích được giao; làm thất thoát, hư hỏng gây thiệt hại về tài sản của nhà nước. Mọi trường hợp làm mất hoặc hư hỏng tài sản, người quản lý sử dụng tài sản phải báo cáo kịp thời cho Thủ trưởng đơn vị biết và tiến hành các thủ tục cần thiết để xử lý.

Hai là:Quản lý nhà nước về tài sản nhà nước được thực hiện thống nhất, có phân công, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan nhà nước.

Thực hiện phân cấp rõ ràng nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với tài sản nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp; giữa các cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về tài sản và các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; đồng thời xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cấp trong quản lý, trách nhiệm của từng đơn vị trong sử dụng tài sản đảm bảo cho việc sử dụng tài sản nhà nước đi dần vào nề nếp, kỷ cương và minh bạch.

Chính phủ đã tập trung chỉ đạo xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, tiêu chuẩn mua sắm phương tiện đi lại và các trang thiết bị phục vụ cho các cán bộ, công chức, viên chức. Đây là các căn cứ quan trọng để xây dựng và bố trí dự toán ngân sách cho đầu tư, mua sắm và kiểm soát chi tiêu, đảm bảo công bằng, hiệu quả, công khai, minh bạch.

Việc xác định các tiêu chuẩn, định mức, chế độ sử dụng tài sản nhà nước là căn cứ quan trọng để kiểm soát và quản lý trong việc đầu tư, mua sắm tài sản, đồng thời giúp cho cơ quan KBNN thực hiện nghiêm việc mua sắm tài sản đảm bảo đúng tiêu chuẩn, định mức, sử dụng tài sản nhà nước hiệu quả, chống lãng phí. Qua đó, khắc phục tình trạng lạm dụng tài sản nhà nước vào việc riêng cũng được hạn chế đáng kể.

Ba là: Tài sản nhà nước phải được đầu tư, trang bị và sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, bảo đảm công bằng, hiệu quả, tiết kiệm.

Tài sản nhà nước trong cơ quan KBNN được hình thành từ nguồn vốn NSNN, nguồn viện trợ, tài trợ từ các chương trình hợp tác, dự án, quà biếu, tặng, tài sản tự chế tạo bằng hiện vật… Khi tài sản đưa vào sử dụng phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định. Nếu các tài sản lúc đưa vào sử dụng mà chưa xác định được giá trị thì Hội đồng mua sắm tài sản và thanh lý tài sản phải tiến hành định giá tài sản. Việc xác định giá trị có thể dựa vào các văn bản hướng dẫn của Nhà nước về định giá tài sản hoặc dựa vào những tài sản cùng loại đã có giá trị làm để cơ sở xác định nguyên giá cho những tài sản đó. Việc xác định giá trị tài sản là căn cứ để xác định tiêu chuẩn, định mức trang cấp cho người sử dụng, đồng thời đảm bảo đúng chế độ, công bằng hiệu quả trong khai thác sử dụng tài sản.

Bốn là:Tài sản nhà nước phải được hạch toán đầy đủ về hiện vật và giá trị theo quy định của pháp luật. Việc xác định giá trị tài sản trong quan hệ mua, bán, thuê, cho thuê, liên doanh, liên kết, thanh lý tài sản hoặc trong các giao dịch khác được thực hiện theo cơ chế thị trường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Tài sản nhà nước trong cơ quan KBNN phải được quản lý bằng hiện vật và giá trị theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Giá trị của TSCĐ được ghi theo nguyên giá xây dựng hoặc mua sắm. Trong quá trình sử dụng nếu có lắp thêm bộ phận (nâng cấp đối với TSCĐ là máy móc thiết bị) hay cải tạo, mở rộng thêm (đối với TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc) thì ghi bổ sung thêm vào nguyên giá tài sản. Tài sản sử dụng độc lập được xác định là một đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định.

Các cơ quan KBNN phải có trách nhiệm lập thẻ tài sản cố định, hạch toán kế toán đối với toàn bộ tài sản cố định hiện có của đơn vị; thực hiện kiểm kê định kỳ hàng năm về tài sản hiện có thực tế báo cáo cơ quan KBNN cấp trên trực tiếp để thống nhất hạch toán điều chỉnh số liệu giữa kết quả kiểm kê và sổ kế toán; thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước định kỳ theo quy định.

Tất cả các tài sản cố định ở mọi nguồn vốn (ngân sách Nhà nước, có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước như: Viện trợ, chương trình hợp tác, dự án, quà biếu,

tặng, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp...) đều phải đăng ký vào sổ sách kịp thời. Khi đầu tư mua sắm, được trang bị từ các nguồn vốn trên, các đơn vị thực hiện theo đúng quy trình quy định đầu tư, mua sắm máy móc thiết bị. Ngược lại, các tài sản trong quan hệ mua, bán, thuê, cho thuê, liên doanh, liên kết, thanh lý tài sản hoặc trong các giao dịch khác được thực hiện theo cơ chế thị trường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Quản lý tài sản nhà nước được phân loại thống kê và đánh mã số theo nhóm chủng loại và dùng một số hiệu để quản lý gọi là mã số tài sản. Mã số tài sản sẽ được dán vào tài sản và ghi vào hồ sơ, sổ theo dõi tải sản cố định của cơ quan KBNN. Phòng Hành chính - Quản trị chịu trách nhiệm cấp phát mã số tài sản và hướng dẫn nơi dán mã số hiệu thống nhất trong đơn vị.

Mọi việc ghi tăng, ghi giảm tài sản cố định đều phải có chứng từ theo quy định hiện hành gửi cho Phòng Tài vụ để làm cơ sở ghi tăng, ghi giảm tài sản cố định về mặt kế toán. Phòng Hành chính - Quản trị có trách nhiệm phối hợp hoàn thành các chứng từ ghi tăng, ghi giảm tài sản cố định theo quy định trước khi gửi cho Phòng Tài vụ.

Việc điều chuyển tài sản nhà nước giữa các đơn vị sử dụng đều phải có Biên bản bàn giao tài sản cố định được lưu tại Phòng Hành chính - Quản trị và tại các đơn vị quản lý sử dụng có tài sản cố định điều chuyển đi và điều chuyển đến, là cơ sở để Phòng Hành chính - Quản trị, các đơn vị quản lý sử dụng ghi tăng, ghi giảm tài sản cố định tương ứng.

Năm là: Tài sản nhà nước được bảo dưỡng, sửa chữa, bảo vệ theo chế độ quy định.

Cơ quan KBNN phải thực hiện việc sửa chữa và định kỳ bảo dưỡng tài sản theo chế độ, tiêu chuẩn kỹ thuật quy định. Để quản lý tài sản có hiệu quả thì cần thiết phải phân công một cán bộ kiêm nhiệm công tác duy tu,bão dưỡng nhỏ; các trường hợp quy mô hơn thì hợp đồng thuê mướn thợ bên ngoài.

Các tổ chức, cá nhân sử dụng tài sản nhà nước phải có trách nhiệm theo dõi và thông báo kịp thời các tài sản hư hỏng với cán bộ Hành chính để xem xét, sửa chữa. Không tự ý và gọi người ngoài vào bảo dưỡng, sửa chữa. Đồng thời trong quá

trình sử dụng tài sản nhà nước không được làm sai lệch thiết kế hiện trạng trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa tài sản nhà nước. Trường hợp cần thiết phải thay đổi thiết kế thì bộ phận, cá nhân thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa đề xuất phương án và chỉ tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa sau khi được đồng ý của người có thẩm quyền.

Sáu là: Việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Công khai, minh bạch tài sản nhà nước trong hoạt động của các cơ quan KBNN là một chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước nhằm phòng ngừa tham nhũng. Công khai, minh bạch tạo điều kiện để cán bộ, công chức giám sát quá trình sử dụng tài sản nhà nước. Với việc công khai, minh bạch tài sản nhà nước của các KBNN để cán bộ, công chức sẽ dễ dàng biết được các quyền và nghĩa vụ của mình để chủ động thực hiện theo các quy định của pháp luật. Đồng thời, việc công khai, minh bạch cũng đòi hỏi cơ quan KBNN thực hiện đúng đắn các quy định của pháp luật, làm cho các cán bộ, công chức có ý thức hơn trong việc thực hiện chức trách, công vụ của mình theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật quy định.

Lĩnh vực, hoạt động công khai, minh bạch theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng bao gồm: Mua sắm công và xây dựng cơ bản; quản lý dự án đầu tư xây dựng…quản lý và sử dụng nhà, đất.

Các hình thức công khai tài sản nhà nước gồm niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan KBNN; thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; phát hành ấn phẩm; đưa lên trang thông tin điện tử. Cùng với các hình thức công khai tài sản bắt buộc, Luật Phòng, chống tham nhũng cũng quy định người đứng đầu cơ quan KBNN có thể lựa chọn thêm hình thức công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Người đứng đầu cơ quan KBNN có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc áp dụng hình thức công khai tài sản và chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm các quy định về áp dụng hình thức công khai theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài sản tại kho bạc nhà nước vĩnh phúc (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)