Nâng cao chất lượng, hiệu quả lập dự toán đầu tư, mua sắm tài sản nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài sản tại kho bạc nhà nước vĩnh phúc (Trang 99 - 101)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả lập dự toán đầu tư, mua sắm tài sản nhà nước

4.2.2.1 Xây dựng dự toán đầu tư, sửa chữa lớn nhà cửa, vật kiến trúc đảm bảo thiết thực, hiệu quả tránh đầu tư dàn trải, lãng phí

Xây dựng trụ sở làm việc, nhà phụ trợ và sửa chữa lớn nhà cửa, vật kiến trúc của KBNN các cấp là nội dung hết sức quan trọng, nhằm tăng cường cơ sở hạ tầng của hệ thống KBNN. Tuy nhiên, Bộ Tài chính, KBNN Trung ương cần xác định được nhu cầu vốn đầu tư cần thiết và xây dựng thứ tự ưu tiên của từng dự án xây dựng mới, cải tạo sửa chữa lớn trụ sở làm việc để có cơ cấu đầu tư hợp lý giữa các dự án, đảm bảo mối liên kết giữa các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng với chiến lược phát triển ngành KBNN. Việc xây dựng danh mục đầu tư và kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ năm 2016 trở đi phải thực hiện theo đúng Luật Đầu tư công, xây dựng kế hoạch vốn đầu tư trung hạn phải đảm bảo phù hợp với kế hoạch Tài chính - Ngân sách trung hạn của ngành.

Thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư, sửa chữa lớn nhà cửa, lập, thẩm định, phê duyệt và quyết định đầu tư dự án là những vấn đề rất quan trọng. Vì thế, KBNN Vĩnh Phúc cần tranh thủ ý kiến chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Vĩnh Phúc để thực hiện dứt điểm việc giao đất xây dựng trụ sở KBNN tỉnh, tránh tình trạng đầu tư kéo dài qua nhiều năm như hiện nay.

Mặt khác, đối với các dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh, giám đốc KBNN tỉnh với tư cách là người sử dụng tài sản nên chịu trách nhiệm chính về hiệu quả đầu tư và các tính năng tài sản đó mang lại nên chủ động giám sát công trình. Người quyết định đầu tư cần thực hiện nghiêm thời gian, tiến độ, chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, phê duyệt dự án và tổ chức thực hiện dự án, đảm bảo bố trí đầy đủ nguồn

vốn đầu tư và khẳng định thời gian hoàn thành dự án không để xảy ra nợ đọng XDCB. Do vậy, cần tăng cường phân cấp lập, thẩm định, quyết định phê duyệt dự án đầu tư cho KBNN cấp dưới; thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát chuẩn bị đầu tư và tổ chức thực hiện dự án.

Để tránh tình trạng phê duyệt, quyết định đầu tư tràn lan, bố trí vốn dàn trải, dẫn đến thời gian thi công kéo dài, Bộ Tài chính cần chỉ đạo KBNN các cấp tập trung xây dựng kế hoạch vốn đầu tư trung hạn, giai đoạn 2016 -2020, đảm bảo quản lý tập trung, thống nhất về cơ chế chính sách, mục tiêu phân cấp quản lý, danh mục các chương trình, dự án, cân đối vốn đầu tư và phương án phân bổ vốn đầu tư cho các công trình trong hệ thống KBNN. Trên cơ sở danh mục dự án, KBNN cần sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, gắn kết chặt chẽ giữa kế hoạch đầu tư với mục tiêu chiến lược phát triển của ngành đến năm 2020 để thực hiện bố trí nguồn vốn đầu tư cụ thể.

Lập kế hoạch vốn đầu tư hàng năm phải xuất phát từ nhu cầu thực tế và phải được cụ thể hoá từ kế hoạch vốn đầu tư trung hạn. Cho nên, KBNN các cấp lập kế hoạch vốn đầu tư hàng năm cần nâng cao chất lượng công tác lập dự toán, đảm bảo chi tiết, cụ thể hoá việc bố trí vốn đến từng hạng mục của dự án.

Việc nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch vốn đầu tư hàng năm sẽ đảm bảo cho việc phân bổ kế hoạch vốn theo đúng thứ tự ưu tiên, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí. Đối với các dự án của KBNN đang tiến hành triển khai, cần dự kiến tiến độ thực hiện và khả năng hoàn thành dự án để phân bổ vốn cho hợp lý. Đối với dự án đầu tư mới, cần tập trung phân bổ vốn theo chiến lược phát triển của ngành KBNN, đảm bảo đúng mục tiêu, quan điểm phát triển của ngành.

4.2.2.2. Nâng cao chất lượng lập dự toán mua sắm tài sản nhà nước

Triển khai mô hình mua sắm tài sản công tập trung, nhất là đối với những loại hàng hoá có nhu cầu sử dụng nhiều và có giá trị lớn theo tinh thần Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung Đảng (khóa X). Do vậy, KBNN các cấp cần có sự đổi mới về lập dự toán mua sắm tài sản nhà nước theo mô hình mua sắm tài sản tập trung, nhất là các tài sản có giá trị lớn nhằm tránh việc lập danh mục tài sản chồng chéo giữa các cấp.

Hàng năm khi triển khai xây dựng dự toán, KBNN Trung ương cần có định hướng trước về danh mục tài sản mua sắm tập trung tại Trung ương. Qua đó, tài sản mua sắm phân tán tại các KBNN cấp tỉnh sẽ được giao cho KBNN cấp dưới lập danh mục tài sản và dự toán kinh phí đảm bảo thiết thực, phù hợp với thực tế của cơ sở và phù hợp với mô hình kế toán tập trung.

Trước khi lập dự toán mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, các KBNN cơ sở cần tổ chức, rà soát, bố trí sắp xếp lại tài sản, trang thiết bị làm việc hiện có tại đơn vị theo tiêu chuẩn, định mức, nhất là các thiết bị tin học, để lập danh mục mua sắm tài sản và lập dự toán mua sắm nhằm mua sắm tài sản đảm bảo sát với thực tế của đơn vị, chống lãng phí tài sản công.

Việc xây dựng dự toán mua sắm tài sản như vậy được tập trung và đảm bảo theo tiêu chuẩn, định mức Nhà nước quy định; gắn các khâu quản lý lập dự toán, cấp phát và thanh quyết toán kinh phí về đầu tư, mua sắm, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng tài sản, góp phần nâng cao hiệu quả sau đầu tư, mua sắm .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài sản tại kho bạc nhà nước vĩnh phúc (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)