Phân cấp công tác quản lý tài sản nhà nước trong cơ quan Kho bạc nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài sản tại kho bạc nhà nước vĩnh phúc (Trang 30 - 32)

5. Kết cấu của đề tài

1.3.1. Phân cấp công tác quản lý tài sản nhà nước trong cơ quan Kho bạc nhà nước

Bộ Tài chính là đơn vị dự toán cấp I, trong đó Vụ Kế hoạch - Tài chính là đơn vị tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý công tác tài chính, tài sản và đầu tư xây dựng cơ bản toàn ngành theo quy định của pháp luật.

KBNN Trung ương là đơn vị dự toán cấp II, trong đó Vụ Tài vụ - Quản trị của KBNN là cơ quan tham mưu, giúp Tổng giám đốc quản lý công tác tài chính, tài sản và đầu tư xây dựng cơ bản của hệ thống KBNN theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.

KBNN tỉnh là đơn vị dự toán cấp III, trong đó Phòng Tài vụ và Văn phòng là cơ quan tham mưu giúp giám đốc KBNN tỉnh quản lý công tác tài chính, tài sản và đầu tư xây dựng cơ bản của các đơn vị dự toán trực thuộc.

Theo mô hình tài chính tập trung, thì KBNN huyện, các phòng nghiệp vụ là đơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng tài sản sau khi hoàn thành công tác đầu tư, mua sắm trang bị cho KBNN huyện hoặc Phòng nghiệp vụ.

Việc phân cấp quản lý tài sản nhà nước là cần thiết nhằm đảm bảo sự quản lý thống nhất, toàn diện công tác tài chính, quản lý tài sản, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Bộ trưởng Bộ Tài chính đối với các cơ quan KBNN thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính. Đồng thời, phân cấp để xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm, đồng thời phát huy vai trò, tính chủ động của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được phân cấp trong quản lý tài sản nhà nước sau khi đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản, góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao.

Căn cứ vào phân cấp quản lý chi đầu tư XDCB, Bộ Tài chính là cơ quan thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho các dự án đầu tư XDCB thuộc nhóm B; KBNN Trung ương quyết định chủ trương đầu tư, nguồn vốn, khả năng cân đối vốn đối với tất cả các dự án nhóm C.

Tuy nhiên, phân cấp quản lý tài sản nhà nước phải đi đôi với việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý cấp trên đối với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị được phân cấp, đảm bảo hiệu quả công khai, minh bạch trong công tác quản lý tài sản nhà nước.

Những phân tích trên cho phép rút ra kết luận: Phân cấp công tác quản lý tài sản nhà nước trong cơ quan KBNN là việc chuyển giao, phân định phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn và nhiệm vụ chi đầu tư, mua sắm tài sản nhà nước của cơ quan cấp trên cho cấp dưới trong quá trình quản lý sử dụng kinh phí đầu tư, mua sắm tài sản nhà nước, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài sản nhà nước trong cơ quan KBNN.

Về nội dung phân cấp quản lý tài sản nhà nước như sau:

(1). Phân cấp về thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản nhà nước trong cơ quan KBNN.

(2). Phân cấp về thẩm quyền, trách nhiệm quản lý, xử lý tài sản nhà nước, gồm: - Đăng ký quyền quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

- Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản nhà nước; - Quyết định thu hồi, điều chuyển tài sản nhà nước;

- Quyết định chuyển đổi hình thức sở hữu tài sản nhà nước; - Quyết định bán tài sản nhà nước;

- Quyết định thanh lý tài sản nhà nước;

- Quản lý các nguồn tài chính phát sinh trong quá trình quản lý, xử lý tài sản nhà nước;

- Kiểm kê, thống kê tài sản nhà nước;

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. (3). Phân cấp về thẩm quyền xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài sản tại kho bạc nhà nước vĩnh phúc (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)