Kiểm tra, giám sát công tác quản lý và sử dụng tài sản của Kho bạc Nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài sản tại kho bạc nhà nước vĩnh phúc (Trang 86 - 88)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.6. Kiểm tra, giám sát công tác quản lý và sử dụng tài sản của Kho bạc Nhà

Vĩnh Phúc

Cơ sở pháp lý: Căn cứ Luật Thanh tra (2010) [23]; Nghị định 86/2011/NĐ- CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra [9]; Quyết định số 212/QĐ-KBNN ngày 13/4/2007 của Tổng giám đốc KBNN về việc ban hành Quy chế tổ chức hoạt động kiểm tra, kiểm soát KBNN; Kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động nội bộ hàng năm của KBNN Vĩnh Phúc [16].

Việc kiểm tra, giám sát công tác quản lý và sử dụng tài sản nhà nước được lãnh đạo KBNN Vĩnh Phúc quan tâm. Hàng năm, đơn vị xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm toán nội ngành và thực hiện giám sát từ xa các hoạt động của KBNN tỉnh, huyện; xác định các tiêu chí giám sát và phân công, phân cấp cụ thể trong công tác giám sát quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, tạo tiền đề cho việc chấp hành tốt dự toán đầu tư, mua sắm tài sản.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của KBNN Vĩnh Phúc về quản lý, sử dụng tài sản được thực hiện tập trung một số nội dung cụ thể như: việc quản lý và

sử dụng nguồn vốn, tài sản nhà nước; chế độ tiêu chuẩn, định mức tài chính và việc giám sát đối với quá trình đầu tư, mua sắm tài sản theo quy định; việc sắp xếp, đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy KBNN và các hoạt động của KBNN để trang bị tài sản phục vụ cho công tác chuyên môn; việc chấp hành quy định của pháp luật về đầu tư, mua sắm cũng như việc tuân thủ các quyết định của cấp có thầm quyền và quyết định về phân cấp quản lý tài sản...

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của KBNN Vĩnh Phúc được thực hiện theo đúng định hướng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của KBNN về các hoạt động của Kho bạc, trong đó có việc giám sát đánh giá hoạt động tài sản nhà nước, đây là một trong những công cụ quan trọng, không thể thiếu được đối với lãnh đạo KBNN các cấp.

Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát để xem xét, đánh giá và làm rõ việc chấp hành, tuân thủ các quy định của pháp luật, việc thực hiện quyết định của cấp có thầm quyền về đầu tư XDCB và sửa chữa, mua sắm tài sản nhà nước; đồng thời qua đó giúp cho lãnh đạo và cơ quan quản lý cấp trên nắm bắt, phân tích, đánh giá và xác định được tính hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn đầu tư và kinh phí mua sắm tài sản nhà nước, giúp đơn vị tăng cường năng lực công tác quản lý, sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn được chặt chẽ hơn.

* Những hạn chế của hoạt động kiểm tra, giám sát

Một là: Việc kiểm tra, giám sát chưa gắn với trách nhiệm cụ thể của lãnh đạo các cấp, do vậy các quy định của KBNN về giám sát chưa thực sự đi vào cuộc sống. Hệ thống chế tài xử phạt vi phạm chưa đủ mạnh, dẫn đến trách nhiệm chưa rõ giữa các chủ thể quản lý, sử dụng tài sản, nên các sai phạm về quản lý, sử dụng tài sản vẫn còn xảy ra mà công tác kiểm tra, giám sát không phát hiện ra.

Hai là: Hệ thống tiêu chí giám sát còn giản đơn, do chưa hình thành hệ thống kênh thông tin, báo cáo và liên lạc định kỳ để nắm bắt tình hình nguồn kinh phí và tình hình đầu tư, mua sắm tài sản của các KBNN. Đặc biệt, phương thức đánh giá hiệu quả hoạt động tài sản còn mang tính định tính; hao mòn tài sản chỉ tính khấu hao mà không thực hiện trích khấu hao... Vì thế, công tác giám sát chủ yếu dựa trên báo cáo tài chính định kỳ hàng năm của Phòng Tài vụ và của các KBNN huyện, thị xã nên phần nào đã hạn chế hiệu quả của công tác giám sát.

Ba là: Chức năng đại diện chủ sở tài sản nhà nước còn phân tán, trách nhiệm trong quản lý, sử dụng tài sản chưa rõ ràng, nhiều cán bộ chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong viêc kiểm tra, giám sát; cùng với sự kiểm tra, giám sát không thường xuyên, công tác kiểm tra, giám sát nội bộ trong một số đơn vị KBNN còn chưa được coi trọng... Nên công tác kiểm tra, giám sát gặp nhiều khó khăn.

Bốn là: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của thủ trưởng một số KBNN vẫn chưa thực sự quan tâm, chú ý đến công tác thanh tra, kiểm tra. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát nội bộ đã phát hiện nhiều hạn chế trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, nhưng chưa có văn bản chấn chỉnh kịp thời hoặc công tác chỉ đạo khắc phục tồn tại chưa được dứt điểm, các biện pháp xử lý chưa đủ mạnh, dẫn đến sai phạm trong quản lý, sử dụng tài sản vẫn còn xảy ra thường xuyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài sản tại kho bạc nhà nước vĩnh phúc (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)