Lập dự toán đầu tư, mua sắm tài sản nhà nước của Kho bạc Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài sản tại kho bạc nhà nước vĩnh phúc (Trang 68 - 70)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.2 Lập dự toán đầu tư, mua sắm tài sản nhà nước của Kho bạc Nhà nước

Vĩnh Phúc

Căn cứ Luật NSNN (năm 2002) [21]; Nghị định số 60/2003/ND-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật NSNN năm 2002 [6]; Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn NSNN giai đoạn 2011-2015 [29].

Việc lập dự toán đầu tư, mua sắm tài sản của KBNN Vĩnh Phúc đảm bảo theo chính sách, chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước; dự toán được lập chi tiết theo từng nội dung chủng loại tài sản, có thuyết minh rõ ràng làm cơ sở để cấp trên xem xét, tính toán theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định. Việc xây dựng dự toán mua sắm tài sản được KBNN Vĩnh Phúc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, bảo đảm theo chế độ, mức chi của từng chủng loại tài sản, đáp ứng hoạt động của đơn vị được thường xuyên, liên tục.

Về nguyên tắc, quá trình thực hiện dự toán chi ngân sách phải theo đúng dự toán được giao, đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức quy định và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, bảo đảm sử dụng kinh phí hiệu quả, tiết kiệm; kinh phí đặc thù cuối năm chi không hết phải hoàn trả lại ngân sách hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển sang năm sau chi tiếp theo quy định của chế độ tài chính hiện hành. Do đó, xem xét công tác lập dự toán NSNN về đầu tư, mua sắm tài sản nhà nước của KBNN Vĩnh Phúc cho thấy: Từ chỗ KBNN tỉnh, huyện xây dựng dự toán thụ động, đến nay đã chủ động hơn, gắn kết tương đối giữa công tác lập và chấp

hành dự toán NSNN; việc xây dựng dự toán đầu tư, mua sắm được căn cứ vào nhu cầu đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản thực tế tại đơn vị để phục vụ cho các hoạt động của KBNN; công tác lập dự toán bước đầu đã gắn kết giá trị với hiện vật, đảm bảo phù hợp với giá cả thị trường và quá trình đầu tư XDCB, mua sắm và sử dụng tài sản công.

Công tác lập dự toán hàng năm về đầu tư, mua sắm, sửa chữa tài sản của KBNN Vĩnh Phúc có xu hướng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể năm 2013 tăng 294%, năm 2014 tăng 22,6%, năm 2015 tăng 41,3% và năm 2016 tăng 19,3%. Việc lập dự toán hàng năm tăng chủ yếu do tăng nhóm đầu tư XDCB, đơn vị tập trung đầu tư xây dựng trụ sở KBNN tỉnh, KBNN Sông Lô và KBNN Vĩnh Tường; còn nhóm mua sắm và sửa chữa tài sản có biến động gia tăng nhưng không lớn.

Bảng 3.2 Tình hình lập và phê duyệt dự toán đầu tư, mua sắm tài sản của KBNN Vĩnh Phúc

Đơn vị: 1000đ

STT Nội Dung Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 I Xây dựng dự toán 8.721.000 34.376.000 42.139.000 59.542.000 71.026.000

1 Đầu tư XDCB 4.600.000 31.000.000 38.000.000 52.000.000 66.000.000

2 Sửa chữa nhà cửa 1.274.000 1.260.000 2.110.000 4.335.000 2.450.000

3 Mua sắm tài sản 2.846.000 2.116.000 2.029.000 3.207.000 2.576.000

II Phê duyệt DT TW 5.790.348 3.627.233 8.951.006 21.102.905 17.226.967

1 Đầu tư XDCB 2.041.000 1.000.000 5.800.000 14.850.000 12.210.000

2 Sửa chữa nhà cửa 350.000 980.000 410.957 2.050.000 1.871.000

3 Sửa chữa ô tô 70.000 65.000 90.000 30.000 50.000

4 Mua sắm tài sản 3.329.348 1.582.233 2.650.049 4.172.905 3.095.967

III Tỷ lệ dự toán được duyệt 66,4% 10,55% 21,2% 35,46% 24,3%

Nguồn: KBNN Vĩnh Phúc

Tỷ lệ dự toán được KBNN TW duyệt năm 2012 là tương đối cao so với cả giai đoạn 2012 -2016, đạt 66,4%; các năm 2013 đến 2016, tỷ lệ được Trung ương duyệt thấp, trung bình đạt 22,87%/năm. Lý do, dự án đầu tư xây dựng trụ sở KBNN tỉnh không được thực hiện, do thủ tục hồ sơ XDCB chưa hoàn thành, nên không được ghi kế hoạch vốn hàng năm (bảng 3.2).

* Về hạn chế về lập dự toán

Một là: Việc phê duyệt dự toán hàng năm của KBNN Trung ương cho KBNN Vĩnh Phúc đạt rất thấp, trung bình đạt 24,1%. Điều này cho thấy, công tác khảo sát, lập dự toán đầu tư, mua sắm, sửa chữa tài sản của KBNN Vĩnh Phúc còn chưa sát với thực tế. Đặc biệt có lập đầu tư xây dựng trụ sở KBNN tỉnh, tuy nhiên không khởi công xây dựng được, nên dự toán đầu tư xây dựng không thực hiện được.

Hai là: Việc xây dựng dự toán mua sắm tài sản còn mang tính chất nhỏ lẻ, chưa tập trung; chỉ thực hiện việc mua sắm, trang bị theo quy định của Nhà nước mà chưa quan tâm tính toán hiệu quả sau đầu tư. Chưa gắn quản lý tài sản với lập dự toán, cấp phát và thanh quyết toán kinh phí về đầu tư, mua sắm, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng tài sản.

Ba là: Hầu hết KBNN trước khi lập dự toán mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc thường không tổ chức, rà soát, bố trí sắp xếp lại tài sản, trang thiết bị làm việc hiện có tại đơn vị theo tiêu chuẩn, định mức, nhất là các thiết bị tin học, dẫn đến dự toán được lập chưa sát với thực tế của đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài sản tại kho bạc nhà nước vĩnh phúc (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)