Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý và sử dựng tà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài sản tại kho bạc nhà nước vĩnh phúc (Trang 90 - 93)

5. Kết cấu của đề tài

3.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý và sử dựng tà

của Kho bạc nhà nước Vĩnh Phúc

3.3.3.1 Nguyên nhân khách quan

Những hạn chế trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thời gian qua của KBNN Vĩnh Phúc có thể được rút ra một số nguyên nhân chính như sau:

Thứ nhất: Do cơ chế, chính sách về quản lý đầu tư XDCB và mua sắm tài sản công nhằm thắt chặt chi tiêu công, giảm lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nhất là các năm 2011 và 2012, trong khi văn bản chỉ đạo của các cấp còn thiếu thống nhất,

thiếu đồng bộ, nhiều văn bản chưa kịp triển khai đã có văn bản khác thay thế, làm ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình quản lý tài sản của hệ thống Kho bạc Nhà nước.

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của các KBNN cấp huyện còn chưa tốt, ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ trong việc sử dụng tài sản nhà nước còn chưa cao, dẫn đến vi phạm Quy chế quản lý, sử dụng tài sản của đơn vị.

Thứ hai: Các chế tài về xử lý các sai phạm trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước còn chưa đồng bộ, chưa thiết thực; việc tổ chức xử phạt còn chưa kiên quyết, dẫn đến các tài sản hỏng hóc do nguyên nhân chủ quan đều sử dụng kinh phí NSNN để sữa chữa khắc phục.

Thứ ba: Trong thời gian thực hiện kế toán nội bộ phân tán, cán bộ kế toán nội bộ KBNN cấp huyện và cán bộ quản lý tài sản làm kiêm nhiệm với công tác quản lý quỹ NSNN, chưa được đào tạo bài bản, ít được tập huấn. Nên việc nắm bắt những chính sách, chế độ về quản lý tài sản còn chưa kịp thời.

3.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất: Lãnh đạo một số KBNN huyện, thị xã chưa nhận thức hết tầm quan trọng của công tác quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; chưa cập nhật thường xuyên các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản công. Việc theo dõi, hạch toán tài sản trên sổ sách kế toán của một số đơn vị còn chưa kịp thời; việc kiểm kê, kê khai, lập báo cáo tài sản còn bị coi nhẹ, cho nên việc tổng hợp báo cáo về tài sản của phòng Hành chính - Quản trị còn gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai: Tài sản nhà nước của KBNN Vĩnh Phúc được quản lý, sử dụng theo cơ chế khoán biên chế và kinh phí hoạt động. Tuy nhiên, quan hệ tài sản giữa nhà nước với đơn vị sử dụng tải sản cơ bản là cấp kinh phí theo danh mục tài sản đã được KBNN Trung ương phê duyệt. Vì thế, các cơ chế mới về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước chưa thực sự giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho thủ trưởng KBNN cấp dưới theo đúng nghĩa là “cơ chế khoán”; chưa gắn quản lý tài sản về hiện vật với quản lý, bảo vệ giá trị tài sản và hiệu quả sử dụng tài sản.

Thứ ba: Cơ chế quản lý tài sản nhà nước về mặt hiện vật mặc dù đã được KBNN Vĩnh Phúc ban hành bằng quy chế cụ thể, song vẫn chưa gắn kết chặt chẽ giữa tài sản với yêu cầu nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và hoạt động của KBNN cấp

dưới; quy chế còn mang tính hình thức, dẫn đến hiệu lực của Quyết định ban hành quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước không cao đối với công tác quản lý tài sản nhà nước.

Thứ tư: Do cán bộ làm công tác quản lý tài sản của KBNN cấp huyện kiêm nhiệm, công việc chuyên môn nhiều nên chưa dành nhiều thời gian cho công tác quản lý và sử dụng tài sản, dẫn đến việc tham mưu cho lãnh đạo KBNN cấp bị hạn chế.

Thứ năm: Công tác kiểm tra, giám sát tình hình quản lý tài sản nhà nước của cơ quan KBNN cấp trên đối với KBNN cấp dưới chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình. Mặt khác, việc quản lý theo dõi tài sản của các cơ quan KBNN chưa đầy đủ, kịp thời về số lượng, giá trị và tình hình biến động tài sản nhà nước thuộc phạm vi mình quản lý, dẫn đến nhiều tài sản hỏng hóc, thất thoát chưa được phát hiện và xử lý kịp thời.

Thứ sáu: Do việc tổ chức học tập, nghiên cứu chế độ chưa được thường xuyên; việc quán triệt, phổ biến văn bản chế độ chưa kịp thời, dẫn đến một số cán bộ tài vụ của KBNN cấp huyện còn chưa tinh thông nghiệp vụ, thiếu kinh nghiệm thực tiễn, chưa chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý tài sản nhà nước, có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào cấp trên nên quản lý, sử dụng tài sản hiệu quả còn chưa cao.

Thứ bảy: Trong thời gian thực hiện kế toán nội bộ phân tán, cán bộ kế toán nội bộ KBNN cấp huyện và cán bộ quản lý tài sản làm kiêm nhiệm với công tác quản lý quỹ NSNN, chưa được đào tạo bài bản, ít được tập huấn. Nên việc nắm bắt những chính sách, chế độ về quản lý tài sản còn chưa kịp thời.

Chương 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC VĨNH PHÚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài sản tại kho bạc nhà nước vĩnh phúc (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)