Tăng cường công tác quản lý chặt chẽ đầu tư, mua sắm tài sản nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài sản tại kho bạc nhà nước vĩnh phúc (Trang 101 - 103)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.3 Tăng cường công tác quản lý chặt chẽ đầu tư, mua sắm tài sản nhà nước

4.2.3.1. Tăng cường quản lý đầu tư XDCB và sửa chữa lớn nhà cửa, vật kiến trúc góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước

Đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo sử chữa lớn trụ sở KBNN, nhà phụ trợ, vật kiến trúc, lãnh đạo KBNN các cấp (chủ đầu tư) cần nâng cao chất lượng khảo sát, phân tích và lựa chọn phương án kỹ thuật ngay từ khâu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi, nhằm xác định chính xác tổng mức đầu tư, tổng dự toán công trình và dự toán chi tiết của các hạng mục; đảm bảo an toàn con người và tài sản KBNN.

Thực hiện nghiêm các quy trình, quy định về thủ tục hồ sơ đấu thầu; thuê công ty tư vấn chuyên nghiệp để đảm bảo tính công bằng, bí mật, lựa chọn được nhà thầu tốt nhất. Tăng cường quản lý tổ chức thi công, nghiệm thu, thanh toán vốn đầu tư chặt chẽ, không để gây nợ đọng trong XDCB.

Rà soát, quản lý chặt chẽ nguồn vốn đầu tư; thanh toán các khoản chi phí bảo đảm theo đúng dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chế độ quy định. Kiểm soát chặt chẽ chi đầu tư xây dựng cơ bản, triệt để tiết kiệm, thực hiện có

hiệu quả các biện pháp chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng mới, sửa chữa lớn tài sản KBNN, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN.

4.2.3.2. Hoàn thiện công tác quản lý mua sắm tài sản nhà nước đảm bảo công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả

(1). Quản lý mua sắm tài sản nhà nước theo mô hình tập trung

Thực hiện mô hình mua sắm tài sản công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo phương thức tập trung là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm khắc phục tiêu cực trong hoạt động mua sắm tài sản nhà nước, đảm bảo công khai, minh bạch, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, giảm các thủ tục hành chính và mua sắm được hàng hoá chất lượng cao. Cụ thể:

Về mô hình quản lý tổ chức mua sắm tập trung: Cần xây dựng Tổ chức chuyên trách về mua sắm tài sản, hàng hoá theo phương thức tập trung để đảm bảo tính chuyên nghiệp và phù hợp với mô hình kế toán tập trung của KBNN cấp tỉnh. Cụ thể:

- KBNN Trung ương, thành lập Tổ mua sắm tài sản công trực thuộc Vụ Tài vụ - Quản trị để thực hiện mua sắm tài sản tập trung cho tất cả các đơn vị thuộc và trực thuộc KBNN, thay cho việc các Cục, các trung tâm, đơn vị sự nghiệp vẫn tổ chức mua sắm tài sản công như hiện nay.

- KBNN tỉnh, thành thành lập Tổ mua sắm tài sản công trực thuộc Văn phòng để thực hiện mua sắm tài sản tập trung cho Văn phòng KBNN tỉnh và tất cả các đơn vị KBNN cấp huyện.

Về cách thức và quy trình mua sắm tập trung: Áp dụng việc mua sắm đối với những loại hàng hoá có nhu cầu sử dụng nhiều và tài sản có giá trị lớn. Tổ mua sắm tài sản được giao thực hiện các nhiệm vụ như sau:

- Lập danh mục tài sản cần mua sắm; xây dựng dự toán gói thầu; chuẩn bị thủ tục hồ sơ mời thầu;

- Tổ chức đấu thầu; thương thảo hợp đồng kinh tế, trình người có thẩm quyền ký hợp đồng trực tiếp với nhà cung cấp được lựa cho ̣n.

- Tổ chức tiếp nhận, nghiệm thu tài sản; hoàn tất các thủ tục trình người có thẩm quyền thanh lý hợp đồng;

- Phối hợp với Kế toán nội bộ KBNN, tính toán tạm giữ tiền bảo hành tài sản và thanh toán tiền mua hàng hoá cho nhà thầu;

- Tổ chức bàn giao tài sản cho các đơn vị sử dụng.

- Phối hợp với nhà thầu bảo hành, bảo trì tài sản mua sắm sau quá trình sử dụng.

(2). Quản lý mua sắm tài sản nhà nước theo mô hình phân tán

Việc mua sắm tài sản nhà nước theo mô hình phân tán là hình thức truyền thống từ trước đến nay cần được tiếp tục thực hiện để mua sắm tài sản có nhu cầu sử dụng ít và tài sản có giá trị nhỏ hoặc những nơi thuận tiện cho việc mua sắm. Theo đó, các KBNN khi có nhu cầu mua sắm tài sản sẽ được giao kinh phí và trực tiếp thực hiện việc mua sắm tài sản để phục vụ cho hoạt động của đơn vị.

Việc mua sắm tài sản phục vụ hoạt động của KBNN, thủ trưởng đơn vị khi phê duyệt danh mục dự toán mua sắm tài sản cần ưu tiên lựa chọn mua sắm tài sản phục vụ trực tiếp cho công tác chuyên môn. Việc phân chia các gói thầu đảm bảo đồng bộ theo chủng loại, thuộc dự án, đề án, chương trình và theo tính chất nguồn vốn; gói thầu có quy mô hợp lý, phù hợp với điều kiện, năng lực, trình độ của KBNN các cấp; tài sản phải có đầy đủ nhãn, mác… Công tác giao nhận tài sản, nghiệm thu phải đảm bảo chặt chẽ, khi mua sắm phải bảo đảm phản ánh đầy đủ chi phí trên chứng từ thanh toán để theo dõi phản ánh đúng nguyên giá tài sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài sản tại kho bạc nhà nước vĩnh phúc (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)