Phân cấp công tác quản lý tài sản của Kho bạc nhà nước Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài sản tại kho bạc nhà nước vĩnh phúc (Trang 63 - 68)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.1 Phân cấp công tác quản lý tài sản của Kho bạc nhà nước Vĩnh Phúc

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (2008) [20]; Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 3/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước [4]; Nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định về phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước [5]; Quyết định số 2286/2007/QĐ-BTC ngày 30/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về phân cấp quản lý tài chính, tài sản nhà nước trong các cơ quan trực thuộc Bộ [1]; Quyết định số 353/QĐ-KBNN ngày 9/5/2012; Quyết định số 1298/QĐ-KBNN ngày 25/12/2013 và Quyết định số 929/QĐ-KBNN ngày 5/11/2014 của Tổng giám đốc KBNN về việc phân cấp, uỷ quyền và tổ chức thực hiện lĩnh vực tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, ứng dụng công nghệ thông tin, mua sắm tập trung trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, dự án vay nợ, viện trợ thuộc Kho bạc Nhà nước [11].

Thẩm quyền quyết định đầu tư XDCB, sửa chữa nhà cửa và vật kiến trúc; mua sắm, sửa chữa tài sản cố định khác thì thực hiện phân cấp quản lý tài sản trong cơ quan KBNN. Cụ thể như sau:

3.2.1.1 Phân cấp về quản lý tài sản

(1). Giai đoạn 2012 -2013: Thực hiện phân cấp quản lý theo Quyết định số 353/QĐ-KBNN của Tổng giám đốc KBNN.

Về mua sắm tài sản hàng năm: Lãnh đạo KBNN phê duyệt kế hoạch, danh mục, dự toán mua sắm tài sản: Xe máy, máy phát điện, máy photocopy, thang máy; mua sắm nhỏ lẻ, thay thế, nâng cấp, bảo trì bảo dưỡng trang thiết bị công nghệ thông tin... được Bộ Tài chính giao.

Lãnh đạo KBNN tỉnh phê duyệt kế hoạch, danh mục, dự toán mua sắm tài sản: Két sắt, máy đếm, máy hút ẩm, giá kệ kho tiền, thang nâng, xe đẩy hàng, xe đẩy tiền; bàn, ghế, tủ, đồ gỗ; máy fax, ổn áp; máy bơm nước, máy hút bụi, điều hoá nhiệt độ, thiết bị âm thanh... mua sắm nhỏ lẻ, thay thế, nâng cấp, bảo trì bảo dưỡng

trang thiết bị công nghệ thông tin... được KBNN giao. Sửa chữa các loại tài sản: ô tô, máy phát điện, máy photocopy, máy điều hoà nhiệt độ...

Về đầu tư XDCB: Lãnh đạo KBNN Quyết định đầu tư xây dựng dự án nhóm B. Phê duyệt kế hoạch vốn dự án cải tạo, sửa chữa dưới 2 tỷ đồng đối với vốn không thường xuyên và quỹ phát triển hoạt động ngành của hệ thống và dự án cải tạo, sửa chữa từ 500 triệu đồng đến dưới 2 tỷ đồng sử dụng quỹ phát triển hoạt động ngành tại đơn vị.

Lãnh đạo KBNN tỉnh quyết định đầu tư và phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành dự án cải tạo, sửa chữa có tổng mức dưới 2 tỷ đồng; phê duyệt kế hoạch vốn đầu tư hàng năm dự án cải tạo, sửa chữa dưới 500 triệu đồng sử dụng quỹ phát triển hoạt động ngành tại đơn vị...

(2). Giai đoạn 2013 - 2014: Thực hiện phân cấp quản lý theo Quyết định số 1298/QĐ-KBNN ngày 25/12/2013 của Tổng giám đốc KBNN

- Về mua sắm tài sản: KBNN phê duyệt kế hoạch, danh mục tài sản, dự toán mua sắm hàng hoá, dịch vụ đối với tài sản cố định là xe máy, máy phát điện, máy photocopy, thanh máy và thiết bị tin học nhỏ lẻ.

KBNN tỉnh phê duyệt kế hoạch, danh mục tài sản, dự toán tài sản đặc thù và tài sản thông thường bao gồm: Két sắt, máy đếm, máy hút ẩm, giá kệ kho tiền, thang nâng tiền, xe đẩy tiền, xe đẩy hàng và nâng hàng tự động; bàn, ghế, tủ, đồ gỗ; máy fax, máy ổn áp, máy đun nước, máy bơm nước, máy hút bụi, máy huỷ tài liệu, máy điều hoà nhiệt độ, thiết bị âm thanh... các thiết bị tin học nhỏ lẻ loại trừ máy chủ, thiết bị an toàn bảo mật, an toàn dữ liệu, hạ tầng truyền thông. Phê duyệt kế hoạch sửa chữa lớn các loại tài sản: Ô tô, máy phát điện, máy photocopy, máy điều hoà nhiệt độ...

- Về đầu tư XDCB, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà cửa, vật kiến trúc:

KBNN phê duyệt kế hoạch vốn đầu tư và danh mục dự án đầu tư nhóm B và dự án nhóm C có tổng mức đầu tư từ 2 tỷ đồng trở lên; dự án cải tạo sửa chữa nhỏ (không làm tăng quy mô), sửa chữa lớn có tổng mức đầu tư dưới 2 tỷ đồng mà sử dụng nguồn thu sự nghiệp, Quỹ phát triển hoạt động ngành.

KBNN tỉnh quyết định đầu tư và phê duyệt quyết toán đầu tư dự án hoàn thành, sửa chữa nhà cửa vật kiến trúc có tổng mức vốn đầu tư dưới 2 tỷ đồng.

(3). Giai đoạn 2014 -2015: Thực hiện phân cấp quản lý theo Quyết định số 929/QĐ-KBNN của Tổng giám đốc KBNN.

- Việc mua sắm tài sản (bao gồm cả nguồn quỹ phát triển hoạt động ngành): Căn cứ vào dự toán hàng năm được giao, kế hoạch, danh mục tài sản mua sắm được Tổng giám đốc KBNN phê duyệt, giám đốc KBNN tỉnh triển khai mua sắm tài sản theo kế hoạch.

Theo quy định, KBNN Trung ương phê duyệt kế hoạch, danh mục tài sản, dự toán mua sắm hàng hoá, dịch vụ đối với tài sản cố định là xe máy, ô tô, máy phát điện, máy photocopy, thanh máy và thiết bị tin học. Trên cơ sở đó, KBNN TW tổ chức mua sắm theo hình thức tập trung tại Trung ương và trang cấp cho KBNN cấp dưới.

Các tài sản cố định thông thường như bàn ghế, máy điều hoà nhiệt độ..., tài sản công cụ, dụng cụ và các thiết bị tin học nhỏ lẻ, phải thay thế, nâng cấp, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa lớn các tài sản như ô tô, máy phát điện, máy photocopy, máy điều hoà nhiệt độ... giao cho KBNN tỉnh phê duyệt và được thực hiện mua sắm tại KBNN tỉnh.

Còn lại các tài sản là công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng, vật tư văn phòng... mà không nằm trong kế hoạch mua sắm được KBNN TW phê duyệt thì các KBNN huyện, thị xã và Phòng Giao dịch thực hiện mua sắm.

- Đối với đầu tư XDCB, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà cửa, vật kiến trúc (bao gồm cả nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp): Căn cứ dự toán được giao hàng năm, kế hoạch được KBNN phê duyệt, Tổng giám đốc thực hiện uỷ quyền cho giám đốc KBNN tỉnh quyết định đầu tư xây dựng và phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án đầu tư mới và cải tạo sửa chữa có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng.

Trường hợp sửa chữa thường xuyên nhà cửa, vật kiến trúc có giá trị dưới 300 triệu đồng, giám đốc KBNN tỉnh thẩm định và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, chỉ định thầu đơn vị thi công, ký hợp đồng thi công, tổ chức giám sát việc thực hiện và nghiệm thu công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; đồng thời

chịu trách nhiệm toàn diện đối với các công việc thuộc phạm vi thẩm quyền quyết định và quản lý của mình.

Sau khi công trình hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, giám đốc KBNN tỉnh chịu trách nhiệm thẩm tra, phê duyệt quyết toán công trình theo quy định; gửi báo cáo quyết định phê duyệt quyết toán công trình về Vụ Tài vụ - Quản trị KBNN ngày sau khi phê duyệt.

3.2.1.2 Phân cấp về sử dụng tài sản

Thủ trưởng các đơn vị thuộc KBNN Vĩnh Phúc thực hiện giao nhiệm vụ tương đối rõ ràng theo Quy chế quản lý, sử dụng tài sản và Quy chế quản lý ô tô, xe máy; theo đó trưởng các phòng nghiệp vụ, giám đốc các KBNN huyện, thị xã và các cá nhân được giao trực tiếp quản lý tài sản. Thường xuyên nhắc nhở cán bộ, công chứ c nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ tài sản công; quản lý, sử dụng tài sản tiết kiệm, chống lãng phí tại các đơn vị. Qua đó, tài sản của KBNN Vĩnh Phúc được quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn, chế độ; bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả phục vụ tốt cho các hoạt động chuyên môn của đơn vị.

Cán bộ công chức KBNN Vĩnh Phúc được giao nhiệm vụ quản lý, sử dụng tài sản của đơn vị nêu cao tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung của đơn vị, chấp hành tốt các nội quy quy định; giữ gìn không để tài sản bị hư hỏng, mất mát, sử dụng có hiệu quả. Thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo định kỳ và tiêu chuẩn kỹ thuật do hãng sản xuất quy định. Khi phát hiện nguyên nhân có thể làm hư hỏng tài sản thì chủ động báo với thủ trưởng đơn vị hoặc phòng Hành chính - Quản trị để có biện pháp xử lý ngay, hạn chế thấp nhất sự thiệt hại của tài sản và đảm bảo an toàn về con người.

3.2.1.3 Những hạn chế về phân cấp quản lý và sử dụng tài sản

Thứ nhất: Trong thời gian qua việc phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ, Bộ Tài chính và KBNN Trung ương có nhiều đổi mới, nhưng xét về tổng thể vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn và còn có những hạn chế, bất hợp lý nhất định trong phân cấp quản lý và sử dụng tài sản, do đó cơ chế phân cấp quản lý đầu tư, mua sắm tài sản của KBNN Trung ương chưa bao quát và có sự thay đổi thường xuyên, làm ảnh hưởng đến công tác quản lý.

Tại KBNN Vĩnh Phúc chưa ban hành văn bản nào về phân cấp đầu tư, mua sắm tài sản, mà phần lớn thực hiện theo quy định phân cấp của Trung ương; việc giao cho KBNN cấp huyện mua sắm tài sản còn chưa phân khai kế hoạch ngay từ đầu năm.

Thứ hai: Phân cấp nhưng chưa bảo đảm quản lý thống nhất, còn phân tán, trong việc phê duyệt đầu tư, mua sắm tài sản; việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa nghiêm, nên thời gian triển khai, thực hiện theo phân cấp chưa đảm bảo; chưa chú trọng việc thanh tra, kiểm tra của cấp trên đối với những công việc đã được phân cấp cho cấp dưới. Về nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trong việc thực hiện mua sắm, thanh lý tài sản chưa phân định rõ ràng, cụ thể giữa KBNN cấp tỉnh và cấp huyện; trách nhiệm của cá nhân trong việc trực tiếp tổ chức mua sắm tài sản chưa được nâng cao; cá biệt vẫn có hiện tượng phê duyệt mua sắm tài sản làm nhiều lần.

Thứ ba: Phân cấp nhiệm vụ quản lý đầu tư, mua sắm tài sản cho cấp dưới, nhưng chưa bảo đảm tương ứng các điều kiện cần thiết để thực hiện, còn thiếu sự ăn khớp, đồng bộ giữa cấp trên và cấp dưới; chưa có cơ chế khuyến khích cho cấp dưới chủ động tiết kiệm kinh phí hoặc tìm kiếm cân đối các nguồn lực tài chính để đầu tư, mua sắm tài sản theo các nhu cầu cụ thể của đơn vị mình.

Một số nội dung phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước đã được pháp luật quy định nhưng chậm được triển khai thực hiện hoặc thực hiện không triệt để. Mặt khác, các quy định phân cấp hiện hành chưa phù hợp với thực tiễn của KBNN cấp huyện, nên tạo ra sự trông chờ, ỷ lại vào cấp trên.

Thứ tư: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phân cấp quản lý tài sản nhà nước nói chung và tài sản trong các cơ quan KBNN nói riêng còn chưa đầy đủ, chưa phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành KBNN trong tình hình mới. Tính pháp lý quy định xác lập quyền sở hữu Nhà nước về tài sản tại các cơ quan KBNN chưa cao (đến nay nhiều đơn vị KBNN huyện, thị xã vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất); môi trường pháp lý về quản lý tài sản còn thiếu minh bạch, nên quản lý và sử dụng tài sản nhà nước chưa tiết kiệm, hiệu quả.

Thứ năm: Theo phân cấp quản lý, áp dụng hình thức kế toán tập trung, tài sản nhà nước được quản lý tập trung tại KBNN tỉnh, nên việc thanh lý tài sản tại các KBNN huyện gặp nhiều khó khăn. Cụ thể:

- Nếu thanh lý tập trung tài sản tại KBNN tỉnh, thì phải ra quyết định điều chuyển tài sản về tỉnh, phải có kho chứa tài sản đề nghị thanh lý...

- Nếu thanh lý tài sản phân tán tại các KBNN huyện thì phải lập nhiều Hội đồng thanh lý; thành viên Hội đồng thanh lý của KBNN tỉnh phải qua các KBNN huyện, thị xã xem xét, đánh giá tài sản, do vậy mất rất nhiều thời gian...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài sản tại kho bạc nhà nước vĩnh phúc (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)